Thuốc Cefixim (điều trị các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra)

Thuốc kháng sinh Cefixim được kê khá nhiều trong các đơn thuốc. Người bệnh cần lưu ý các tác dụng và liều lượng của thuốc khi sử dụng.

Thuốc Cefixim

Thuốc Cefixim là thuốc gì?

Thuốc Cefixim là thuốc kháng sinh thuộc nhóm cephalosporin được dùng để điều trị các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra như viêm tai giữa, viêm xoang, viêm bàng quang. Cefixim không có hiệu quả đối với các bệnh nhiễm trùng do virus như các bệnh cảm, cúm thông thường.

  • Tên thuốc: Cefixim
  • Nhóm thuốc: kháng sinh thuộc nhóm cephalosporin thế hệ 3
  • Dạng bào chế và hàm lượng: 
  • Hỗn dịch, thuốc uống: 100mg/5 ml, 200mg/5 ml, 500mg/5 ml;
  • Viên nén, thuốc uống: 200mg, 400mg;
  • Viên nang, thuốc uống: 200mg, 400mg;
  • Viên nhai, thuốc uống: 100mg, 150mg, 250mg.
  • Đóng gói: 
  • Dạng viên nang/viên nén đóng hộp 2 vỉ, mỗi vỉ 10 viên
  • Dạng hỗn dịch đóng hộp 10 gói
  • Thành phần thuốc: Cefixim trihydrathe và tá dược.

Thuốc Cefixim có tác dụng gì?

Thuốc Cefixim là thuốc kháng sinh thuộc nhóm cephalosporin thế hệ III. Thuốc hoạt động bằng cách ngăn chặn vi khuẩn phát triển. Do đó, Cefixim được dùng để điều trị nhiều bệnh nhiễm khuẩn khác nhau.

Trong quá trình sử dụng, việc lạm dụng hoặc sử dụng không cần thiết bất kỳ loại kháng sinh nào cũng có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc.

Thuốc Cefixim giá bao nhiêu?

Tùy từng loại đóng gói và hàm lượng khác nhau, thuốc Cefixim sẽ có giá khác nhau.

  • Dạng viên nang/viên nén 100mg có giá khoảng 50.000 đồng/hộp
  • Dạng hỗn dịch 100mg có giá khoảng 35.000 đồng/hộp

Chỉ định đối với thuốc Cefixim

Thuốc Cefixim được chỉ định để điều trị các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra như:

  • Viêm tai giữa, viêm họng và amidan.
  • Nhiễm trùng đường hô hấp trên và dưới.
  • Viêm phổi mắc phải tại cộng đồng.
  • Các bệnh nhiễm trùng da.
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu.
  • Viêm xoang.
  • Nhiễm trùng ống mật.
  • Sưng hạch do vi khuẩn.
  • Nhiễm trùng do liên cầu khuẩn.
  • Điều trị bệnh lậu chưa biến chứng, bệnh thương hàn, bệnh lỵ
Thuốc Cefixim

Chống chỉ định của thuốc Cefixim

Cefixim chống chỉ định đối với các trường hợp sau:

  • Người bệnh có tiền sử quá mẫn cảm với Cefixim hoặc với các kháng sinh nhóm Cephalosporin khác, người có tiền sử sốc phản vệ do Penicillin.
  • Trẻ sơ sinh.

Liều lượng và Cách dùng thuốc Cefixim

Thuốc Cefixim thường được dùng với liều lượng như sau:

  • Đối với bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm phế quản, viêm amidan, viêm tai giữa:
  • Trẻ em từ 6 tháng -12 tuổi: Sử dụng hỗn dịch uống hoặc viên nhai Cefixim với liều lượng 8mg/kg/lần/ngày. Hoặc chia làm 2 lần, mỗi lần uống 4mg, lần dùng sau cách lần dùng trước 12 giờ.
  • Người lớn: Uống Cefixim 400mg/ngày/lần. Hoặc chia thành 2 lần uống, mỗi lần 200mg, lần dùng sau cách lần dùng trước 12 tiếng.
  • Đối với bệnh nhân bị suy thận, tùy thuộc vào độ thanh thải Creatinin:
  • Trên 60ml/phút: không cần chỉnh liều.
  • Từ 21 – 60ml/phút: 300mg/ngày
  • Dưới 20ml/phút: 200mg/ngày.
  • Đối với bệnh nhân nhiễm trùng cổ tử cung, niệu đạo không biến chứng:
  • Người lớn: Uống Cefixim 1 lần 400mg với 1 liều duy nhất.
  • Trẻ em: Không được chỉ định sử dụng Cefixim.

Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng được ghi trên bao bì và tuân theo sự chỉ dẫn của bác sĩ về cách dùng và liều lượng thuốc Cefixim. Ngoài ra, khi sử dụng thuốc Cefixim bạn cần lưu ý một số điều sau:

  • Với thuốc dạng viên nhai, bạn cần phải nhai kỹ trước khi nuốt. 
  • Với thuốc dạng viên uống, bạn không được nghiền nát hoặc nhai chúng. Vì điều này sẽ làm cho lượng thuốc mà cơ thể hấp thụ tăng lên quá nhiều dẫn đến nguy cơ gặp phải các tác dụng phụ cao.
  • Nếu dùng thuốc dạng hỗn dịch: Phải có các dụng cụ đo để xác định đúng liều lượng mình cần dùng, tránh trường hợp dùng quá liều, gây nguy hiểm cho cơ thể. Hỗn dịch uống cần được bảo quản trong tủ lạnh và chỉ sử dụng trong vòng 14 ngày.

Tác dụng phụ của thuốc Cefixim

Mặc dù hiếm gặp, nhưng thuốc Cefixim vẫn có thể có một số tác dụng phụ sau:

  • Tác dụng phụ thường gặp:
  • Buồn nôn và nôn.
  • Đau bụng, đầy hơi.
  • Mệt mỏi, mất ngủ.
  • Nổi ban đỏ, sốt do thuốc.
  • Tác dụng phụ hiếm gặp:

Ngoài ra, trong một số trường hợp, Cefixim còn có thể gây ra một số tác dụng phụ nghiêm trọng hơn. Hãy đến ngay các cơ sở y tế gần nhất nếu gặp phải các triệu chứng sau: 

  • Tiêu chảy nặng 
  • Đau bụng dữ dội, nôn ra máu.
  • Vàng da hoặc mắt.
  • Co giật
  • Có các vấn đề về  thận như tiểu ít, nước tiểu màu vàng sậm, khó tiểu, sưng bàn chân và mắt cá chân.
  • Người yếu, tim đập nhanh, da nhợt nhạt.
  • Sưng miệng, lưỡi, họng. 

Lưu ý khi sử dụng thuốc Cefixim

Cần thông báo với bác sĩ đầy đủ thông tin về tiền sử bệnh lý và các loại thuốc mà bạn đang định dùng. Đặc biệt là:

  • Mẫn cảm với cefixim hoặc các cephalosporin khác.
  • Những loại thuốc bị dị ứng, đặc biệt là penicillin.
  • Phụ nữ đang mang thai và cho con bú, trẻ nhỏ và người lớn tuổi cần sử dụng thuốc theo sự chỉ định của bác sĩ. 
  • Các trường hợp bị hen phế quản, phát ban da, nổi mề đay, người bị suy thận, tiểu đường.

Thuốc Cefixim có tương tác với một số loại thuốc, tùy vào từng dạng điều chế khác nhau như Aspirin, Acetaminophen, Clorpheniramine, Valproate Natri, Ofloxacin, Metronidazole, Paracetamol, Các loại vitamin B, B1, B12, B6, C, D3, K, K1, Ibuprofen và Clavulanate…

Khi dùng thiếu liều, hãy bổ sung liều đã quên ngay khi nhớ ra. Tuy nhiên, nếu gần đến thời gian dùng liều tiếp theo, hãy bỏ qua liều cũ. Tuyệt đối không được tăng gấp đôi liều lượng trong một lần dùng để bù lại.

Nếu sử dụng Cefixim thấy cơ thể xuất hiện các biểu hiện bất thường khi dùng quá liều, liên hệ ngay với các cơ sở y tế hoặc bác sĩ để được hướng dẫn cách xử lý.

Leave a Comment