Giải đáp thắc mắc: Tiêm phòng trước khi mang thai bao lâu?

Việc tiêm phòng trước khi mang thai là rất quan trọng vì nó đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và thai kỳ. Thế nhưng không phải ai cũng biết tiêm phòng trước khi mang thai bao lâu là hợp lý? Chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc này qua bài viết dưới đây!

Có nên tiêm phòng trước khi mang thai?

Trước khi tìm hiểu tiêm phòng trước khi mang thai bao lâu là ổn thì chị em cần hiểu tầm quan trọng của việc làm này. Theo nhiều nghiên cứu cho thấy khi mang thai, hệ thống miễn dịch của phụ nữ sẽ trở nên yếu ớt, dễ mắc bệnh hơn bình thường. Do đó, nguy cơ nhiễm các bệnh tăng cao và có thể lây sang thai nhi. Việc tiêm phòng trước khi mang thai chính là cách để bảo vệ thai nhi tránh khỏi các loại bệnh nguy hiểm. Ví dụ như Rubella, viêm gan B… và cũng là bảo vệ mẹ khỏi mối nguy hại này.

Cho nên, các chị em phụ nữ trong độ tuổi sinh sản nói chung và những ai đang có kế hoạch mang thai đều được khuyến cáo đi tiêm phòng để tránh những rủi ro đáng tiếc có thể xảy ra. Và trước khi tiến hành tiêm phòng, chị em sẽ được xét nghiệm máu nhằm đánh giá chính xác lượng kháng thể và khả năng miễn dịch của bản thân đối với từng loại bệnh. Căn cứ vào đó mà bác sĩ sẽ tư vấn bạn nên tiêm phòng những loại vacxin gì và tiêm phòng trước khi mang thai bao lâu là phù hợp?

Có những loại vacxin như thủy đậu nên tiêm phòng trước khi mang thai ít nhất 1 tháng, hoặc Rubella là trước khi mang thai 3 tháng. Một số loại vacxin như uốn ván, ngừa cảm cúm bạn có thể tiêm phòng trong thời gian mang thai.

Những loại vacxin nên tiêm trước khi mang thai

4 mũi tiêm phòng trước khi mang thai vô cùng quan trọng: viêm gan B, thủy đậu, sởi – quai bị – rubella, cúm. Còn đối với các chị em dưới 26 tuổi còn được khuyến khích tiêm chủng vacxin ung thư cổ tử cung(HPV) nếu điều kiện cho phép.

  • Vacxin ngừa viêm gan siêu vi A, B: Tiêm khi có chỉ định của bác sĩ.
  • Vacxin ngừa ung thư cổ tử cung (HPV): Phụ nữ 26 tuổi chưa quan hệ tình dục là tốt nhất và có chỉ định của bác sĩ. Để có hiệu quả phòng ngừa bệnh, bạn nên tiêm đầy đủ 3 liều vacxin này. Liều thứ 2 cách liều thứ nhất từ 1 – 2 tháng và liều thứ 3 cách liều thứ nhất 6 tháng. Vì vậy, nếu bạn định tiêm chủng vacxin này thì nhớ tiêm trước khi mang thai ít nhất 6 tháng.
  • Vacxin chủng ngừa sởi – quai bị – Rubella: Hiện nay, bạn có thể ngừa 3 chứng bệnh này chỉ với một mũi vắc-xin 3 trong 1 (MMR) vô cùng hiệu quả. Một số người có thể đã tiêm MMR khi còn bé hoặc đã bị từng mắc phải và có khả năng miễn dịch với các bệnh này. Tuy nhiên, để chắc chắn hơn thì nên xét nghiệm lại xem có cần phải tiêm hay không?

– Rubella: Theo 1 thống kê cho thấy có đến 90% trường hợp người mẹ nhiễm rubella trong 3 tháng đầu thai kỳ có thể gây dị tật thai nhi hoặc sảy thai. Loại virus này có thể ảnh hưởng đến nhiều bộ phận của thai nhi trong bụng mẹ. Ví dụ như não, tim, tai và mắt của bé hay để lại di chứng cho bé. Vì vậy, nếu mẹ không tiêm phòng và bị mắc Rubella trong thai kỳ thì khả năng phải bỏ con là rất lớn.

– Sởi: Cũng như Rubella, nếu mẹ mắc bệnh sởi khi mang thai thì nguy cơ dị dạng xảy ra cho thai nhi rất cao. Ngoài ra, chị em nào mà mắc sởi khi mang thai có thể gây sảy thai, sinh non hoặc thai chết lưu.

– Quai bị: Virus quai bị có thể làm viêm nhiễm buồng trứng và phá hủy tế bào trứng. Điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe sinh sản của phụ nữ. Ngoài ra, quai bị cũng gây dị tật bẩm sinh, sinh non hay thai chết lưu. Đặc biệt, nguy cơ càng tăng cao nếu mẹ bầu bị nhiễm quai bị trong 3 tháng đầu và 3 tháng cuối mang thai.

Tiêm phòng trước khi mang thai bao lâu là phù hợp?

Nhiều cặp vợ chồng vẫn còn băn khoăn không biết tiêm phòng trước khi mang thai bao lâu thì ổn?

  • Vacxin ngừa viêm màng não: Nên tiêm nếu có chỉ định
  • Vacxin chủng ngừa Phế cầu khuẩn: Nên tiêm nếu có chỉ định
  • Vacxin Uốn ván-bạch hầu-ho gà (TdaP): Tiêm trong khoảng từ tuần 27 – tuần thứ 36 của thai kỳ
  • Tiêm chủng vacxin viêm gan B: Tiêm 3 mũi trước khi mang thai. Mũi 1 được tiêm trước khi mang thai 7 tháng. 1 tháng sau tiêm tiếp mũi thứ 2, cách 6 tháng mũi thứ nhất thì tiêm mũi thứ 3. Các bác sĩ sẽ tiến hành các xét nghiệm về HBsAg và anti HBs trước khi thực hiện tiêm chủng.
  • Vacxin ngừa thủy đậu (còn gọi là trái rạ): Nên tiêm phòng trước khi mang thai ít nhất 1 tháng.
  • Cúm: Vacxin ngừa cúm bất hoạt (IIV) đã được khử hoạt tính của virus có thể được tiêm trong bất cứ giai đoạn nào của thai kỳ. Tuy nhiên, nếu bạn dùng vacxin xịt ngừa cúm có virus cúm còn sống đã bị làm cho yếu đi (LAIV) thì nên tiêm ít nhất trước khi thụ thai 1 tháng.
  • Các loại vacxin sống thường được bác sĩ khuyên không nên tiêm trong khi mang thai như: Vacxin HPV, vacxin ngừa cúm dạng xịt LAIV, vacxin ngừa sởi quai bị Rubella, vacxin chủng ngừa thủy đậu.
  • Vacxin chủng ngừa sởi – quai bị – Rubella: vacxin 3 trong 1 (MMR) nên tiêm phòng trước khi mang thai ít nhất 3 tháng. Nếu chẳng may mẹ không biết mình có thai mà tiêm vacxin MMR 3 trong 1 trong thời gian mang thai 3 tháng đầu, mẹ chỉ cần làm tầm soát thai nhi để kiểm tra dị tật thật cẩn thận chứ không nhất thiết phải bỏ thai ngay.

Để dễ thực hiện, chị em có thể chọn thời điểm cần tiêm phòng đó là khoảng 3 tháng trước khi mang thai. Riêng với vacxin ngừa ung thư cổ tử cung (HPV) thì bạn nhớ tiêm trước khi mang thai ít nhất 6 tháng để có thể tiêm đủ 3 liều.

Những chú ý khi tiêm phòng trước khi mang thai các mẹ cần biết

Việc tiêm phòng là cần thiết nhưng không phải bạn muốn lúc nào là tiêm lúc đó. Bạn cần đi gặp bác sĩ để được tư vấn xem bản thân có đủ điều kiện để tiêm chủng hay không? Vì đã có nhiều trường hợp chị em bị dị ứng với thành phần của thuốc và không thể thực hiện tiêm phòng. Riêng với vacxin thủy đậu không được khuyến cáo sử dụng cho các đối tượng như:

  • Đang sốt, nhiễm trùng cấp tính hoặc suy dinh dưỡng nặng
  • Bệnh tim mạch, rối loạn chức năng gan thận
  • Có tiền sử quá mẫn với Kanamycin và Erythromycin
  • Có tiền sử co giật trong vòng một năm trước khi tiêm vacxin
  • Suy giảm miễn dịch tế bào
  • Đã tiêm phòng các vacxin sống khác (vacxin bại liệt uống, vacxin sởi, vacxin rubella, vacxin quai bị và vacxin BCG) trong vòng 1 tháng gần đây
  • Có tiền sử quá mẫn với bất cứ thành phần nào của vacxin
  • Suy giảm hệ thống miễn dịch tiên phát hoặc mắc phải như suy giảm hệ miễn dịch trong bệnh AIDS hoặc các biểu hiện lâm sàng của nhiễm vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người
  • Bệnh nhân mắc bệnh bạch cầu tủy cấp, bệnh bạch cầu tế bào lympho T hoặc u lympho ác tính
  • Bệnh nhân bị ức chế mạnh hệ thống miễn dịch do xạ trị hoặc giai đoạn tấn công trong điều trị bệnh bạch cầu

Vừa tiêm phòng mà biết mình mang thai phải làm sao?

Nếu bạn gặp phải trường hợp này thì việc đầu tiên là báo ngay cho bác sĩ để xử lý kịp thời. Thực tế, nếu bạn mang thai trong thời gian tiêm phòng thì cũng không nhất thiết phải đình chỉ thai kỳ. Các mẹ bầu cần thường xuyên thăm khám, theo dõi sức khỏe trong quá trình mang thai để tránh những sự cố mong muốn xảy ra.

>>>Xem Thêm: Mang thai những tháng đầu nên ăn gì tốt cho mẹ và bé?

Hy vọng những thông tin trên đã giải đáp được thắc mắc của chị em về việc nên tiêm phòng trước khi mang thai bao lâu? Đây chỉ là những thông tin tổng hợp và mang tính chất tham khảo. Để tìm hiểu kỹ hơn thì nên gặp trực tiếp bác sĩ để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.

Leave a Comment