Trẻ sơ sinh không chịu bú bình, phải làm sao?

Trẻ sơ sinh không chịu bú bình phải làm sao? là câu hỏi chung của rất nhiều bà mẹ, nhất là những người chuẩn bị đi làm. Theo các chuyên gia việc giáo dục sớm, tập cho bé bú bình mẹ cần phải kiên nhẫn đồng thời phải tìm hiểu nguyên nhân vì sao bé không bú bình từ đó mới có cách khắc phục hiệu quả.

1. Vì sao trẻ sơ sinh không chịu bú bình

Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh lười bú bình. Một số nguyên nhân phải kể đến đó là:

– Bé chưa thực sự đói; Bình thường trẻ có thể ti mẹ mọi lúc kể cả khi không đói, vì trẻ thích cảm giác mềm mại và mút mát nằm trong lòng mẹ. Nên mẹ nhầm tưởng rằng con rất nhanh đói và cho bú bình theo thời gian bú mẹ. Tuy nhiên, trẻ chỉ bú bình khi cảm thấy thực sự đói, nếu cho trẻ bú khi không đói chúng sẽ không hợp tác và quấy khóc.

– Bé chưa quen với bình: Nhiều trẻ chưa tập làm quen sớm với việc bú bình thì cần phải có thời gian để cho trẻ biết cách bú bình, làm quen với ti bình.

– Do núm ti bình quá cứng: Trẻ quen với ty mẹ sẽ thấy một số loại núm ty bình cứng hơn, khó mút sữa hơn nên trẻ không hợp tác.

– Chưa quen sữa bột: Nhiều mẹ không vắt sữa cho bé bú hoặc không có đủ sữa nên sử dụng sữa công thức để thay sữa mẹ cho trẻ. Nhưng trẻ có thể chưa quen mùi vị sữa công thức nên từ chối và không chịu ti bình.

– Do trẻ mọc răng: Nhiều trẻ đến giai đoạn này xuất hiện tình trạng chống đối với bú bình, do trẻ đang ngứa lợi nên thích cắn chặt răng vào núm ti chứ không chịu mút sữa.

– Sữa mẹ nhạt hơn khi bú bình: Lipase là enzym phân hủy các phân tử chất béo trong sữa mẹ. Sữa mẹ sau khi được hút và cho vào bình có thể chứa lượng enzyme lipase cao hơn bình thường dẫn đến hương vị sữa nhạt đi. Trẻ sơ sinh bú bình sẽ có cảm giác sữa mẹ hơi nhạt hơn khi bú mẹ trực tiếp.

– Ngoài ra, có thể trẻ sơ sinh không chịu bú bình là do người lạ cho bú hoặc tư thế bú bình bố mẹ chọn không phù hợp với con làm con khó chịu.

Tại sao bé không chịu bú bình
Tại sao bé không chịu bú bình

2. Vậy trẻ sơ sinh không chịu bú bình, mẹ phải làm sao?

Trẻ sơ sinh không chịu bú bình hoặc đột nhiên bỏ bú bình làm cho các bậc cha mẹ lo lắng vì sợ không cung cấp đủ dinh dưỡng cho con. Vì vậy, nhiều người băn khoăn không biết nên phải làm sao để cải thiện. Một trong những cách để cho bé làm quen với việc bú bình có thể áp dụng các cách sau:

Nên cho trẻ bú bình khi trẻ thực sự đói

Nếu ép trẻ bú bình ngay cả khi trẻ không đói thì việc phản đối và không hợp tác là điều rất bình thường, không những thế còn làm trẻ sợ hãi. Hãy để trẻ thực sự cảm thấy đói, cần nạp năng lượng khi đó cho bú bình trẻ có thể hợp tác hơn, nếu trẻ đã ăn dặm không nên áp trẻ ăn nhiều thức ăn quá mỗi bữa ăn, như vậy trẻ sẽ no và giảm bớt lượng uống sữa.

Tạo môi trường thích hợp khi cho bé

Khi cho trẻ bú bình, nên để cho trẻ trong môi trường yên tĩnh, không tạo ra những yếu tố thu hút trẻ khiến trẻ mất tập trung. Trẻ có thói quen ngậm ti giả hoặc đang trong giai đoạn mọc răng thì trước khi đến giờ bú bình vài phút có thể cho trẻ ngậm núm ti giả hoặc nhai trước, sau đó mới lấy núm ti giả ra và thay bằng sữa bình.

Nên bắt đầu cho trẻ học cách bú bình bằng sữa mẹ

Trẻ vốn quen với việc sử dụng sữa mẹ, nên khi học cho bú bình nên vắt sữa mẹ vào bình và cho trẻ tập bú bình, trẻ quen với sữa mẹ rồi nên việc hợp tác sẽ dễ dàng hơn. Sau khi quen bố mẹ có thể đổi sang sữa công thức. Tuy nhiên, nếu được thì tốt nhất vẫn duy trì cho trẻ bú sữa mẹ bằng cách vắt sữa để đảm bảo nguồn dinh dưỡng cân bằng tốt nhất khi con còn bé.

Cách để bé sơ sinh chịu bú bình
Cách để bé sơ sinh chịu bú bình

Thay đổi núm bình mềm hơn

Trẻ sơ sinh không chịu bú bình cũng có thể do núm ti quá cứng làm trẻ không thích, khó bú mỗi lần bú bình. Nên đổi loại mềm mại và phù hợp với con.

Trường hợp dù làm mọi cách mà trẻ vẫn không hợp tác với việc bú bình, để cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho trẻ, bạn nên:

Dùng thìa đút sữa cho trẻ

Dù phương pháp này khá tốn công sức nhưng cũng không quá thực hiện nếu trẻ nhất quyết không bú bình mà cũng không thể bú mẹ được. Nên cho trẻ dùng thìa uống sữa để giúp trẻ cung cấp đủ dinh dưỡng.

Dùng cốc

Đối với trẻ lớn thì có thể cầm cốc để uống, nhưng nên chọn loại cốc an toàn cho bé và dễ uống không gây sặc sữa.

Nguồn dinh dưỡng từ sữa rất quan trọng với trẻ dưới 1 tuổi, nên cố gắng áp dụng biện pháp trên để cung cấp đủ dinh dưỡng từ sữa cho bé. Nhưng nếu trẻ vẫn uống được quá ít sữa thì có thể tăng thực đơn ăn dặm lên một lượng vừa đủ với đầy đủ các nhóm dưỡng chất cho bé.

Không luyện cho bé bú bình quá sớm

Các bậc cha mẹ không nên tập cho bé bú bình trước 2 tháng tuổi, cho dù mẹ có chọn cách vắt sữa cho vào bình của con đi nữa. Nếu được làm quen với bình sữa quá sớm, bé có thể sẽ quen với bú bình mà từ chối ti mẹ khiến việc nuôi con bằng sữa mẹ kết thúc sớm.

Nên tập bú bình cho bé khoảng 2 tuần

Trước khi đi làm các mẹ nên huấn luyện bé khoảng 2 tuần để bú bình để bé chấp nhận kỹ năng mới này. Nhưng nên vắt sữa mẹ vào bình sữa để bé vừa học bú bình vừa không lãng phí nguồn sữa mẹ.

Nên tập cho bé bú bình
Nên tập cho bé bú bình

Nên nhờ người khác cho bé bú bình

Do trẻ đã quen với hơi mẹ và được bú mẹ nên nhiều bé quyết định không bú bình. Có bé thấy mẹ cầm bình sữa ở gần hay trong phòng thì cũng phản đối và khóc đòi ti mẹ. Vì vậy nên để ông bà hoặc bố của bé cho bé tập bú bình sẽ hiệu quả hơn.

Kiên nhẫn khi tập cho bé bú bình

Các mẹ khi tập cho bé bú bình cần kiên nhẫn, vì bé có thể chống đối mãnh liễn vì ghét núm vú bình. Nếu kiên trì và tập cho bé dần thì sẽ thành công.

Thay đổi vị trí cho bé bú bình

Một số bé chịu bú bình nếu được ở trong môi trường quen thuộc khi bú mẹ. Nhưng cũng có bé chỉ chịu bú bình khi được bế thẳng lên hay nghiêng bình sữa khiến bé dễ hút. Vì vậy hãy thay đổi vị trí thường xuyên nếu bé quấy khóc nhé.

Đưa núm vú vào miệng bé đúng cách

Thay vì nhét núm vú bình nhanh chóng vào miệng bé, các mẹ chỉ nên chạm núm vú vào môi và đợi bé mở miệng ra đón như cách bé bú mẹ, miệng bé mở to chắc chắn là miệng bé ôm núm vú với độ rộng, không phải chỉ nhay mỗi đầu núm.

Tránh cho bé bú nằm

Lực hút sữa từ bình sữa khi bé bú nằm khiến sữa dễ bị xâm nhập vào vòi tai, gây nhiễm trùng tai (đặc biệt nếu dùng sữa công thức).

Nếu trẻ sơ sinh không bú hết lượng sữa đã pha thì mẹ có thể bảo quản sữa đó thêm 2 – 3 tiếng trong ngắn mát tủ lạnh, khi con đói có thể bỏ ra để tiếp tục bú. Trước khi dùng sữa trong tủ mẹ nên ngâm bình sữa bằng nước ấm khoảng 20 phút để làm nóng sữa.

Trên đây là những thông tin trẻ sơ sinh không chịu bú bình, nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả. Hy vọng sẽ giúp các mẹ nhanh chóng thực hiện thành công và chúc bé sớm làm quen với việc bú bình khỏe mạnh mẹ có thể yên tâm công tác.

Leave a Comment