Thuốc Omeprazol (điều trị một số vấn đề về dạ dày, thực quản)

Omeprazol thuộc nhóm thuốc ức chế bơm proton, có tác dụng làm giảm axit trong dạ dày. Omeprazol được dùng để điều trị các chứng và bệnh lý liên quan đến sự tăng tiết axit như ợ nóng, trào ngược dạ dày thực quản, viêm loét dạ dày…

Thuốc Omeprazol

Thuốc Omeprazol là thuốc gì?

  • Tên thuốc: Omeprazole
  • Nhóm thuốc: Thuốc ức chế bơm proton (PPIs)
  • Dạng bào chế: Viên nang cứng
  • Thành phần thuốc: Gồm Omeprazole hàm lượng 20mg, ngoài ra thuốc còn được kết hợp bởi các tá dược vừa đủ 1 viên.
  • Hàm lượng:
  • Thuốc dạng viên nang giải phóng chậm: 40 mg, 20 mg, 10 mg.
  • Thuốc dạng dung dịch: 25 mg, 10 mg, 2.5 mg.
  • Đóng gói: 1 hộp gồm 3 vỉ, mỗi vỉ 10 viên nang cứng
  • Nhà sản xuất: Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu y tế Domesco – Việt Nam

Thuốc Omeprazol có tác dụng gì?

Thuốc Omeprazol dùng để điều trị một số vấn đề về dạ dày và thực quản bao gồm:

  • Bị trào ngược dạ dày thực quản
  • Viêm thực quản ăn mòn ( tổn thương thực quản do axit dạ dày ăn mòn)
  • Viêm loét dạ dày
  • Omeprazol được dùng kèm với thuốc kháng sinh, tiêu diệt vi khuẩn Helicobacter pylori(H.pylori) thủ phạm gây nên các bệnh lý về dạ dày.
  • Omeprazol khắc phục triệu chứng ợ nóng 2 – 3 lần/ tuần. Thuốc không phát huy ngay lập tức mà thường phải sau 1 – 4 ngày sử dụng thuốc.

Omeprazol là thuốc không cần kê đơn, vì vậy bạn có thể mua tại các nhà thuốc trên toàn quốc. Tuy nhiên trước khi sử dụng cần đọc kỹ hướng dẫn được in trên bao bì hoặc hỏi trực tiếp bác sĩ, dược sĩ để đảm bảo an toàn sức khỏe.

Thuốc Omeprazol giá bao nhiêu?

Hiện nay, thuốc Omeprazol được bày bán khá phổ biến tại các cơ sở bán thuốc trên toàn quốc. Giá của 1 hộp khoảng 50.000vnđ, tuy nhiên giá thuốc có thể thay đổi tùy vào từng thời điểm và nhà thuốc khác nhau nhưng chênh lệch không đáng kể.

Cần liên hệ những cơ sở uy tín để mua được sản phẩm thuốc Omeprazole tốt nhất, tránh mua phải thuốc giả, thuốc kém chất lượng.

Thuốc Omeprazol

Chỉ định của thuốc Omeprazol

Thuốc Omeprazol là thuốc ức chế tiết acid dịch vị thường được các bác sĩ chỉ định sử dụng phổ biến với các trường hợp:

  • Khó tiêu do tăng tiết acid
  • Trào ngược dạ dày – thực quản
  • Loét dạ dày – tá tràng
  • Hội chứng Zollinger – Ellison
  • Dự phòng loét do stress, loét do thuốc chống viêm không steroid

Chống chỉ định của thuốc Omeprazol

Không dùng thuốc cho bệnh nhân quá mẫn cảm với Omeprazol hay bất kỳ thành phần nào của thuốc.

Liều lượng & Cách dùng thuốc Omeprazol

Đường uống

Cách dùng: Omeprazol phải uống lúc đói tốt nhất trước khi ăn 30 phút hoặc 1 giờ, tốt nhất nên uống trước khi ăn sáng. Nếu dùng 2 lần mỗi ngày nên dùng liều đầu tiên trước bữa sáng và liều thứ 2 trước bữa tối. Phải nuốt viên thuốc nguyên vẹn không được mở, nhai hoặc nghiền.

Liều lượng:

  • Giảm chứng khó tiêu liên quan đến acid: Nên uống hàng ngày với liều 10g hoặc 20g trong 2 – 4 tuần.
  • Điều trị trào ngược dạ dày – thực quản: Dùng 20mg Omeprazol uống ngày 1 lần trong 4 tuần, thêm 4 – 8 tuần nữa nếu chưa lành hẳn. Đối với trường hợp bị viêm thực quản khó trị có thể dùng hàng ngày 40mg. Điều trị duy trì 20mg/ ngày với viêm thực quản sau khi lành và 10mg/ ngày với trào ngược acid.
  • Điều trị loét dạ dày – tá tràng: Liều lượng uống ngày một liều 20mg hoặc 40mg nếu nặng. Tiếp tục điều trị trong vòng 4 tuần với loét tá tràng và 8 tuần với loét dạ dày.
  • Diệt H.pylori trong loét dạ dày – tá tràng: Kết hợp uống Omeprazol cùng với kháng sinh trong phác đồ 3 hoặc 4 thuốc. Những phác đồ này thường dùng Omeprazol 20mg x 2 lần/ ngày uống trong vòng 7 – 17 ngày. Uống riêng Omeprazol có thể tiếp tục thêm 4 – 8 tuần.
  • Điều trị loét do thuốc chống viêm không steroid(NSAID): Dùng 20mg/ ngày, liều dùng này cũng có thể dùng để dự phòng loét nếu có tiền sử bị loét dạ dày – tá tràng mà vẫn phải sử dụng bằng NSAID.
  • Bị hội chứng Zollinger – Ellison: Liều lượng ban đầu là 60mg/ lần/ ngày. Đa số bệnh được kiểm soát với liều lượng từ 20 – 120mg/ ngày. Các liều trên 80mg/ ngày thì phải được chia nhỏ.
  • Phòng chống sặc acid trong quá trình gây mê: Sử dụng 1 liều 40mg vào tối hôm trước khi mổ và một liều 40mg vào khoảng 2 – 6 giờ trước khi phẫu thuật.

Đường Tĩnh mạch

Những người không phù hợp dùng Omeprazol bằng đường uống thì có thể dùng ngắn hạn bằng đường truyền tĩnh mạch với liều lượng tương đương 40mg Omeprazol trong thời gian từ 20 – 30 phút. Omeprazol 40mg pha trong 100ml dung dịch natri clorid 0,9 hoặc glucose 5%. Thuốc có thể dùng bằng đường tiêm tĩnh mạch chậm, người bệnh bị hội chứng Zollinger – Ellison cũng được tiêm tĩnh mạch với các liều cao hơn.

Đối với trẻ em

Trẻ em dưới 6 tuổi vì sợ hóc do khó nuốt thì có thể mở nang Omeprazol trộn với loại thực phẩm hơi acid(pH<5) như sữa chua, nước cam, nước táo rồi cho nuốt ngay mà không nhai.

Để điều trị bệnh trào ngược dạ dày – thực quản ở trẻ em trên 1 tuổi, liều lượng được xác định theo thể trong như:

  • Từ 5 đến <10 kg: Uống 5 mg, ngày một lần.
  • Từ 10 đến 20kg: Uống 10mg, ngày một lần.
  • Trên 20kg: 20mg, ngày một lần.
  • Những liều này có thể tăng lên gấp đôi, nếu cần thiết. Việc điều trị có thể kéo dài từ 4 đến 12 tuần.
  • Bệnh trào ngược dạ dày – thực quản, khó tiêu do acid, loét dạ dày – tá tràng lành tính, loét do dùng NSAID, dự phòng sặc acid, hội chứng Zollinger – Ellison, và giảm sự phá hủy của các chất bổ sung enzym tụy tạng ở trẻ em bị xơ nang tụy: có thể dùng liều omeprazol 700 microgam/kg x 1 lần/ngày ở trẻ sơ sinh và trẻ 1 tháng – 2 năm tuổi. Nếu cần thiết, sau 7 – 14 ngày có thể tăng liều lên 1,4 mg/kg hoặc tới 2,8 mg/kg, 1 lần/ngày. Ở trẻ tới 2 năm tuổi, liều có thể tăng lên tới 3 mg/kg (tới tối đa 20mg), 1 lần/ngày.
  • Với liều tiêm ở trẻ em, có thể tiêm tĩnh mạch 500 mcg/kg (tới tối đa 20mg), 1 lần/ngày ở trẻ em từ 1 tháng đến 12 năm tuổi và có thể tăng lên tới 2mg/kg (tới tối đa 40mg), 1 lần/ngày.

Tác dụng phụ của thuốc Omeprazol

Trong quá trình sử dụng thuốc Omeprazol bệnh nhân có thể gặp một số tác dụng không mong muốn như:

  • Nhức đầu
  • Chóng mặt
  • Buồn ngủ
  • Buồn nôn, nôn
  • Chướng bụng
  • Đau bụng và táo bón

Các tác dụng phụ khác như bị ngứa, phát ban, nổi mề đay, mệt mỏi, mất ngủ, rối loạn cảm giác và tăng transaminase tạm thời cũng có thể gặp phải nhưng với tần suất ít hơn.

Một số tác dụng phụ hiếm gặp như:

  • Đổ mồ hôi nhiều
  • Sốt
  • Phù mạch
  • Phù ngoại biên
  • Kích động
  • Lú lẫn, ảo giác
  • Trầm cảm
  • Đau cơ, đau khớp
  • Co thắt phế quản
  • Viêm gan, viêm thận kẽ
  • Bệnh não gan
  • Giảm số lượng bạch cầu, tiểu cầu, mất bạch cầu hạt và giảm toàn bộ các tế bào máu ở ngoại biên.

Nếu bệnh nhân sau khi điều trị bằng Omeprazol có các triệu chứng trên hoặc bất cứ triệu chứng bất thường nào cần thông báo với bác sĩ để được tư vấn giảm liều hoặc có hướng dẫn phù hợp.

Lưu ý khi sử dụng thuốc Omeprazol

Trước khi dùng thuốc Omeprazol bạn nên lưu ý những gì?

  • Trước khi dùng Omeprazol cho người loét dạ dày cần phải được loại trừ khả năng bị u ác tính, vì thuốc có thể che lấp các triệu chứng, làm cản trở quá trình chẩn đoán sớm.
  • Không nên sử dụng thuốc này khi đang mang thai, đặc biệt trong 3 tháng đầu thai kỳ
  • Không nên dùng thuốc Omeprazol cho phụ nữ cho con bú để đảm bảo an toàn cho trẻ
  • Đối với người cao tuổi không cần thiết phải hiệu chỉnh liều
  • Nếu bạn ngừng dùng thuốc đột ngột hoặc ngưng dùng hẳn thuốc

Trên đây là những thông tin hữu ích của thuốc dạ dày Omeprazol, trong quá trình sử dụng thuốc nếu thấy xuất hiện những triệu chứng bất thường nên nhanh chóng thông báo với bác sĩ chuyên khoa để có các biện pháp xử lý sớm.

Leave a Comment