Trẻ sơ sinh nhiều ngày không đi ngoài có sao không?

Trẻ sơ sinh nhiều ngày không đi ngoài khiến nhiều bậc cha mẹ lo lắng vì sợ bé bị táo bón hoặc mắc các bệnh về đường tình ruột. Nhiều mẹ còn đặc biệt băn khoăn vì sao cho con bú mẹ hoàn toàn mà bé vẫn không đi ngoài? Hãy để chúng tôi giải đáp các thắc mắc này trong những bài viết sau đây nhé.

Cấu tạo hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh

Cấu tạo hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh cũng tương tự như người trưởng thành bao gồm: ống tiêu hóa (miệng, hầu, thực quản, dạ dày, ruột già, ruột non, trực tràng, ống hậu môn và hậu môn) và các cơ quan, cấu trúc hỗ trợ (răng, môi, má, lưỡi, tuyến nước bọt, gan, túi mật và tụy).

Nhưng cấu tạo hệ tiêu hóa ở trẻ chưa được hoàn thiện và rất dễ bị tổn thương. Cụ thể, niêm mạc miệng của bé rất mềm và có nhiều mạch máu nhưng dễ bị khô. Vì vậy nên vi khuẩn dễ dàng xâm nhập và gây viêm nhiễm.

  • Ruột và thực quản

Trẻ sơ sinh ruột dài hơn người lớn gấp 7 – 8 lần chiều dài của cơ thể trẻ. Trong những năm tháng đầu đời, ruột sẽ phát triển nhanh với nhiều nếp nhăn và mạch máu. Tuy nhiên, khả năng hấp thu và vận động vẫn rất yếu so với người trưởng thành.

  • Dạ dày

Dạ dày của trẻ sơ sinh có cấu tạo nằm ngang và cao. Các cơ của cơ quan này còn yếu và hay co thắt bất thường. Thành phần dịch vị trong dạ dày của trẻ tương tự như người lớn nhưng nồng độ và mức độ hiệu quả trong tiêu hóa thức ăn thì kém hơn.

  • Tụy và gan

Hoạt động của tụy cũng rất yếu, phải đến khi trẻ được 5 – 6 tuổi thì hiệu quả hoạt động của cơ quan này mới giống người trưởng thành. Còn gan thì cần nhiều thời gian hơn, phải đến khi trẻ được khoảng 8 tuổi thì vai trò của gan mới được hoàn thiện.

Từ những phân tích cấu tạo của hệ tiêu hóa trên, chúng ta có thể thấy rằng hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh rất yếu, và chỉ cơ thể sử dụng sữa mẹ hoặc sữa công thức. Ngoài ra, độ pH trong dịch dạ dày của trẻ sơ sinh rất cao, các bé chỉ tiêu hóa tốt các thành phần dinh dưỡng trong sữa mẹ.

Đối với sữa công thức thì cần nhiều thời gian hơn để tiêu hóa, cụ thể trẻ mất khoảng 2 – 2,5 giờ hấp thụ hoàn toàn sữa mẹ trong 1 lần bú no, nhưng với sữa công thức thì thời gian này là 3 – 4 giờ.

Ngoài ra, một số thành phần trong sữa công thức có thể không được cơ thể bé hấp thụ. Tuy nhiên, với sữa mẹ thì hoàn toàn khác. Ngoài việc cung cấp đầy đủ dinh dưỡng dễ hấp thụ, sữa mẹ còn có vai trò nâng cao sức đề kháng và hạn chế các vấn đề rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Trong đó có tình trạng táo bón và trào ngược dạ dày.

Trẻ sơ sinh đi ngoài mấy lần là bình thường?

Đối với giai đoạn 3 tháng đầu sau sinh, nếu trẻ bú hoàn toàn sữa mẹ thì sẽ đi ngoài từ 3 – 5 lần/ ngày. Phân trẻ thường có màu vàng, sệt không thành khuôn và có mùi chua. Trường hợp mẹ cho bé uống thêm sữa công thức xen kẽ thì số lần bé đi ngoài sẽ giảm đi và đặc lại, có mùi thối.

Sau thời gian các mẹ ở cữ thì chu trình đại tiện của bé cũng có sự thay đổi rõ rệt, lúc này khoảng cách giữa mỗi lần đi ngoài có thể lên 2 – 3 ngày. Đặc biệt với những trẻ uống sữa công thức, giai đoạn này trẻ đã phát triển cơ thể hoàn chỉnh hơn nên cũng hấp thụ các dưỡng chất trong sữa tốt hơn. Phải 2 – 3 ngày trẻ mới có đủ lượng chất thải để tống ra ngoài. Tuy nhiên vẫn có một số trẻ đi ngoài đều đặn 1 – 2 lần trong ngày.

Nguyên nhân trẻ sơ sinh nhiều ngày không đi ngoài

Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng trẻ sơ sinh nhiều ngày không đi ngoài, trong đó có các nguyên nhân bình thường nhưng cũng có trường hợp đáng lo ngại mà các bậc cha mẹ hết sức chú ý. Theo các chuyên gia cho biết, trẻ bú mẹ thường ít bị táo bón và hệ tiêu hóa hoạt động cũng tốt hơn so với trẻ bú sữa công thức. Vì vậy nếu trẻ sơ sinh nhiều ngày không đi ngoài cũng là hiện tượng đáng lo ngại.

  • Do táo bón

Trẻ sơ sinh nhiều ngày không đi ngoài nguyên nhân đầu tiên khiến trẻ táo bón do chế độ dinh dưỡng không hợp lý của mẹ. Các mẹ ít ăn các loại rau quả xanh dẫn đến nguồn sữa của trẻ không được đủ lượng chất xơ khiến cho trẻ táo bón. Ngoài ra, ít uống nước hay ăn ít chất xơ trong khi ăn quá nhiều chất đạm cũng gây nên tình trạng đi ngoài, khó tiêu.

Các mẹ hãy để ý và quan sát phân của bé có màu sắc và dạng như thế nào, nếu phân trẻ vẫn mềm và có nước khi đi ngoài không phải rặn thì xem là bình thường. Còn với trường hợp phân cứng, chắc và trẻ có biểu hiện đau đớn khi rặn thì có thể là do táo bón.

  • Do bệnh lý nguy hiểm

Trẻ sơ sinh ở giai đoạn 0 – 6 tháng, một số bệnh lý thường gặp gây ra tình trạng trẻ không đi ngoài được là trẻ bị tắc ruột hoặc lồng ruột. Dấu hiệu để mẹ nhận biết bệnh lý này là khi trẻ có các triệu chứng khác đi kèm như khóc ré lên vì đau bụng, bụng chướng và căng phình, không đánh rắm được, không đi ngoài được và bị nôn ói nhiều.

Với những trẻ sơ sinh đánh hơi nhiều nhưng không đi ngoài, dù vậy trẻ vẫn ăn và chơi ngoan thì có thể chỉ bị táo bón. Mẹ không cần quá lo lắng mà chỉ cần thay đổi lại chế độ ăn uống khoa học hơn là được.

Trường hợp trẻ sơ sinh chậm đi ngoài

Nếu thấy trẻ có tình trạng đi ngoài ít, cách từ 3 – 5 ngày mới đi 1 lần kèm theo chảy máu thì trẻ bị mắc hiện tượng chậm đi ngoài. Nguyên nhân chính gây ra hiện tượng này là do các chức năng của cơ năng và thực thể.

– Do cơ năng: Sữa mẹ nóng, ít chất xơ hoặc em bé ít bú sữa mẹ. Những nguyên nhân này không đáng lo ngại, các mẹ chỉ cần thay đổi chế độ dinh dưỡng hoặc cố gắng cho trẻ bú mẹ nhiều hơn.

– Do thực thể: Đối với trẻ bị suy giáp trang hoặc phình đại tràng bẩm sinh, hẹp hậu môn. Tình trạng các bậc cha mẹ cần đưa trẻ đến các bệnh viện để thăm khám và chẩn đoán sớm.

Cách xử lý hữu hiệu khi trẻ sơ sinh nhiều ngày không đi ngoài

Nếu trẻ mắc các triệu chứng thể hiện nguy cơ bị bệnh lý nguy hiểm, các bậc cha mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện để được chẩn đoán và có phác đồ điều trị phù hợp nhất. Còn trong các trường hợp trẻ không đi ngoài được do táo bón, các mẹ có thể thử áp dụng các cách sau để giúp cải thiện tình trạng này cho trẻ.

1. Mát xa bụng

Áp dụng phương pháp mát xa theo chiều kim đồng hồ cho trẻ, đặt 3 món tay hoặc cả bàn tay lên bụng, nhẹ nhàng xoa bóp theo đúng chiều kim đồng hồ quanh rốn, xoa chậm và đôi khi cần thao tác ấn nhẹ xuống. Tập trung xoa nhiều ở phần bụng cách rốn khoảng 5cm, đặc biệt ở phía sườn bên trái của bé. Thời gian mát xa khoảng 5 – 10 phút là phù hợp, mát xa bụng cho trẻ giúp kích thích đại tràng co bóp để trẻ dễ dàng đi ngoài hơn.

2. Tập thể dục cho bé

Mẹ cho bé nằm ngửa trên giường, hai chân hướng về phía mẹ. Sau đó nhẹ nhàng di chuyển chân của bé theo vòng tròn giống như đang đạp xe đạp. Điều này sẽ giúp bé đi ngoài dễ dàng hơn.

3. Thụt hậu môn

Nếu các mẹ đã mát xa bụng nhưng bé vẫn táo bón không đi đại tiện thì các mẹ có thể thử bằng phương pháp thụt hậu môn. Với công thức trộn mật ong cùng nước theo tỉ lệ 1:1 và thao tác thụt hậu môn nhẹ nhàng cho bé.

4. Đổi nhãn hiệu sữa

 Nếu bé đang uống sữa công thức thì mẹ có thể hỏi ý kiến bác sĩ về việc đổi nhãn hiệu sữa mới cho bé.

5. Thay đổi chế độ dinh dưỡng

Nếu bạn đang nuôi con bằng sữa mẹ thì chế độ ăn uống của mẹ cũng rất quan trọng. Kiêng khem quá mức hay ăn uống vô tội vạ, dưa thừa chất dinh dưỡng đều không tốt cho trẻ nhỏ. Đặc biệt, trong vòng 6 tháng đầu cho con bú, mẹ cần tăng lượng calo tiêu thụ mỗi ngày thêm từ 5 – 600 calo. Mẹ có thể ăn kèm thêm nhiều bữa phụ trong ngày để cơ thể nhận đủ chất dinh dưỡng.

Ngoài ra, mỗi bữa ăn cũng cần có nhiều rau xanh và trái cây để sữa mẹ đủ chất xơ, giúp bé không bị táo bón.

Trẻ sơ sinh nhiều ngày không đi ngoài nguyên nhân và cách khắc phục trên đây, hy vọng sẽ giúp các bậc cha mẹ hiểu hơn về hệ tiêu hóa của con mình và chăm sóc con khỏe mạnh!

Leave a Comment