Thuốc Cefuroxim là thuốc gì? Tác dụng và liều lượng như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Thuốc Cefuroxim là thuốc gì?
Cefuroxim là thuốc kháng sinh, làm ức chế sự tăng trưởng của vi khuẩn. Do đó, Cefuroxim được sử dụng trong điều trị các bệnh lý nhiễm trùng đường hô hấp, đường tiết niệu, bệnh lậu hay chốc lở ngoài da do vi khuẩn gây ra. Trong trường hợp phẫu thuật, Cefuroxim được sử dụng với mục đích ngăn ngừa nhiễm trùng cho bệnh nhân.
- Tên thuốc: Cefuroxim
- Nhóm thuốc: Thuốc kháng sinh nhóm cephalosporin
- Dạng bào chế: Viên nén, thuốc tiêm, thuốc ống
- Thành phần thuốc: Cefuroxim và tá dược
- Dạng bào chế và Hàm lượng:
- Hỗn dịch uống: 125 mg/5 ml; 250 mg/5 ml;
- Viên nén: 125 mg, 250 mg, 500 mg.
- Lọ 250 mg, 750 mg hoặc 1,5 g bột pha tiêm.
- Nhà sản xuất: Hiện thuốc Cefuroxim được sản xuất bởi một số công ty như Mebiphar, Pharimexco, Tipharco…
Thuốc Cefuroxim có tác dụng gì?
Cefuroxim là một kháng sinh cephalosporin thế hệ 2. Dạng thuốc tiêm là dạng muối natri, dạng thuốc uống là este acetyloxyethyl của cefuroxim.
Thuốc Cefuroxim được dùng trong chữa trị các loại bệnh ở một mức độ nhẹ đến vừa. Những người đang mắc các bệnh về đường hô hấp, bệnh viêm tai giữa, viêm họng tái phát bởi vi khuẩn nhạy cảm gây nên hoặc viêm amidan, viêm xoang tái phát, sẽ được chỉ định dùng Cefuroxim. Thuốc Cefuroxim còn giúp ích rất nhiều trong quá trình chữa trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu không biến chứng. Da và mô mềm bị nhiễm khuẩn do các vi khuẩn nhạy cảm gây nên.
Thuốc dạng tiêm Cefuroxim Natri sẽ giúp cho cơ thể tạo nên những hàng rào bảo vệ chống nhiễm khuẩn ở thể nặng đường hô hấp dưới. Nhiễm khuẩn mô mềm và da, nhiễm khuẩn xương khớp, đường huyết bị nhiễm khuẩn và viêm màng não bị gây ra bởi những loại vi khuẩn nhạy cảm.
Thuốc Cefuroxim giá bao nhiêu?
- Thuốc Cefuroxim có thể mua phổ biến nhất là dạng viên nén 500mg và 250 mg
- Thuốc cefuroxim 500 mg có giá 40.000 đồng/hộp
- Thuốc cefuroxim 250mg có giá 30.000 đồng/hộp
Chỉ định đối với thuốc Cefuroxim
Thuốc Cefuroxim được chỉ định trong các trường hợp sau đây:
- Nhiễm khuẩn da và mô mềm không biến chứng như nhọt, mủ da và chốc lở;
- Nhiễm khuẩn đường hô hấp: viêm tai giữa, viêm xoang, viêm amidan và viêm họng do liên cầu khuẩn; viêm phổi, viêm phế quản cấp;
- Đường tiết niệu: viêm bể thận, viêm bàng quang và viêm âm đạo;
- Điều trị bệnh lậu, viêm niệu đạo cấp không biến chứng, viêm cổ tử cung;
- Thuốc Cefuroxim cũng có tác dụng trong điều trị bệnh Lyme ở giai đoạn sớm và phòng ngừa ở giai đoạn muộn của bệnh Lyme, thường gặp ở người lớn và trẻ em trên 12 tuổi;
Chống chỉ định của thuốc Cefuroxim
- Người quá mẫn cảm hoặc dị ứng với các thành phần của thuốc;
- Có tiền sử dị ứng với nhóm thuốc kháng sinh Cephalosporin;
- Từng bị ảnh hưởng bởi penicillin, kháng sinh thuộc nhóm beta-lactam;
- Bệnh nhân có vấn đề nghiêm trọng về gan, thận, dạ dày, tim mạch;
- Người đang điều trị bằng kháng sinh aminoglycosid (có tương tác với Cephalosporin);
Liều lượng và Cách dùng thuốc Cefuroxim
- Cách dùng thuốc Cefuroxim:
- Có thể dùng thuốc Cefuroxim dạng viên nén kèm (hoặc không kèm) với thức ăn. Thuốc dạng lỏng phải được uống cùng với thức ăn. Liều lượng theo chỉ định của bác sĩ.
- Uống thuốc đầy đủ trong thời gian quy định, tuyệt đối không tự ý dừng thuốc. Trường hợp bỏ liều có thể làm tình trạng nhiễm trùng nặng hơn và kháng thuốc kháng sinh.
- Thuốc sẽ vô hiệu nếu dùng không đúng dạng và hàm lượng theo chỉ định của bác sĩ.
- Đối với bệnh nhân là trẻ em có thể dùng cefuroxim ở dạng hỗn dịch uống nếu không thể nuốt nguyên viên (vì dạng viên có vị đắng hơn nhiều so với dạng hỗn dịch).
- Liều lượng:
Tùy thuộc vào tình trạng bệnh mà liều lượng thuốc Cefuroxim sử dụng cho mỗi người là khác nhau.
- Viêm phế quản: Uống Cefuroxim từ 250 – 500 mg 2 lần/ngày. Hoặc có thể dùng 750mg – 1,5g tiêm vào bắp hoặc tiêm tĩnh mạch cách nhau 8 giờ trong thời gian từ 5 -10 ngày.
- Viêm bàng quang: Nếu người bệnh không có biến chứng, uống cefuroxim 250mg 2 lần/ngày. Hoặc dùng 750mg tiêm vào tĩnh mạch cách nhau 8 giờ liên tục từ 7 đến 10 ngày.
- Viêm nắp thanh quản: Tiêm cefuroxim 1,5g vào tĩnh mạch, cách nhau từ 6 – 8 giờ tùy thuộc vào tính chất và mức độ nghiêm trọng của nhiễm trùng.
- Nhiễm trùng khớp: Tiêm cefuroxim 1,5g vào tĩnh mạch, cách 8 giờ/lần và điều trị liên tục trong khoảng 3-4 tuần.
- Điều trị bệnh Lyme: Uống cefuroxim 500mg 2 lần/ngày và liên tục trong 20 ngày.
- Viêm màng não: Tiêm cefuroxim 1,5g vào tĩnh mạch cách nhau 6 – 8 giờ trong 14 ngày.
- Viêm xương tủy: Dùng cefuroxim 1,5g tiêm tĩnh mạch cách nhau 8 giờ, điều trị liên tục trong khoảng 4-6 tuần tùy theo tính chất mức độ nhiễm trùng.
- Viêm tai giữa: Uống cefuroxim 250mg 2 lần/ngày trong 10 ngày.
- Viêm phúc mạc: Dùng cefuroxim 750mg đến 1,5 g tiêm tĩnh mạch cách nhau 8 giờ, trong 10-14 ngày.
- Viêm phổi: Nếu không biến chứng, dùng cefuroxim 750mg tiêm vào bắp hoặc tiêm tĩnh mạch cách nhau 8 giờ. Nếu bệnh phức tạp, dùng 1,5g tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch và cũng cách nhau 8 giờ.
- Viêm bể thận: Dùng cefuroxim 750mg đến 1,5g uống cách nhau 8 giờ hoặc uống 250-500mg, 2 lần/ngày trong 14 ngày.
- Nhiễm khuẩn huyết: Dùng 1,5g tiêm tĩnh mạch, cách 6-8 giờ, kết hợp với aminoglycoside. Điều trị liên tục trong 7-21 ngày tùy theo tính chất mức độ nhiễm trùng.
- Viêm xoang: Uống cefuroxim 250mg 2 lần/ngày trong 10-14 ngày.
- Nhiễm trùng da hoặc mô mềm: Dùng cefuroxim 250-500mg uống 2 lần/ngày (không biến chứng nhiễm trùng) hoặc dùng 750mg tiêm tĩnh mạch cách nhau 8 giờ trong 10 ngày.
- Viêm amidan/viêm họng: Dùng cefuroxim 250mg uống 2 lần/ngày trong 10 ngày.
- Nhiễm trùng đường hô hấp trên: Dùng cefuroxim 250-500mg uống 2 lần/ngày.
- Nhiễm khuẩn đường tiết niệu: Bệnh không biến chứng, dùng cefuroxim 250mg uống hai lần/ngày trong 7-10 ngày hoặc dùng 750mg tiêm tĩnh mạch cách 8 giờ. Trường hợp bệnh phức tạp dùng 1,5g tiêm tĩnh mạch cách nhau 8 giờ.
- Đối với trẻ em: Liều dùng cefuroxim cũng cần phải theo chỉ định của bác sĩ và tùy thuộc vào từng loại nhiễm trùng. Đặc biệt, đối với trẻ sơ sinh cần phải được bác sĩ thực hiện và theo dõi kỹ càng.
Thông thường, trẻ em dưới 1 tuổi sử dụng liều là 125mg 2 lần/ ngày hay 10mg/kg hai lần mỗi ngày tới tối đa 250mg/ngày.
Đối với trẻ em từ 2 tuổi trở lên mắc bệnh viêm tai giữa, có thể dùng 250mg hai lần mỗi ngày hay 15mg/kg hai lần mỗi ngày tới tối đa 500mg/ngày.
Tác dụng phụ của thuốc Cefuroxim
Khi sử dụng thuốc Cefuroxim xuất hiện các triệu chứng sau đây, người bệnh cần phải kịp thời gặp bác sĩ để có phương hướng xử lý:
- Đau rát tại chỗ nơi bị tiêm và truyền tĩnh mạch, có thể viêm tĩnh mạch.
- Phản ứng phản vệ toàn thân, nhiễm nấm candida.
- Tiêu chảy, táo bón, đau bụng.
- Da xuất hiện những nốt ban đỏ, sần sùi, cứng hoặc chai.
- Buồn nôn và nôn, chóng mặt, hoa mắt, buồn ngủ khủng khiếp.
- Sốt cao da vàng ứ mật, thiếu máu tan máu.
- Lên cơn co giật, đau đầu, kích động, không kiểm soát hành vi.
- Một số trường hợp xương khớp bị đau, có thể liên quan đến tiền sử bệnh tái phát.
Lưu ý khi sử dụng thuốc Cefuroxim
Hiện nay, chưa có nghiên cứu nào ghi nhận dấu hiệu tổn thương khả năng sinh sản hoặc có hại cho bào thai do dùng thuốc Cefuroxim. Tuy nhiên, cần phải sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
Trẻ sơ sinh sử dụng thuốc Cefuroxim có nguy cơ bị tiêu chảy, tưa và nổi ban, do đó nên cẩn trọng khi dùng thuốc ở người mẹ đang cho con bú.