Vì sao mắt bé bị đổ ghèn nhiều khiến trẻ khó mở mắt khi ngủ dậy và dễ bị ngứa ngáy khó chịu. Vậy khi mắt bé gặp phải tình trạng này, các mẹ cần làm gì để loại bỏ ghèn nhanh chóng? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Đổ ghèn là tình trạng phổ biến ở trẻ sơ sinh và thường do ống tuyến lệ bị tắc không gây nên biến chứng viêm, nếu bé nằm trong trường hợp này thì có thể điều trị tại nhà. Tuy nhiên mắt bé bị đổ ghèn nhiều cùng với các triệu chứng khác ở mắt như đỏ, sưng hoặc đau có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng hoặc bệnh lý về mắt, cần đưa trẻ sơ sinh đến các cơ sở y tế để được khám, chữa bệnh.
Vì sao mắt bé bị đổ ghèn nhiều?
Trẻ sơ sinh thường bị ra nhiều ghèn ở mắt. Đây là hiện tượng nhiễm trùng mắt thông thường ở trẻ sơ sinh, các mẹ không cần phải quá lo lắng. Nguyên nhân gây ra một số tình trạng này bao gồm:
Dịch nước ối và máu chảy vào mắt bé lúc sinh
Đối với những bé mới sinh các mẹ không cần phải quá lo lắng, vì lúc này mắt trẻ sơ sinh bị ghèn và chảy nước. Hiểu sâu hơn thì đây chỉ là hiện tượng nhiễm trùng nhẹ ở mắt thông thường. Dịch nước ối và máu chảy vào mắt trẻ lúc sinh có thể là nguyên nhân của tình trạng này.
Trẻ sơ sinh bị tắc tuyến lệ
Ước tính có đến 10% trẻ sơ sinh gặp phải tình trạng này. Nếu trẻ sơ sinh bị chảy nước mắt kể cả khi không khóc nhè hay ăn vạ thì có thể con đã bị ghèn do nguyên nhân tắc tuyến lệ. Bình thường mắt con sẽ có hiện tượng đỏ ngầu do viêm, nghiêm trọng hơn thì nhiễm trùng thứ phát có thể xảy ra dẫn đến hình thành mủ.
Trẻ sơ sinh bị viêm kết mạc
Vi khuẩn ở mắt có thể dẫn đến nhiễm trùng cùng với các triệu chứng thông thường như mắt có mủ và ghèn khiến cho hai mắt của bé bị dính chặt lại với nhau. Đây là hiện tượng có thể xảy ra ở một hoặc cả hai mắt của bé.
Mẹ giữ vệ sinh mắt cho trẻ kém
Giữ vệ sinh mắt cho trẻ kém cũng làm cho ghèn xuất hiện nhiều, khiến trẻ khó mở mắt khi ghèn bết dính lại. Nếu khâu chăm sóc mắt bé không tốt, để lâu ngày rất dễ dẫn đến tình trạng viêm kết mạc.
Do tay bẩn chạm lên mắt
Trẻ thường có thói quen nghịch ngợm khiến chân tay lấm bẩn. Chúng ta thường không để ý, nhưng nếu chẳng may bé đưa tay bẩn lên chà xát vào mắt thì sẽ tạo ra nguy cơ mắt trẻ sơ sinh bị ghèn nhiều. Tuy nhiên, các mẹ cũng chớ lo lắng quá vì với nguyên nhân này chúng ta chỉ cần rửa sạch bằng nước ấm rồi con sẽ tự khỏi ngay thôi.
Có vật thể lạ trong mắt
Thật khó tránh khỏi những trường hợp trẻ bị cát, bụi… bay vào mắt khi trong nhà. Sẽ không có vấn đề gì nếu các loại hạt nhỏ này được loại bỏ luôn nhưng nếu không, như phản ứng bình thường của cơ thể sẽ tự động tạo ghèn ở mắt của bé.
Ngoài ra, các mẹ thông thái cũng cần lưu ý nếu các bé có biểu hiện bị nhiễm trùng mắt và không khỏi khi được điều trị bằng kháng sinh thì cần xem xét đến khả năng có vật lạ vẫn còn nằm trong mắt của trẻ.
Mắt bé bị đổ ghèn nhiều khi nào cần đi khám bác sĩ
Trẻ sơ sinh bị đổ ghèn hoặc chảy nước mắt nên đi khám bác sĩ nhi khoa hoặc bác sĩ chuyên khoa mắt để tìm ra nguyên nhân của vấn đề, kiểm tra các dấu hiệu nhiễm trùng để nhanh chóng điều trị. Hãy nhớ đưa trẻ đi khám nếu ống dẫn nước mắt của chúng vẫn bị tắc sau 6 đến 8 tháng. Trẻ sơ sinh có dấu hiệu nhiễm trùng mắt nên đi khám bác sĩ ngay lập tức. Dấu hiệu nhiễm trùng mắt có thể bao gồm:
- Mắt đỏ, đau hoặc sưng húp
- Mí mắt sưng
- Mủ màu vàng hoặc màu xanh lá cây
- Một vết sưng hoặc sưng ở khóe trong của mắt
Mắt bé bị đổ ghèn nhiều, mẹ phải làm sao?
Các mẹ sau khi nhận thấy bé có dấu hiệu mắt bị đổ ghèn nhiều, việc cần làm đầu tiên chính là vệ sinh mắt thường xuyên bằng nước muối sinh lý NaC1 0.9% để làm ướt và loại bỏ ghèn một cách dễ dàng hơn. Đối với những trường hợp nhẹ, các mẹ chỉ cần nhỏ khoảng từ 3 – 5 ngày là khỏi. Nếu bệnh không có dấu hiệu thuyên giảm mà còn kèm theo các biểu hiện đau nhức mắt, sưng tấy, mẹ cần cho bé đi khám càng sớm càng tốt.
Việc điều trị ghèn nhiều ở mắt cho bé dùng thuốc kháng sinh có thể đem lại hiệu quả. Tuy nhiên, thuốc kháng sinh nếu dùng không đúng cách có thể sẽ gây phản tác dụng, vì vậy các mẹ cần hỏi ý kiến trước khi cho bé dùng.
Các mẹ ngoài ra cũng có thể dùng khăn nhúng nước ấm rồi massage nhẹ nhàng vùng mắt và mũi của bé khoảng 2 – 3 lần/ ngày. Việc làm này sẽ giúp đẩy nhanh các chất dịch nhầy bị tắc trong ống dẫn ra ngoài. Nếu mắt bé bị đổ ghèn cho dị ứng bạn cần xác định đúng nguyên nhân và giữ cho trẻ tránh xa chất này.
Cách chăm sóc mắt bé sơ sinh bị ghèn
Tùy vào từng trường hợp mắt bé sơ sinh bị đổ ghèn là do nguyên nhân gì sẽ có những cách chăm sóc cụ thể khác nhau. Với tình trạng này sẽ gây khó khăn cho bé trong việc mở mắt do rỉ ghèn nhiều, các mẹ cần vệ sinh mắt ngay để tránh rỉ mắt khô và đóng tảng. Để loại bỏ rỉ ghèn ở mắt các mẹ cần lưu ý:
- Dùng bông gòn nhúng vào nước ấm pha cùng với ít muối và lau mắt cho bé thật nhẹ nhàng
- Chỉ nên lau bên nào bị rỉ mắt
- Mỗi ngày vệ sinh mắt cho bé 2 – 3 lần hoặc lau bất cứ khi nào thấy rỉ ghèn mắt nhiều
- Các mẹ có thể sử dụng nước muối sinh lý nhỏ mắt cho bé, nhưng cần hỏi qua ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện
Trẻ bị đau mắt đỏ
Một số biểu hiện trẻ đau mắt đỏ các mẹ chú ý đó là mắt bé thường bị đỏ và đổ nhiều ghèn, đỏ một bên và lây sang hai bên, buổi sáng ngủ dậy có nhiều ghèn hơn trong mắt, trẻ sơ sinh bị chảy nước mắt và có ghèn, ghèn mắt bé có màu xanh hoặc vàng, trẻ hay dụi mắt…
Để giảm hiện tượng đau mắt cho bé trong trường hợp này các mẹ cần:
- Dùng bông lau ghèn mắt cho trẻ ít nhất 2 lần trên ngày để làm sạch mắt
- Nếu trẻ chỉ đau 1 bên mắt thì chỉ nên tra thuốc vào mắt bị đau, không tra thuốc cả 2 mắt vì có nguy cơ gây nhiễm khuẩn
- Vệ sinh tay chân cho bé cẩn thận và không để bé dụi mắt
- Đưa bé đi khám càng sớm càng tốt và nhỏ mắt theo sự hướng dẫn của bác sĩ
- Tuyệt đối không sử dụng một số bài thuốc dân gian để điều trị vì có thể gây hại và tổn thương cho mắt của trẻ
Mắt trẻ sơ sinh bị ghèn do nhiễm trùng nặng
Với những trường hợp trẻ sơ sinh bị đau mắt có ghèn do nhiễm trùng nặng các mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để được thăm khám kịp thời. Việc sử dụng nước muối hay nước ấm hay các biện pháp chăm sóc tại nhà thường không thể tiêu diệt được vi khuẩn gây bệnh về mắt cho bé.
Trên đây là những thông tin về tình trạng mắt bé bị đổ ghèn nhiều với trường hợp này các mẹ cũng không cần quá lo lắng. Nên bình tĩnh tìm hiểu nguyên nhân, đồng thời giúp bé vệ sinh mắt sạch sẽ. Nếu tình trạng này kéo dài và kèm theo các triệu chứng khác hãy đưa bé đến bệnh viện để được kiểm tra.