Đầy bụng là hiện tượng khá phổ biến ở trẻ em. Đây là một vấn đề về tiêu hóa làm trẻ cảm thấy vô cùng khó chịu. Thậm chí còn làm giảm sức bú và lượng ăn hàng ngày gây nguy cơ suy dinh dưỡng cao. Vậy trẻ bị đầy bụng nên ăn gì để giảm bớt triệu chứng? Bài viết dưới đây sẽ giúp mẹ chăm sóc bé một cách tốt nhất!
I. Chế độ ăn uống có vai trò như thế nào trong việc cải thiện triệu chứng đầy bụng ở trẻ?
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, thực phẩm đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc cải thiện triệu chứng của một số bệnh lý ở trẻ nhỏ như đầy bụng. Đồng thời giúp nâng cao phản ứng bảo vệ của cơ thể. Điều quan trọng là bố mẹ cần biết nguyên nhân gây bệnh do đâu, từ đó có phương pháp xử lý phù hợp.
Các dưỡng chất có trong thức ăn mang lại giá trị tích cực cho hoạt động chuyển hóa của các tế bào. Do vậy, khi bổ sung những loại thực phẩm có lợi cho đường tiêu hóa là liều thuốc hữu hiệu giúp trẻ sớm đánh bay triệu chứng đầy bụng, khó tiêu.
Bên cạnh đó, nguyên nhân làm đầy bụng ở trẻ đó là do:
- Thói quen ăn uống không khoa học
- Tác dụng phụ của thuốc Tây
- Nhiễm khuẩn Hp
- Thiếu ngủ
- Trào ngược dạ dày thực quản, thoát vị hoành,…
- Dung nạp nhiều thực phẩm gây khó tiêu,…
Nếu kéo dài sẽ gây ảnh hưởng tới sức khỏe. Vì thế việc mẹ thắc mắc trẻ bị đầy bụng nên ăn gì cũng là điều dễ hiểu.
II. Vậy trẻ bị đầy bụng nên ăn gì?
Khi trẻ bị đầy bụng, khó tiêu, ngoài dùng các loại thuốc theo chỉ định hoặc massage bụng, mẹ có thể bổ sung cho bé một số loại thực phẩm dưới đây để rút ngắn thời gian điều trị:
1. Bổ sung nhiều rau xanh
Trẻ bị đầy bụng nên ăn gì? Tất nhiên phải nhắc tới rau xanh đầu tiên. Rau xanh có chứa hàm lượng lớn chất xơ cho nên rất tốt cho hệ tiêu hóa. Ngoài ra trong rau cũng chứa một số loại vitamin thiết yếu cho cơ thể. Mẹ nên cho bé ăn các loại rau như rau dền, cần tây, rau mồng tơi, rau bina, bông cải, các loại đậu, măng tây,… Tuy nhiên, mẹ cần lưu ý khi chế biến, các món ăn từ rau củ cần được nấu chín chứ đừng để bé ăn sống.
2. Các loại trái cây
Trong trái cây không chỉ chứa nguồn khoáng chất, vitamin mà còn chứa hàm lượng chất xơ dồi dào. Nhờ vậy, giúp tăng cường quá trình tiêu hóa, giúp bé đi vệ sinh dễ dàng hơn. Cụ thể:
Chuối, đu đủ
Bổ sung quá nhiều natri sẽ gây nguy cơ đầy bụng ở trẻ. Do nguyên nhân xuất phát từ việc hấp thu này thì hãy cho trẻ ăn chuối. Chuối giàu kali nên có tác dụng cân bằng lại hàm lượng natri trong dạ dày. Bên cạnh đó, đu đủ có công dụng nhuận tràng cũng giúp thúc đẩy quá trình hoạt động tại đường ruột. Nhờ vậy, đẩy lùi tình trạng đầy bụng, khó tiêu.
Cam, dứa, lê, táo
Cam chứa nhiều dinh dưỡng có lợi cho cơ thể, đặc biệt nó còn giúp trẻ nhỏ có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh, cải thiện tình trạng mất chất điện giải của cơ thể, giảm triệu chứng ợ hơi, đầy bụng hiệu quả.
Trong khi đó, dứa chứa axit citric và axit malic giúp cải thiện triệu chứng khó tiêu, đầy bụng.
Còn lê và táo giàu chất xơ nên mẹ hãy bổ sung những loại quả này vào thực đơn cho bé mỗi ngày nhé!
3. Bổ sung sữa chua
Đây là thực phẩm bổ sung men vi sinh có lợi và giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ tiêu hóa, ngăn chặn sự tích tụ khí dư thừa ở bụng và giảm chứng đầy hơi, kích thích tiêu hóa, ngăn ngừa nguy cơ táo bón hiệu quả. Mẹ có thể bổ sung sữa chua ngay khi bé ăn dặm. Nhớ là ban đầu chỉ nên cho bé ăn một vài thìa rồi tăng dần lên 100g/ngày. Khi trẻ bị đầy bụng, mẹ đừng cho bé ăn khi đói. Tốt nhất là sau bữa ăn 30 phút – 1h.
4. Hạt thì là
Khoa học cũng đã chứng minh hàm lượng dưỡng chất có trong hạt thì là có khả năng kích thích tuyến tụy sản sinh enzym tiêu hóa. Từ đó hỗ trợ tốt cho tình trạng đầy bụng ở trẻ nhỏ. Mẹ có thể rang và tán mịn hạt thì là rồi pha nước uống cho trẻ.
5. Sử dụng giấm táo
Trong giấm táo có chứa khoảng 4-6% axit axetic có tác dụng tiêu diệt hại khuẩn trong đường ruột. Điều này sẽ giúp ổn định hệ tiêu hóa của trẻ, cải thiện chứng đầy bụng. Mẹ có thể pha giấm táo với một chút nước ấm cho bé uống. Hoặc nếu bé đã biết ăn dặm, thì có thể trộn chung với salad cho bé ăn.
6. Tăng cường các loại gia vị gừng, tỏi
Đây đều những “thần dược” chữa đầy bụng ở trẻ. Nếu chưa biết trẻ bị đầy bụng nên ăn gì thì hãy thử bổ sung gia vị này vào bữa ăn hàng ngày. Gừng có tính ấm, cải thiện tình trạng ợ hơi, đầy bụng. Tỏi lại chứa khá nhiều chất allicin có tác dụng sát khuẩn, kháng viêm, tiêu diệt hại khuẩn, nâng cao chất lượng lợi khuẩn, tốt cho dạ dày.
7. Thức ăn mềm như cháo, bột
Thay vì ăn cơm, mẹ hãy nấu những món dễ tiêu như cháo, bột để tránh gây áp lực lên dạ dày. Bụng của trẻ sẽ cảm thấy êm và dễ chịu hơn, rút ngắn thời gian tiêu hóa và hấp thu dưỡng chất.
Mẹ nên nấu cho bé ăn các loại cháo như: cháo đậu xanh, cháo đỗ đen, cháo tía tô,… Hạn chế cho bé ăn các loại cháo khó tiêu như cháo gà, sườn, cá,…
8. Trà thảo dược
Các loại trà như bạc hà, gừng, hoa cúc cũng có tác dụng làm dịu bụng, giảm sự kích thích tại dạ dày. Đồng thời, còn chống lại các cơn co thắt bất thường. Cho nên khi trẻ bị đầy bụng mẹ hãy thử cho bé nhâm nhi một chút trà thảo dược nhé!
III. Những lưu ý cần biết khi trẻ bị đầy bụng
Đầy bụng, khó tiêu chỉ là những dấu hiệu, triệu chứng cơ bản. Nếu không được chăm sóc khoa học, trẻ sẽ có nguy cơ cao mắc các vấn đề nghiêm trọng hơn về đường tiêu hóa. Chính vì vậy, cách tốt nhất là mẹ cần lưu ý những điều sau để bảo vệ trẻ một cách tốt nhất.
1. Điều chỉnh tư thế bú
Việc nằm sai tư thế vừa gây trào sữa, vừa làm bé khó tiêu do khí tràn vào. Mẹ hãy bế bé đúng cách như bế ru tay thuận, tư thế ôm trái banh, Khi bé đã no sữa, hãy xoa và vỗ nhẹ lưng để bé ợ hơi, tránh đầy bụng. Với những trẻ bú sữa ngoài, mẹ nên cho bé uống từ từ, không để trẻ bị sặc và nôn trớ. Chia nhỏ lượng sữa thành nhiều cữ, tránh để bé ăn quá no.
2. Cho bé bú sữa mẹ ít nhất trong 6 tháng đầu
Điều này sẽ giúp tăng cường kháng thể, sức khỏe hệ tiêu hóa, giúp ngăn chặn tình trạng đầy bụng và các vấn đề đường tiêu hóa khác.
3. Điều chỉnh lượng thức ăn phù hợp
Khi bé bắt đầu ăn dặm, mẹ cần cho bé ăn chế độ hợp lý, với lượng tinh bột và đạm vừa đủ. Không nên bắt trẻ ăn quá nhiều vì điều này sẽ khiến dạ dày làm việc quá sức. Đặc biệt, mẹ cần dạy bé thói quen nhai kỹ để thức ăn dễ tiêu hóa. Khuyến khích trẻ vận động để kích thích nhu động ruột khỏe mạnh.
Tránh cho bé ăn các loại trái cây chua hoặc thức ăn nhiều dầu mỡ đồ nướng, các loại nước ngọt có gas, bánh kẹo, thức ăn nhanh, thực phẩm không rõ nguồn gốc có thể gây đau bụng.
Trên đây là giải đáp “trẻ bị đầy bụng nên ăn gì?. Hy vọng rằng với những chia sẻ này bé sẽ nhanh chóng cải thiện được triệu chứng đầy bụng và ăn uống tốt hơn! Chúc bé nhà bạn luôn khỏe mạnh và chóng lớn.
(Nguồn: Tổng hợp)