Thuốc Alpha Chymotrypsin (thuốc chống phù nề, kháng viêm)

Alpha chymotrypsin là một loại men dùng để kháng viêm và chống phù nề rất hiệu quả. Vậy tác dụng và liều lượng ra sao? Cần lưu ý gì khi sử dụng thuốc? Hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây.

Thuốc Alpha Chymotrypsin
Thuốc Alpha Chymotrypsin

Thuốc Alpha chymotrypsin là thuốc gì?

  • Tên thuốc: Alpha Chymotrypsin
  • Nhóm thuốc: Thuốc điều trị bệnh gút và các bệnh lý xương khớp, thuốc giảm đau, hạ sốt, thuốc chống viêm không chứa steroid.
  • Dạng bào chế: Bao gồm viên nén, viên nhai, viên con nhộng, dung dịch chymotrypsin 4200 IU, dung dịch có hạt và dung dịch tiêm.
  • Thành phần thuốc Alpha chymotrypsin: Alpha chymotrypsin® 
  • Hàm lượng: 4,2mg/viên
  • Đóng gói: Vỉ 10 viên nén – Hộp 2 vỉ, hộp 5 vỉ, hộp 20 vỉ.
  • Nhà sản xuất: Công ty Cổ phần Dược phẩm TV. Pharm

Thuốc Alpha chymotrypsin có tác dụng gì?

Alpha chymotrypsin là thuốc chống phù nề và kháng viêm hiệu quả. Các bạn có thể biết đến một số tên gọi như: Alpha Choay, Katrypsin, Chymobest…. Đây là thuốc được chỉ định dùng để điều trị phù nề sau chấn thương, phẫu thuật, bỏng.

Ngoài ra, Alpha chymotrypsin còn được dùng trong hỗ trợ trong phẫu thuật lấy đục thủy tinh thể trong bao ở người từ 20 – 60 tuổi. Tuy nhiên, hiện nay, kỹ thuật phẫu thuật ngày càng hiện đại nên ít chỉ định sử dụng thuốc này hơn.

Bên cạnh đó, thuốc Alpha chymotrypsin còn có tác dụng chống viêm trong các viêm khác (viêm đường hô hấp, xoang…)

Cơ chế hoạt động như sau: Alpha chymotrypsin là một men phân giải protein. Enzym này giúp ngăn chặn sự tổn thương mô trong quá trình viêm đồng thời ngăn chặn quá trình hình thành phù nề tại vùng bị viêm.

Thuốc Alpha Chymotrypsin
Thuốc Alpha Chymotrypsin

Thuốc Alpha chymotrypsin giá bao nhiêu?

Alpha Chymotrypsin có nhiều thương hiệu như: Alpha Chymotrypsin Choay, Alpha Chymotrypsin Glomed, Alpha Chymotrypsin Bidiphar, Alpha Chymotrypsin Donaipharm, Alpha Chymotrypsin Mebiphar…  

Thuốc được bán rộng rãi tại các hiệu thuốc và giá bán cũng khác nhau. Hiện được bán lẻ tính theo viên vào khoảng 982 VNĐ/viên

Chỉ định đối với thuốc Alpha chymotrypsin

  • Thuốc Alpha chymotrypsin hỗ trợ điều trị giảm viêm và phù nề trong các trường hợp áp xe, chấn thương hay sau phẫu thuật.
  • Làm lỏng các dịch tiết đường hô hấp trên trong viêm phế quản, viêm xoang, các bệnh phổi.  

Chống chỉ định của thuốc Alpha chymotrypsin

Alpha chymotrypsin với những người mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc.

Liều lượng & Cách dùng thuốc Alpha chymotrypsin

1. Đối với người lớn: 

Bạn có thể sử dụng Alpha chymotrypsin theo đường uống và ngậm với liều dùng như sau:

  • Đường uống: Uống thuốc 3 – 4 lần trong ngày và mỗi lần uống 2 viên (mỗi viên 4,2 mg).
  • Đường ngậm dưới lưỡi: Mỗi ngày ngậm 4 – 6 viên, chia làm nhiều lần.

2. Đối với trẻ em:

  • Hiện nay, vẫn chưa có nghiên cứu cụ thể liều dùng dành cho trẻ em. Do đó, trước khi dùng thuốc cho con, cha mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ.

Tác dụng phụ của thuốc Alpha chymotrypsin

  • Tác dụng phụ thường gặp khi sử dụng thuốc Alpha Chymotrypsin là tăng nhãn áp tạm thời. Các mảnh vụn dây chằng bị tiêu hủy làm tắc mạng bó dây. Khi dùng trong nhãn khoa, có thể gặp phù giác mạc hay viêm nhẹ màng bồ đào.
  • Sau khi tiêm bắp với alpha chymotrypsin, đôi khi có các phản ứng dị ứng nặng. Bạn sẽ được nhân viên y tế thử phản ứng trước khi tiêm nếu nghi ngờ có bị dị ứng.
  • Nếu bạn gặp phải bất kì tác dụng không mong muốn nào khác của thuốc thì nên thông báo cho bác sĩ để được xử lý phù hợp.

Lưu ý khi sử dụng thuốc Alpha chymotrypsin

  • Không sử dụng nếu bị dị ứng với bất kì thành phần nào của thuốc 
  • Trẻ em, người cao tuổi, phụ nữ mang thai hoặc cho con bú cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc Alpha Chymotrypsin
  • Bảo quản thuốc ở nhiệt độ dưới 25 độ C, tránh ẩm và ánh sáng. 
  • Thuốc cũng không được tiếp xúc với cồn hoặc các chất khử khuẩn khác vì cũng có thể làm thuốc mất tác dụng.
  • Nếu dùng thuốc quá liều, bạn có thể bị sốc phản vệ. Bạn có thể xuất hiện các triệu chứng như: bồn chồn, khó thở, nổi mày đay, buồn nôn, mệt mỏi, phù nề thanh khí quản, co giật, da tím tái, suy tim cấp, nhịp tim nhanh, truỵ mạch… Cần sớm phát hiện các dấu hiệu nhận biết sốc phản vệ và báo với bác sĩ hay phòng cấp cứu để được xử lý kịp thời, tránh biến chứng nguy hiểm.

Leave a Comment