Xay bột cho bé gồm những gì để đảm bảo dinh dưỡng?

Đến giai đoạn bắt đầu cho bé ăn dặm, các bà mẹ thường chọn cách xay bột cho con tại nhà để đảm bảo an toàn và cung cấp đủ dinh dưỡng cho trẻ thay vì tìm mua các loại bột có sẵn trên thị trường. Vậy các mẹ có biết xay bột cho bé gồm những gì để đảm bảo dinh dưỡng? Hãy tham khảo ngay những gợi ý dưới đây.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, thời điểm ăn dặm cho bé tốt nhất là sau 6 tháng. Ở giai đoạn này, hệ tiêu hóa của trẻ đã dần hoàn thiện và có khả năng hấp thu thức ăn ở dạng tinh bột mà không gặp quá nhiều khó khăn.Tuy nhiên, một số trẻ chóng lớn hơn bình thường thì có thể cho trẻ ăn dặm từ 4-6 tháng. Nhưng các mẹ vẫn nên lưu ý hỏi thăm ý kiến của các chuyên gia dinh dưỡng hoặc các bác sỹ để cho bé ăn dặm được an toàn hơn.

Xay bột cho bé gồm những gì để đảm bảo dinh dưỡng?

Dù bé mới ăn dặm lần đầu nhưng cũng giống như người lớn trẻ nhỏ cũng cần nguồn dinh dưỡng từ nhiều nhóm thực phẩm. Cụ thể là 4 nhóm chất dinh dưỡng: Nhóm tinh bột, nhóm đạm, nhóm vitamin và khoáng chất, nhóm chất béo.

Xay bột cho bé gồm những gì
Xay bột cho bé gồm những gì
  • Nhóm tinh bột: Bao gồm: Gạo, khoai tây…Không nên cho trẻ ăn thêm các loại thực phẩm khác như: Hạt sen, đậu xanh, gạo nếp…

Thành phần chính trong bột ăn dặm của bé là tinh bột. Đa phần các mẹ đều cho rằng, kết hợp nhiều các loại hạt khác nhau như đậu, hạt sen…xay cùng tinh bột sẽ cung cấp cho bé nhiều chất dinh dưỡng hơn. Thực tế, các loại hạt này có hàm lượng tinh bột và dinh dưỡng không nhiều. Đồng thời nếu không biết kết hợp có thể gây phản khoa học khiến trẻ khó tiêu, đầy hơi, không thể hấp thu dinh dưỡng.

  • Nhóm cung cấp chất đạm: Khi trẻ tròn 6 tháng tuổi mẹ chỉ nên cho trẻ ăn thịt nạc heo và trứng. Từ tháng thứ 7 trở đi thì nên tăng cường thêm các loại hải sản, ăn ít nhất 3 bữa 1 tuần và có 1 bữa cá béo.
  • Nhóm chất béo: Nên cho trẻ ăn xen cả dầu thực vật và mỡ động vật
  • Nhóm vitamin và khoáng chất: Bao gồm rau, củ, quả… Mẹ không nên cho bé ăn rau và củ cùng lúc.

Để trẻ tăng cân, các mẹ nên cung cấp cho trẻ các chất như đạm, chất bột đường, các loại vitamin và khoáng chất. Các loại thức ăn các mẹ có thể kết hợp trong cháo cho bé như: trứng, thịt, đậu, rau củ quả… Khi bé lớn hơn tầm 7-8 tháng tuổi, mẹ có thể cho bé kết hợp các loại hải sản và các thực phẩm khác như bún, phở…

Theo nghiên cứu của các chuyên gia dinh dưỡng, nguyên tắc quan trọng trong việc cho trẻ ăn dặm đó là ăn từ ít đến nhiều, từ lỏng đến đặc. Ban đầu cho trẻ làm quen dần với từng loại thực phẩm, chỉ ăn gạo tẻ trắng khi mới bắt đầu ăn dặm. Lưu ý khi mới bắt đầu ăn dặm, các mẹ không nên nêm gia vị cho bé cho tới khi bé được 1 tuổi.

Cách tự làm bột ăn dặm cho bé tại nhà

Cách làm bột tại nhà
Cách làm bột tại nhà

Để tự xay bột gạo cho bé ăn dặm, các mẹ chỉ cần chuẩn bị nguyên liệu chính trong món ăn dặm của bé là gạo tẻ và gạo nếp, làm theo một tỷ lệ nhất định và cho vào máy xay xay bột cho bé. Các mẹ có thể chế biến thêm cho một bát bột ăn dặm của bé thêm tinh bột, rau củ, dầu và chất đạm.

Nếu không có quá nhiều thời gian để nấu ăn cho trẻ, mẹ có thể chọn một số sản phẩm bổ sung chẳng hạn như bột ăn dặm có thành phần đa dạng từ rau củ quả và thịt,  chọn mua ở những địa chỉ uy tín đáng tin cậy để bảo đảm an toàn cho sức khỏe của bé. Việc làm này vừa tiết kiệm thời gian cho mẹ mà món ăn dặm của bé vẫn đủ vị và có đầy đủ dưỡng chất cần thiết.

Thời gian xay bột gạo cho bé ăn dặm trong vòng từ 2-3 phút. Sau khi kiểm tra thấy bột đã mịn, mẹ bắt đầu dùng rây để lọc lại thêm 1 lần và đem bảo quản để dùng dần. Hoặc có thời gian thì mẹ có thể xay mới trong mỗi lần chế biến để trẻ ăn ngon miệng hơn. Lưu ý nếu bảo quản bột, bạn không nên để quá lâu tránh bột cũ không tốt cho dinh dưỡng, sức khỏe cũng như hệ tiêu hóa của trẻ.

Bật mí mẹo giúp mẹ nấu bột thêm thơm ngon

Bí quyết mẹ nấu bột thêm thơm ngon
Bí quyết mẹ nấu bột thêm thơm ngon

Để bát bột ăn dặm được thơm ngon hơn, mẹ nên xào chín thịt trước rồi để cho bé dùng dần trong ngày. Đầu tiên hòa bột gạo với nước, mẹ nên hòa cùng với nước lạnh để tránh bột gạo bị vón cục. Trẻ sẽ dễ ăn hơn khi bột mẹ nấu loãng, nên mẹ hãy chú ý nhé.

Bắc nồi lên bếp và đun với lửa to, khuấy liên tục bị bột không bị vón cục. Sau khi bột đã sôi, mẹ dặn nhỏ lửa và khuấy nhẹ nhàng cho đến khi bột có độ kết dính, thông thường thời gian này khoảng 10 phút. Khi bột gần được thì mẹ cho thêm vài muỗng thịt đã xào trước vào nấu cùng đến khi sôi đều là được. Đổ bột ra đĩa cho bớt nóng là mẹ đã có thể cho bé ăn ngay.

Khi mới cho bé dùng bột ăn dặm, bởi vì mùi vị mới lạ nên trong những ngày đầu bé sẽ ăn rất nhanh và nhiều. Nhưng không vì thế mà mẹ cố tình cho bé ăn quá no vì sẽ khiến bé bị đầy bụng hoặc khó tiêu.

Hãy đảm bảo mẹ nấu bột đã chín. Một số mẹ khi thấy khi bột đã có độ kết dính mà tắt bếp luôn. Đây là một trong những nguyên nhân khiến bé cảm thấy chán ăn, thời gian tiêu hóa thức ăn lâu, dạ dày non nớt của bé bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Bữa ăn của bé nên được thay đổi một cách đa dạng để kích thích vị giác. Mẹ nên thêm một chút rau xanh cùng thịt tới các loại dầu có nguồn gốc thực vật hoạt động vật để đảm bảo các nhóm chất được cung cấp một cách đầy đủ.

Trẻ trong thời kỳ dùng bột ăn dặm vẫn phải coi sữa là nguồn dinh dưỡng chính. Mẹ chỉ nên cho bé sử dụng hai bữa bột ăn dặm mỗi ngày vào bữa trưa và bữa tối. Đây chỉ là giai đoạn tập ăn của trẻ, tiếp xúc với những nguồn thực phẩm khác sữa mẹ. Nếu bé không ăn được nhiều mẹ cũng không cần quá lo lắng nhé.

Ngoài ra, bạn cũng nên học thêm tiếng Anh tại trang web TuhocPTE.vn để có kiến thức chăm sóc trẻ em nhé!

Trên đây là tổng hợp của chúng tôi giúp giải đáp thắc mắc “Xay bột cho bé gồm những gì để đảm bảo dinh dưỡng?”, cũng như cũng kinh nghiệm chuẩn bị cho giai đoạn ăn dặm của trẻ. Hi vọng những chia sẻ này có thể giúp bạn có thêm thông tin và lựa chọn được những điều tốt nhất cho bé yêu của mình.

Chúc chị em thành công!

Leave a Comment