Thuốc Paracetamol (giảm đau, hạ sốt, chống viêm không Steroid)

Khi cơ thể có những triệu chứng như đau đầu, sốt nhẹ, đau răng, nhức mỏi cơ,… bạn thường uống Paracetamol. Nhưng thật sự, bạn đã hiểu rõ Paracetamol là gì? Nó có tác dụng như thế nào không? Cùng tìm hiểu thông tin về loại thuốc này trong bài viết dưới đây.

Thuốc Paracetamol

Paracetamol là thuốc gì?

Paracetamol là loại thuốc không kê đơn khá phổ biến, dùng để điều trị nhiều vấn đề liên quan tới sức khỏe.

  • Tên thuốc: Paracetamol/Acetaminophen
  • Nhóm thuốc: Thuốc giảm đau, hạ sốt, chống viêm không Steroid, điều trị gout và bệnh xương khớp
  • Dạng bào chế: Viên nén bao phim, viên nén giải phóng kéo dài, viên nang, thuốc đạn, dung dịch treo, gói để pha dung dịch, viên nén sủi bọt
  • Thành phần thuốc: Acetaminophen
  • Hàm lượng: Tùy thuộc vào dạng bào chế (Viên nén, dạng uống: 325mg, 500mg,…)
  • Đóng gói: Tùy thuộc vào dạng bào chế
  • Nhà sản xuất: Tùy thuộc vào dạng bào chế

Tác dụng và chỉ định dùng Paracetamol

Thuốc Paracetamol là hoạt chất có tác dụng giảm đau và hạ sốt, không gây nghiện đối với người dùng. Thuốc được chỉ định điều trị các vấn đề về sức khỏe. Ví dụ như: đau nhức, cảm lạnh, sốt, nhức đầu,… Với trường hợp mắc bệnh về xương khớp ở mức độ nhẹ, tình trạng sưng viêm không đáng kể, thuốc có khả năng làm tiêu viêm và giảm đau.

Thuốc Paracetamol giá bao nhiêu?

Tùy thuộc vào dạng bào chế, giá thuốc Paracetamol cũng khác nhau. Ví dụ Paracetamol 500mg (5 vỉ x 10 viên/hộp): hơn 30.000 đồng/hộp.

Chống chỉ định với thuốc Paracetamol

Thuốc Paracetamol chống chỉ định với những trường hợp sau:

  • Người mẫn cảm với những thuốc hoặc acetaminophen
  • Bệnh nhân nhiều lần thiếu máu, bị bệnh tim, thận, phổi, gan
  • Người thiếu hụt glucose-6-phosphat dehydrogenase
  • Đối tượng có tiền sử nghiện rượu
  • Với phụ nữ mang thai, đang cho con bú cần tham khảo ý kiến từ bác sĩ.

Liều lượng & Cách dùng thuốc Paracetamol

Bạn nên sử dụng Paracetamol theo đúng chỉ dẫn trên nhãn hoặc theo chỉ định từ bác sĩ. Dưới đây chỉ là liều lượng và cách dùng tham khảo.

Liều lượng

1. Đối với người lớn:

Dùng hạ sốt: 

  • Dùng tối đa 1000mg trong vòng 8 giờ đối với thuốc đặt hậu môn hoặc thuốc uống
  • Dùng 2 viên (500mg/ mỗi viên) trong 4 – 6 giờ đối với viên nén.

Dùng giảm đau: 

  • Tối đa 500mg trong 6 – 8 giờ với thuốc đặt hậu môn hoặc thuốc uống
  • Dùng 1 lần trong 4 – 6 giờ với viên nén 500mg.

2. Đối với trẻ nhỏ

Dùng hạ sốt:

Cần thận trọng khi sử dụng Paracetamol để hạ sốt cho trẻ nhỏ từ 4 tháng – 9 tuổi. Bạn có thể tham khảo thêm ý kiến từ bác sĩ. Với trẻ trên 12 tuổi dùng liều lượng như người lớn.

Dùng giảm đau với thuốc uống:

  • Trẻ từ 1 tháng tuổi trở lên dùng 10 – 15mg/kg/ liều, mỗi lần cách nhau tối thiểu 4 giờ
  • Trẻ từ 1 tháng tuổi – 12 dùng 10 – 15 mg/kg/liều, dùng cách nhau từ 4 – 6 giờ, tối đa 5 liều trong 24 giờ.

Sau khoảng 30 phút sử dụng, thuốc sẽ phát huy tác dụng. Tác dụng kéo dài trong 3 – 4 giờ tùy thuộc vào thể trạng và cơ địa của từng người.

Cách dùng

Paracetamol có nhiều dạng, vì thế cách sử dụng của từng dạng là hoàn toàn khác nhau.

  • Thuốc uống

Nếu dùng thuốc ở dạng viên uống, người lớn không uống quá 4000mg/ngày, dùng không quá 2000mg/lần. 

Đối với trẻ nhỏ, bắt buộc phải dùng thuốc chuyên biệt để dễ hấp thu và không gây ra bất cứ tác dụng phụ nào. Tuyệt đối không dùng cho trẻ dưới 2 tuổi nếu không có chỉ định từ bác sĩ. Người lớn cần kiểm soát quá trình dùng thuốc cho trẻ chặt chẽ.

  • Thuốc dạng lỏng

Phải sử dụng dụng cụ đo đếm y khoa để dùng đúng liều lượng. Không đo bằng muỗng gia đình để tránh tình trạng chênh lệch liều lượng.

  • Thuốc dạng viên nén nhai

Nhai kỹ viên thuốc trước khi nuốt để hoạt chất từ thuốc được hấp thu tối đa trong thời gian ngắn nhất.

  • Thuốc dạng sủi bọt

Hòa tan hoàn toàn viên thuốc với ít nhất 120ml nước, uống ngay sau khi thuốc tan. Bạn nên pha thêm chút nước tráng lại thuốc đọng lại ở trong ly để đảm bảo uống đủ liều lượng.

  • Thuốc đặt

Tuyệt đối không uống Paracetamol ở dạng này. Cần làm sạch hậu môn rồi mới tiến hành đặt, nên giữ tay sạch và ráo để tránh tình trạng thuốc tan rã. Sau khi đặt thuốc, bạn cần nằm yên trong khoảng vài phút để thuốc tan ra và thấm vào cơ thể. Hạn chế tắm hay đi vệ sinh sau khi đặt.

  • Tiêm Paracetamol

Được chỉ định và thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa. Liều lượng phụ thuộc vào triệu chứng của người bệnh.

Tác dụng phụ của thuốc Paracetamol

Tùy thuộc cơ địa, Paracetamol có khả năng gây dị ứng và mẫn cảm. Bạn nên đến cơ sở y tế gần nhất nếu nhận thấy những biểu hiện bất thường như:

  • Phát ban, nổi mề đay
  • Khó thở
  • Sưng mặt, môi, lưỡi hoặc cổ họng
  • Sốt và buồn nôn
  • Ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, đau dạ dày
  • Ăn ít và không ngon miệng
  • Nước tiểu đậm màu
  • Có dấu hiệu vàng da

Đây là những tác dụng phụ thường gặp nhất. Tuy nhiên có một số triệu chứng khác, vì thế bạn cần cảnh giác khi cơ thể có dấu hiệu bất thường và tìm gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.

Lưu ý khi sử dụng thuốc Paracetamol

  • Bảo quản thuốc ở dưới 40 độ C (15-30 độ C)
  • Không sử dụng thuốc quá liều. Như đã đề cập ở trên, với người lớn dùng tối đa là 4000mg/ngày. Trước khi dùng thuốc không nên sử dụng rượu bia, chất kích thích. Thông báo với bác sĩ nếu bạn có vấn đề về gan hoặc có tiền sử nghiện rượu. Đồng thời kê khai các loại thuốc đang sử dụng để tránh tương tác hay quá liều khi dùng chung với Paracetamol
  • Khi bỏ quên một liều thuốc, bạn nên sử dụng ngay càng sớm càng tốt. Tuy nhiên nếu gần thời gian với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều bạn vừa quên và dùng thuốc như chỉ định để tránh gây quá liều
  • Nên ngừng sử dụng Paracetamol khi gặp những triệu chứng như: Tình trạng sốt không thuyên giảm sau 3 ngày sử dụng, xuất hiện cơn đau sau 7 ngày sử dụng (với trẻ nhỏ thì khoảng trong 5 ngày), đau đầu liên tục, da phát ban, đỏ, sưng tấy,…

Trên đây chỉ là những thông tin cơ bản về thuốc Paracetamol mang tính chất tham khảo. Để tìm hiểu cụ thể hơn về loại thuốc này, bạn nên tìm gặp bác sĩ chuyên khoa để có lời khuyên chính xác nhất.

Leave a Comment