Thai nhi nằm ở đâu trong bụng mẹ? Đây là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm, nhất là đối với chị em lần đầu làm mẹ. Họ không tránh khỏi sự tò mò về vị trí nằm của con trong bụng như thế nào đảm bảo an toàn cho mẹ và thai nhi.
1. Giải đáp: Thai nhi nằm ở đâu trong bụng mẹ?
Quá trình thụ thai được tính từ thời điểm trứng và tinh trùng gặp nhau và tạo thành hợp tử, sau khoảng 3 – 4 ngày hợp tử này bắt đầu di chuyển vào tử cung và tìm chỗ để làm tổ, trên đường đi có sự phân bào 3 lần.
Sau Khi tìm được vị trí làm tổ thích hợp, phôi thai sẽ hình thành chân giả và bám vào niêm mạc tử cung sau đó hình thành nhau thai và bọc ối. Từ đó cho tới 9 tháng 10 ngày em bé sẽ chỉ nằm trong chiếc nôi êm ái trong tử cung của người mẹ.
Vậy đối với câu hỏi thai nhi nằm ở đâu trong bụng mẹ thì câu trả lời là tử cung chị em nhé.
Vị trí của tử cung nằm ở giữa xương chậu, phía sau bàng quang và phía trước của trực tràng, nối tiếp âm đạo bởi cổ tử cung. Vị trí thực tế của tử cung trong khung xương chậu thay đổi tùy từng người như tử cung ngả trước hoặc vị trí ngả sau và tử cung sẽ thay đổi liên tục trong quá trình mang thai.
Một cách đơn giản hơn nếu bạn muốn biết trong bụng mẹ thai nhi nằm ở đâu, chị em có thể sờ lên bụng mình, phía dưới rốn và bên trên mu, chính là vị trí mà em bé được bao bọc trong suốt thai kỳ.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp thai nhi có thể nằm ở những vị trí khác như ống dẫn trứng hoặc ổ bụng… và tất cả những trường hợp ngoài tử cung thế này (gọi là chửa ngoài dạ con) đều rất nguy hiểm cho mẹ và em bé, chắc chắn là sẽ không giữ được bào thai.
Do đó, sau khi có thai 12 – 14 ngày các mẹ hãy đi siêu âm để bác sĩ kiểm tra xem thai nhi đã vào được tử cung chưa nhé. Nếu chưa cần phải theo dõi đề phòng thai ngoài tử cung.
2. Một số tư thế của thai nhi khi nằm trong bụng mẹ
Ngoài thắc mắc thai nhi nằm ở đâu trong bụng mẹ, thì chắc hẳn có nhiều chị em cũng muốn chứng kiến tận mắt các tư thế nằm của con đúng không nào?
Trong tam cá nguyệt thứ nhất và thứ 2, khi thai nhi còn nằm ở trong bụng mẹ bé có thể nhào lộn, chuyện động, đạp, huých… mà không cố định ở một tư thế nào. Nhưng càng về sau kích thước to hơn và để chuẩn bị cho sự ra đời bé sẽ dừng lại ở một tư thế nhất định. Dưới đây là những vị trí của thai nhi trong bụng mẹ trước khi chào đời:
Vị trí nằm của thai nhi trong bụng mẹ là “ngôi đầu”
Thai ngôi đầu sẽ có 2 trường hợp là:
· Ngôi đầu, mặt thai nhi sẽ quay vào trong bụng mẹ tức là mặt bé úp vào bụng mẹ, đầu quay xuống khung xương chậu. Đây là vị trí được cho là thuận lợi nhất để thai nhi ra đời.
· Thai nhi ngôi đầu, mặt bé quay ra ngoài: Nghĩa là đầu em bé quay xuống cổ tử cung nhưng mặt bé lại quay ra ngoài của bụng mẹ. Vị trí này thường gây khó khăn trong quá trình vượt cạn của người mẹ. Khi đi siêu âm thấy thai nhi nằm trong bụng mẹ ở vị trí này bác sĩ khuyên mẹ nên đi lại vận động để thai nhi tự xoay chuyển vị trí hoặc trong lúc sinh bác sĩ sẽ dùng tay hoặc kẹp để xoay ngôi thai thủ công giúp thuận lợi hơn cho quá trình sinh nở.
Vị trí nằm của thai nhi trong bụng mẹ là “ngôi mông”
Thai nằm ngôi mông cũng xảy ra 2 trường hợp đó là:
· Thai nhi ngôi mông tứ chi ở phía trước: nghĩa là mông bé nằm ở dưới tử cung còn đầu cùng phía với đầu tử cung, tứ chi đưa về phía trước.
· Thai nhi ngôi mông chân ở phía dưới: Đây cũng là trường hợp ngôi mông nhưng 2 chân bé gập lại và 2 bàn chân nằm ở dưới mông chứ không đưa về phía trước.
Thai ngôi mông bác sĩ có thể xoay lại vị trí bằng cách thủ công nhưng đa phần được khuyên sinh mổ.
Vị trí nằm của thai nhi trong bụng mẹ là “ngôi ngang”
Đây cũng là trường hợp ít khi xảy ra, ở tư thế này lưng của thai nhi chạm vào đáy tử cung, tứ chi hướng lên trên. Thai nhi nằm ở trong bụng mẹ ngôi ngang nên rất khó để sinh thường, phần lớn các mẹ sẽ phải sinh mổ.
Vị trí nằm của song thai trong bụng mẹ
Đối với mẹ bầu mang song thai, tư thế nằm của em bé trong bụng sẽ ngược nhau. Một bé ngôi đầu còn một bé sẽ là ngôi mông. Nếu trong thai kỳ khỏe mạnh thì bác sĩ sẽ khuyên mẹ sinh thường, còn đa phần sẽ được chỉ định sinh mổ cho an toàn cả mẹ và bé.
3. Vị trí của thai nhi như thế nào dễ sinh nhất?
Vị trí nằm của thai nhi trong bụng mẹ có ảnh hưởng không nhỏ tới ca sinh, nếu thai nằm tại vị trí thuận lợi các mẹ có thể sinh thường và không mất quá nhiều thời gian cũng như sức lực. Ngược lại, nếu thai nhi nằm ở vị trí không thuận lợi, trẻ sẽ khó chịu ra ngoài mà thông qua âm đạo, mẹ có thẻ sinh thường nhưng không dễ dàng, nhanh mất sức do chuyển dạ kéo dài.
Theo các chuyên gia cho rằng, để mẹ có thể sinh thường được thuận lợi nhất, thai nhi nằm tại những vị trí đầu quay xuống, mặt quay sang bên và hướng tới vị trí phần lưng của mẹ, lưng của trẻ quay về phía bụng. Về tư thế này được xem là phần ngôi đầu, một tư thế thuận lợi nhất của trẻ sẽ tự đưa phần đầu ra theo đường sinh theo tử cung của mẹ rất nhanh chóng.
Khi đầu của bé nằm ở tư thế cúi nhiều nhất, tất cả các bác sĩ gọi nó là chúng ngôi chỏm và đây chính là một trong những trường hợp khá phổ biến với những ca sinh thường.
4. Vị trí nằm của thai nhi có thay đổi được không?
Các vị trí nằm của bé có thể thay đổi, các bé sẽ tự xoay về ngôi thuận hay ngôi đầu sau 36 tuần. Một số em bé thậm chí thay đổi tư thế, vị trí ngay trước khi mẹ chuyển dạ. Với thai ngôi mông các bác sĩ có thể áp dụng thủ thuật xoay ngôi thai (ECV) từ bên ngoài bằng tay để đưa thai nhi về vị trí thuận cho việc sinh nở.
Ngoai ra, một số người tin rằng các bài tập trong thời gian mang thai có thể giúp em bé xoay mình sang vị trí thích hợp. Một bài tập phổ biến là nghiêng mình về phía trước, người mẹ chống tay lên sàn nhà, hai chân ở vị trí cao hơn, giống như tư thế của thai nhi trong tử cung và lắc người qua lại từ 10 – 15 phút.
Bơi lội, đi bộ và ngồi trên bóng nhún cũng giúp mẹ bầu khỏe mạnh hơn. Tuy nhiên, quan trọng nhất là bà bầu cần thường xuyên tham khảo ý kiến bác sĩ và theo dõi vị trí nằm của em bé khi mang thai để bác sĩ kịp thời can thiệp hoặc đưa ra lời khuyên hợp lý, an toàn nhất cho thai nhi và mẹ bầu.
Trên đây là những chia sẻ về các kiến thức liên quan đến vị trí thai nhi nằm ở đâu trong bụng mẹ, hy vọng rằng với những thông tin này sẽ giúp ích cho các mẹ có thêm kinh nghiệm trong suốt quá trình mang thai. Chúc mẹ và
Trên đây là những chia sẻ về vị trí nằm của thai nhi trong bụng mẹ. Hy vọng với những thông tin này sẽ giúp ích của các mẹ có thêm kinh nghiệm trong suốt quá trình mang thai của mình. Chúc chị em có một thai kỳ khỏe mạnh, mẹ tròn con vuông!