Tiêm phòng là cách phòng ngừa bệnh an toàn và vô cùng cần thiết cho trẻ nhỏ. Tuy vậy, để đảm bảo hiệu quả, sức khỏe của trẻ cần được đảm bảo trước khi thực hiện tiêm phòng. Vậy trẻ bị đi ngoài có tiêm phòng được không? Hãy cùng tìm hiểu ngay nhé!
Đưa trẻ đi tiêm ngừa là việc làm cần thiết để bảo vệ trẻ an toàn khỏi các loại bệnh tật và giúp trẻ lớn lên khỏe mạnh. Tuy rằng việc tiêm phòng cho trẻ cần được thực hiện đầy đủ và đúng lịch trình nhưng trường hợp trẻ bị đi ngoài có tiêm phòng được không lại phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố đấy bạn! Chúng ta cần biết rõ tình trạng của con để có cách xử lý phù hợp.
Trẻ bị đi ngoài có tiêm phòng được không?
Vaccine là chế phẩm sinh học có thành phần chủ yếu là các kháng nguyên được làm yếu đi. Mỗi loại kháng nguyên này sẽ tương ứng với từng loại bệnh khác nhau, chúng cho phép cơ thể nhận diện những kháng nguyên mới, từ đó thông qua hệ thống đáp ứng miễn dịch để tạo kháng thể phòng bệnh cho cơ thể
Khi tiêm vaccine sẽ đưa kháng nguyên của virus hoặc vi khuẩn gây bệnh vào cơ thể chưa từng bị nhiễm bệnh, giúp kích thích hệ miễn dịch của trẻ sản xuất các kháng thể. Kháng thể sẽ tồn tại trong máu một thời gian dài để bảo vệ cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh trong những lần xâm nhập sau này.
Tiêm phòng giúp sức đề kháng của các bé chống lại các bệnh truyền nhiễm và các bệnh nguy hiểm. Chi phí khi tiêm phòng thấp hơn rất nhiều so với chi phí điều trị và chăm sóc y tế khi bé bị mắc bệnh. Vì vậy đây là biện pháp tối ưu nhất, hiệu quả nhất mà các cha mẹ nên làm. Để đảm bảo cho trẻ được khỏe mạnh, cha mẹ hãy đưa con nhỏ đi tiêm vaccine cho bé đầy đủ và đúng lịch.
Trẻ bị đi ngoài có tiêm phòng được không? Điều này phụ thuộc vào tình trạng và nguyên nhân đi ngoài của trẻ.
Nếu trẻ đi ngoài ít lần trong ngày, phân đặc, không có dấu hiệu sốt, nôn hoặc đau bụng dữ dội thì điều này có nghĩa là con chỉ tạm thời bị rối loạn tiêu hóa. Trẻ vẫn nên được tiêm phòng bình thường đúng theo lịch tiêm chủng quốc gia để phát huy hiệu quả tối đa của các loại vaccine. Vaccine không làm cho các triệu chứng bệnh trở nên nặng hơn, tuy nhiên chúng có thể gây ra một vài phản ứng phụ như sốt nhẹ hoặc đau nhức ở nơi tiêm. Hoặc nếu bạn vẫn cảm thấy chưa yên tâm về tình trạng của con thì hãy liên hệ với bác sĩ để theo dõi tình hình và quyết định xem có nên tiêm phòng cho trẻ ở giai đoạn này hay không.
Nếu trẻ đi ngoài hơn 3 lần/ngày kèm theo phân lỏng và có dấu hiệu sốt, nôn, đau bụng dữ dội… thì có thể trẻ đang bị tiêu chảy cấp. Theo khuyến cáo của Bộ Y tế, trẻ bị tiêu chảy cấp hoặc bệnh nhiễm trùng cấp thì không nên tiêm phòng. Việc cần làm trong trường hợp này là bạn nên đưa trẻ đi khám bác sĩ xem con có phải đang bệnh tiêu chảy không. Khi nào trẻ khỏi bệnh rồi thì vẫn tiêm phòng như bình thường.
Các trường hợp không nên đưa trẻ đi tiêm phòng
Ngoài vấn đề trẻ bị đi ngoài có tiêm phòng được không thì cha mẹ cũng nên biết một số trường hợp trẻ không nên tiêm phòng hoặc lùi lại lịch tiêm phòng cho trẻ để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của con. Đó là khi trẻ đang bị một số bệnh:
- Trẻ bị sốt cao, ho, viêm phổi, nhiễm trùng, viêm da mủ, viêm thận… Hoặc là trẻ vừa mới hết các bệnh trên nhưng đang trong thời kỳ hồi phục sức khỏe thì cũng không nên tiêm phòng.
- Trẻ đang bị dị ứng với một số loại thực phẩm hoặc một vài chất nào đó. Các trường hợp chống chỉ định sử dụng vaccine theo chỉ dẫn của nhà sản xuất đối với từng loại vaccine cụ thể.
- Trẻ bị suy dinh dưỡng nặng như suy hô hấp, suy tuần hoàn, suy tim, suy gan, suy thận,…cũng có thể không được tiêm phòng mà phải chờ sự chỉ định của bác sĩ.
- Những bé có tiền sử sốc phản vệ hoặc phản ứng, dị ứng nặng sau khi tiêm liều vaccine trước đó như: sốt cao trên 39 độ, sốt co giật, viêm màng não, tím tái, khó thở, chướng bụng,..
- Không tiêm các vaccine sống với những trẻ bị suy giảm miễn dịch : bệnh suy giảm hệ miễn dịch bẩm sinh hoặc suy giảm miễn dịch nặng,..
- Không tiêm vaccine phòng ngừa bệnh lao cho những trẻ sinh ra từ người mẹ bị nhiễm bệnh HIV mà không được điều trị dự phòng lây truyền từ bác sĩ.
Trước khi tiêm ngừa, nhân viên y tế sẽ tư vấn và cân nhắc kỹ lưỡng tùy theo tình trạng của trẻ để tránh những phản ứng nguy hiểm có thể xảy ra. Vì vậy, cha mẹ cũng không cần phải quá lo lắng về việc trẻ có nên tiêm phòng hay không.
Những lưu ý khi đưa trẻ đi tiêm phòng
Bên cạnh lưu ý về việc trẻ bị đi ngoài có tiêm phòng được không thì cha mẹ cũng cần biết một số vấn đề sau để đảm bảo an toàn khi đưa trẻ đi tiêm phòng, đó là:
- Trước khi tiêm ngừa, bạn không nên cho trẻ ăn hoặc bú quá no, chỉ nên cho trẻ ăn vừa đủ là được.
- Trước khi tiêm cho bé, bạn hãy nói rõ cho nhân viên y tế biết về tình trạng sức khỏe của con: trẻ đang bị bệnh gì, trẻ có dị ứng gì không… để tránh những rủi ro có thể xảy ra khi tiêm vaccine.
- Sau khi tiêm phòng, bạn nên theo dõi xem trẻ có gặp những phản ứng phụ nào không. Nếu trẻ sốt cao (từ 39ºC) thì mới cần dùng đến thuốc hạ sốt, còn nếu con sốt nhẹ hay sưng tấy chỗ tiêm thì cũng là vấn đề bình thường, sẽ tự hết sau ít ngày. Một số trường hợp trẻ gặp phản ứng nặng hơn như viêm hạch, viêm não…, bạn nên đưa con đến cơ sở y tế để được xử lý kịp thời.
- Bạn cần đưa con đi tiêm vaccine đủ liều và đúng theo lịch tiêm phòng cho trẻ.
- Cách chăm sóc và theo dõi sau khi tiêm vaccine cho bé: Mặc quần áo mỏng, thoáng mát cho bé yêu; Có chế độ dinh dưỡng đầy đủ, cấp nước nhiều cho bé, nếu trẻ còn bú mẹ nên cho trẻ bú nhiều; Không nên dùng tay tiếp xúc trực tiếp vào vết tiêm của trẻ, không thoa hoặc bôi bất cứ thứ gì lên vết tiêm nếu không được sự chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
Những mũi tiêm được khuyến cáo trong việc phòng bệnh ở trẻ nhỏ
Dưới đây là những loại vaccine phổ biến trong chương trình tiêm chủng cho trẻ em:
- Vaccine 6 trong 1: giúp bảo vệ trẻ khỏi các căn bệnh như: bạch hầu, uốn ván, ho gà, bại liệt, Hib và viêm gan B.
- Vaccine phòng phế cầu khuẩn (PCV): có tác dụng phòng ngừa các loại nhiễm trung phế cầu khuẩn.
- Vaccine phòng ngừa tiêu chảy cấp do rotavirus: nó giúp bé không bị nhiễm Rotavirus (nguyên nhân gây tiêu chảy phổ biến ở trẻ em dưới 5 tuổi.)
- Vaccine phòng viêm não mô cầu: chúng có tác dụng phòng ngừa bệnh viêm não – màng não do vi khuẩn não mô cầu gây nên.
- Vaccine MMR: vaccine bảo vệ trẻ khỏi bệnh sởi, quai bị và rubella.
- Các loại vaccine tùy chọn có công dụng bảo vệ trẻ từ các bệnh thủy đậu, bệnh lao, cúm,… đến viêm gan B, viêm não Nhật Bản,…
Trên đây là tổng hợp của chúng tôi giúp giải đáp thắc mắc “Trẻ bị đi ngoài có tiêm phòng được không?”, cũng như những lưu ý khi tiêm phòng cho trẻ nhỏ. Lịch tiêm phòng những vaccine khác nhau sẽ được chia theo từng độ tuổi, từng thời điểm thích hợp khác nhau để mang lại hiệu quả tốt nhất. Hi vọng những chia sẻ này có thể giúp bạn bảo vệ và chăm cóc sức khỏe cho con thật tốt.
Chúc các bé luôn khỏe mạnh!