Không ít bố mẹ thắc mắc: Tại sao trẻ sơ sinh hay nhìn lên trần nhà? Liệu bé có gặp phải vấn đề gì về sức khỏe hay không? Lo lắng của các bạn sẽ được chúng tôi giải đáp ngay sau đây:
Như thế nào được gọi là trẻ sơ sinh?
Trẻ sơ sinh là một thuật ngữ dùng để những em bé mới sinh trong vòng một giờ, một ngày, vài tuần tuổi. Tiếng La tinh thường đề cập đến trẻ sơ sinh là những em bé trong 28 ngày đầu tiên khi sinh. Nó bao gồm cả trẻ đủ tháng và trẻ thiếu tháng.
Tuy nhiên, đến nay, trẻ sơ sinh được dùng để chỉ những em bé trong độ tuổi từ 1 tháng đến 12 tháng.
Các giai đoạn phát triển của trẻ sơ sinh
Tại sao trẻ sơ sinh hay nhìn lên trần nhà? Muốn biết điều này, các bạn cần biết được các giai đoạn phát triển của trẻ. Cụ thể được chia thành các mốc thời gian như sau:
- Trẻ 1 tháng tuổi:
- Trẻ thường quay đầu sang 2 bên khi đặt nằm sấp, nắm tay chặt, thường nhìn tay và ngón tay mình
- Trẻ đã biết phản xạ theo dõi đồ vật chuyển động bằng mắt
- Trẻ 2 tháng tuổi:
- Giữ cổ và đầu 1 lúc khi được đặt nằm sấp
- Mở và nắm tay lại và sẽ bắt đầu chơi các ngón tay của mình
- Trẻ nhoẻn miệng cười khi thấy mẹ hoặc có ai cười với mình
- Trẻ 3 tháng tuổi:
- Trẻ biết với tay và tìm cách lấy các đồ vật, nắm chặt bằng tay
- Nói bập bẹ chưa thành tiếng
- Bắt chước người lớn khi thấy người lớn thè lưỡi
- Bổ Sung Canxi Cho Trẻ Sơ Sinh Như Thế Nào là tốt nhất?
- [Bất ngờ] 7 Mẹo trị nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh an toàn
Từ 1 đến 3 tháng tuổi là giai đoạn mắt của trẻ chưa được nhanh nhẹn và các phản xạ cũng chưa được linh hoạt. Vì thế, trẻ sơ sinh hay nhìn lên trần nhà và khiến bố mẹ khá lo lắng.
- Trẻ 4 tháng tuổi:
- Nâng được 2 tay cao lên khi được đặt nằm sấp
- Trẻ cũng có thể với tay để lấy được các đồ vật trong tầm tay
- Từ tháng thứ 4 có những trẻ đã mọc răng, dãi nhiều, hay sốt quấy. Bố mẹ cần phải biết phân biệt các dạng sốt để chăm sóc trẻ tốt hơn.
- Trẻ biết cười to thành tiếng, chơi cùng mọi người xung quanh và khóc khi bạn bắt trẻ dừng trò chơi.
- Trẻ 5 tháng tuổi:
- Biết lẫy (lật) 1 cách thuần thục
- Bắt đầu học cách chuyển đồ vật từ tay này sang tay kia hoặc thổi bong bóng bằng miệng
- Trẻ đòi theo bố mẹ và khóc nếu bố mẹ đi khuất tầm mắt
- Trẻ 6 tháng tuổi:
- Trẻ lẫy (lật) thuần thục cả 2 chiều
- Có thể dùng tay lắc, kéo đồ chơi nhỏ và bập bẹ nói
- Nhận biết khuôn mặt 1 số người thân xung quanh
- Trẻ 7 tháng tuổi:
- Trẻ biết cách trườn, bò và học cách sử dụng các ngón tay. Bé có thể tự đưa tay lên vỗ hoan hô làm theo người lớn hoặc đưa tay vào miệng, đưa tay lên ngắm nghía.
- Bập bẹ nói những tiếng nghe giống ngôn ngữ của người lớn
- Trẻ có thể nhận biết và đáp lại khi mọi người xung quanh diễn tả các cung bậc vui buồn trên khuôn mặt
- Trẻ 8 tháng tuổi:
- Trẻ tự ngồi lên, biết vỗ tay, biết chơi trò chơi ú òa
- Có phản xạ với tên của mình và các từ quen thuộc
- Trẻ 9 tháng tuổi:
- Trẻ sẽ mon men vịn vào tường, ghế, thành giường… để đứng lên. Lúc này trẻ cũng có thể nhìn quanh quẩn, trẻ sơ sinh hay nhìn lên trần nhà.
- Biết bốc thức ăn cho vào miệng
- Bắt đầu biết sợ khi gặp người lạ
- Trẻ 10 tháng tuổi:
- Trẻ tự vịn đứng lên, vẫy tay chào
- Bé biết sắp xếp và phân loại đồ chơi, đồ vật trong nhà
- Bắt đầu nhận biết quy luật nguyên nhân và kết quả, ví dụ nếu khóc thì mẹ sẽ đến, ăn vạ, dỗ nín….
- Trẻ 11 tháng tuổi:
- Vịn chắc chắn hơn
- Biết nói bà, bố, mẹ
- Biết cách thử phản ứng của bố mẹ bằng các trò trong bữa ăn như thả thìa xuống đất, đẩy bát cơm ra ngoài; bắt đầu bộc lộ sở thích ăn uống riêng
- Trẻ 12 tháng tuổi:
- Trẻ có thể tự đứng lên và bước những bước đi đầu tiên
- Biết giúp bố mẹ khi mặc quần áo, như giơ tay để cho vào ống tay áo
- Nói được 2-3 từ đơn giản đầu tiên
- Chơi các trò chơi bắt chước người lớn như đưa điện thoại lên tai
Tại sao trẻ sơ sinh hay nhìn lên trần nhà?
Như chúng tôi vừa chia sẻ về các giai đoạn phát triển của trẻ và cho thấy: Khi từ 0- 3 tháng tuổi, mắt của trẻ sơ sinh chưa nhanh nhẹn. Vì thế, bé nhìn không tập trung, nhìn không lâu, không có chủ đích. Rất nhiều các bà mẹ cảm thấy lo lắng khi mắt trẻ có hiện tượng bất thường, chẳng hạn như trẻ sơ sinh hay nhìn lên trần nhà, mắt trông có vẻ bị lác…
Ngoài ra, ở giai đoạn sơ sinh, thính giác của bé phát triển hơn thị giác. Vì thế, nếu ở trần nhà có bóng sáng hoặc có tiếng động hoặc người lớn nói chuyện ở trên đầu thì theo quán tính, mắt bé cũng nhìn ngược lên trần nhà.
Trong trường hợp bé đã trên 3 tháng mà vẫn hay nhìn ngược lên trần nhà thì mẹ cũng nên tìm bác sĩ tư vấn. Bé có thể gặp một số vấn đề ở mắt sau đây:
- Viêm tắc tuyến lệ ở trẻ sơ sinh:
Có đến 6% trẻ sơ sinh gặp phải bệnh lý này. Có những trẻ ngay từ khi sinh ra đã có triệu chứng nhưng có trẻ phải đến tháng thứ 3 mới phát hiện ra. Ở một số trẻ, bệnh có thể tự khỏi khi trẻ lớn lên. Thế nhưng, một số trẻ khác cần phải can thiệp thông tắc tuyến lệ.
Bố mẹ không nên chủ quan khi trẻ bị viêm tắc tuyến lệ. Nó có thể gây ra các biển chứng nặng nề gây nguy hiểm cho thị lực của trẻ về sau.
- Trẻ sơ sinh hay nhìn lên trần nhà do bị lác mắt:
Trẻ sơ sinh bị lác thường do khả năng phối hợp 2 mắt còn kém. Có thể, sau này càng lớn thì mắt trẻ sẽ dần điều chỉnh trở về bình thường. Tuy nhiên, có những trường hợp, trẻ đã lớn mà mắt vẫn bị lác. Khi đó, bố mẹ cần đưa con đi thăm khám để có biện pháp can thiệp kịp thời.
Nguyên nhân mắc bệnh lác mắt ở trẻ như: cận thị, viễn thị, loạn thị, bất thường ở các cơ vùng nhãn cầu, tổn thương thần kinh hoặc tổn thương não, bị nhiễm khuẩn, chấn thương, đục thủy tinh thể, sụp mí hoặc di truyền…
Cách xử lý khi trẻ sơ sinh hay nhìn lên trần nhà
Mặc dù, việc trẻ nhìn ngước lên trần nhà mặc dù không đáng lo ngại nhưng bố mẹ cũng không được chủ quan. Bạn có thể xử lý như sau:
- Bố mẹ nên thay đổi vị trí nằm của trẻ, gắn những món đồ dễ thương theo tầm nhìn xuống của bé
- Chỉ nên nói chuyện với bé hoặc với ai khác ở phía dưới đầu bé.
- Đối với những trẻ trên 3 tháng mà vẫn có thói quen nhìn ngược lên trần nhà thì bạn nên đưa bé đi khám để đề phòng trường hợp trẻ đang có vấn đề về mắt.
- Bám sát từng giai đoạn phát triển của con, tìm thấy những hoạt động thể chất, ngôn ngữ để điều chỉnh cho phù hợp.
Giai đoạn trẻ sơ sinh từ 0- 12 tuổi được cho là giai đoạn vàng để bé phát triển cả về thể chất lẫn ý thức. Vì thế, các bậc phụ huynh hãy dành nhiều thời gian cho trẻ để chăm sóc trẻ một cách tốt nhất cho trẻ. Đặc biệt, bố mẹ cần tìm hiểu những giai đoạn phát triển của trẻ để có những phát hiện kịp thời những dấu hiệu bất thường của trẻ.
Trẻ sơ sinh hay nhìn lên trần nhà mẹ có nên lo lắng không? Chúng tôi hy vọng, với những chia sẻ trên, các bậc phụ huynh đã có thể có được câu trả lời chính xác. Lúc nào nên lo lắng, lúc nào không, khi nào là dấu hiệu bình thường hay bất thường ở trẻ. Hãy là những ông bố, bà mẹ thật thông thái để chăm sóc trẻ tốt hơn.
2 thoughts on “[ Giải Đáp Nguyên Nhân ] Trẻ sơ sinh hay nhìn lên trần nhà?”