[ Tê Bì Tay Chân ] Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị tốt nhất

Tê bì tay chân là tình trạng phổ biến, thường gặp trong cuộc sống hàng ngày. Thế nhưng, nó cũng là báo hiệu cho một tình trạng sức khỏe nào đó mà bạn không nên chủ quan.

Tê bì tay chân là gì?

Tê bì tay chân là một trong những hội chứng phổ biến nhất trong các bệnh lý về thoát vị đĩa đệm và đau dây thần kinh tọa. Đó là triệu chứng xảy ra do các rễ thần kinh bị chèn ép. Bất cứ ai cũng có thể là “nạn nhân” của hội chứng này từ thanh thiếu niên cho đến những người cao tuổi. 

Tê Bì Tay Chân

Thông thường, tê bì tay chân có thể do các nguyên nhân cơ học thông thường gây ra. Tuy nhiên, nếu tình trạng này xuất hiện liên tục thì có thể là nhiều biểu hiện của nhiều bệnh lý. Các bạn không nên chủ quan để tránh gặp những nguy hiểm về sức khỏe.

Nguyên nhân gây tê bì tay chân 

Có rất nhiều “thủ phạm” gây ra hội chứng tê bì tay chân. Các bạn thử “soi chiếu” xem vấn đề mình gặp phải là gì?

  • Bệnh lý thần kinh – cột sống

Đây là nhóm nguyên nhân tương đối phổ biến, chiếm đến 75%. Trong đó, đối tượng thường mắc phải là người lớn và lao động nhiều. 

Một số bệnh thường gặp tình trạng tê bì tay chân như: Thoát vị đĩa đệm, Thoái hoá cột sống … Tình trạng tê bì xuất hiện theo thời gian khiến cấu trúc xương bình thường bị thay đổi. Các rễ dây thần kinh bị chèn ép, người bệnh có thể bị đau nhức cổ vai, tay chân và tê rần dọc lên trên. 

  • Hẹp ống sống: 

Hẹp ống sống là bệnh bẩm sinh. Khi đó, cột sống bị biến dạng, thu nhỏ lại khiến các rễ thần kinh chạy qua bị chèn ép và gây tê tay chân kéo dài. Tình trạng bệnh kéo dài có thể gây tắc nghẽn lưu thông máu, dẫn tới vận động khó khăn.

  • Viêm đa rễ thần kinh: 

Bệnh lý xảy ra khi hệ thần kinh ngoại biên tổn thương gây rối loạn cảm giác và hạn chế vận động.

  • Đa xơ cứng: 

Đây là bệnh rối loạn tự miễn và tác động trực tiếp đến hệ thần kinh trung ương và gây tổn thương màng bọc Myelin. Từ đó dẫn đến tê tay chân, co thắt cơ bắp, mệt mỏi.

  • Xơ vữa động mạch: 

Xơ vữa động mạch gây hẹp lòng mạch, chèn ép dây thần kinh chạy qua và dẫn đến tê bì tay chân.

  • Tê bì tay chân do chấn thương: 

Khi bạn gặp chấn thương mạnh ở vùng chân hoặc tay do tai nạn giao thông, tai nạn nghề nghiệp, ngã cầu thang,… sẽ khiến áp lực đè nén lên dây thần kinh. Nếu không được xử lý đúng cách, chấn thương này sẽ để lại di chứng về sau, gây ra triệu chứng tê bì ở các khớp tay và chân. 

  • Tư thế làm việc sai: 

Những người lao động thường xuyên bê vác vật nặng hoặc ngồi, đứng quá lâu ở một tư thế, lười vận động và thường xuyên ngồi dưới máy lạnh sẽ gây tổn thương dây thần kinh. Lâu dần dễ bị tê bì tay chân.

Ngoài ra, khi bạn ngủ sai tư thế như: nằm nghiêng người, nằm gối quá cao, liên tục dùng giày cao gót,… sẽ khiến tay chân tê bì.

  • Stress, mệt mỏi: 

Căng thẳng, mệt mỏi kích thích các tế bào thần kinh gần bề mặt da tê ngứa và tê bì tay chân.

Triệu chứng của tê bì tay chân

Cảm giác tê rần ở các đầu chi, nhất là ngón tay là biểu hiện thường gặp nhất của tê bì chân tay. Cảm giác châm chích hoặc thậm chí có thể kèm theo giảm cảm giác nhận biết thông thường.

Tuy nhiên, bạn cũng cần quan sát thêm các triệu chứng kèm theo như:

  • Đau mỏi cổ vai gáy lan xuống nửa người kèm theo triệu chứng tê bì một bên
  • Tê /dị cảm mặt trong cánh tay lan xuống ngón 4/5 chẳng hạn , khi nằm lâu /để tay chân ở vị trí cố định trong 1 khoảng thời gian nào đó, râm ran như kiến bò
  • Tay chân mất cảm giác: tình trạng tê kéo dài sẽ khiến tay, chân bị mất cảm giác, thường gặp nhất về đêm.
  • Tê kiểu châm chích, nóng bỏng tứ chi kiểu của bệnh lý viêm đa dây thần kinh trong tiểu đường, bệnh lý tổn thương đa rễ /nhiều rễ -dây thần kinh
  • Tê buốt lan dọc cánh tay, cẳng chân: tê buốt lan đến hết cánh tay, cổ chân, cẳng chân và gây hạn chế vận động.
  • Những bệnh lý tê đau của hội chứng ống cổ tay /dị cảm trong hội chứng hạ canxi máu tiềm ẩn.
  • Tê yếu kiểu trung ương kèm theo thay đổi cảm giác, phản xạ và có tổn thương thần kinh sọ
  • Chuột rút ở tay chân: co thắt cơ đột ngột gây đau nhức âm ỉ bắp tay, bắp chân.

Bạn cần đi gặp bác sĩ thăm khám khi có những biểu hiện sau:

  • Bị tê chân kéo dài trong thời gian dài liên tục khoảng trên 6 tuần
  • Yếu cơ, mất thăng bằng.
  • Đau nhức cơ thể như cổ, gáy, vai, hông, đùi, mông,…
  • Thay đổi màu sắc da vùng tê bì: tái nhạt hoặc tím đỏ,… 
  • Tri giác lẫn lộn, mất đi sự minh mẫn bình thường. 

Cách điều trị hội chứng tê bì chân tay

Sau khi khai thác tiền sử và khám lâm sàng, bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh điện cơ để đo lường mức độ của cơ bắp, Chụp cộng hưởng từ MRI, Chụp cắt lớp vi tính CT Scan, Chụp X-quang. Từ đó mới đưa ra phác đồ điều trị.

  • Đối với điều trị Tây y:
  • Sử dụng thuốc giảm đau, chống viêm: Loại thuốc này có tác dụng giảm đau, tê tay chân chỉ sau vài giờ sử dụng, phòng chống hiện tượng viêm tại các khớp, kiểm soát hiện tượng tê chân tay hiệu quả. Bao gồm Arcoxia, Ibuprofen, Paracetamol, Bonlutin,…
  • Thuốc giãn cơ: Được chỉ định trong các trường hợp tê tay chân kèm theo hiện tượng cơ cứng bắp, bao gồm Myonal, Mydocalm,..
  • Bổ sung Vitamin và khoáng chất: Trong trường hợp tê bì chân tay xảy ra do cơ thể thiếu dưỡng chất, người bệnh nên kịp thời bổ sung các nhóm vitamin B và khoáng để để bồi bổ sức khỏe kịp thời, cải thiện hệ thần kinh bị tổn thương.
  • Tập vật lý trị liệu:

Nếu tình trạng tê bì tay chân kéo dài thì bạn cần kết hợp sử dụng thuốc với vật lý trị liệu.

  • Bóp và xát chân:

Bạn hãy ngồi thoải mái ở trên giường hoặc ghế, duỗi thẳng chân. Dùng hai tay nắm lấy cổ chân rồi bóp từ gót đến đùi 3 lần. Tiếp đó, hai bàn tay ôm lấy cổ chân rồi xát mạnh từ chân lên đến đùi. Thực hiện động tác tương tự cho bên còn lại.

  • Bóp và xát tay

Tương tự như bài tập trên, người bệnh tê tay chân dùng tay nọ bóp cho tay kia từ vai xuống cổ tay 3 lần rồi xát mạnh 5 lần.

  • Hai tay đỡ trời

Bạn để tay ngang bụng, sao cho các ngón tay đan vào nhau. Sau đó từ từ nâng bàn tay lên ngang mũi, ngửa tay lên trời, mắt nhìn theo và hít thở đều. Tiếp theo, vòng tay ngang sang hai bên và đưa xuống hông, thở ra. Thực hiện lập đi lập lại động tác này 5 lần mỗi ngày.

Cách phòng tê bì tay chân hiệu quả

Để hạn chế tình trạng tê bì tay chân, các bạn cần lưu ý những vấn đề sau: 

  • Những người bị mắc chứng tê tay chân sinh lý: Nên vận động với những bài tập nhẹ nhàng tại tay chân như: xoa bóp, bấm huyệt, thư giãn, đi lại nhẹ nhàng,…
  • Chú ý tới những thành phần của các loại thuốc mà bạn đang sử dụng để điều trị các loại bệnh khác xem có mang lại tác dụng phụ nào không.
  • Nếu bạn có tình trạng tê tay chân sau khi ngủ dậy, bạn cần thay đổi tư thế liên tục trong khi ngủ, không nên nằm nguyên một tư thế quá lâu. Đồng thời, người bệnh cũng nên gác chân hoặc tay lên đệm hoặc gối giúp hạn chế chứng tê chân tay khi ngủ.
  • Chế độ ăn uống, dinh dưỡng cân bằng và khoa học giúp bổ sung đầy đủ thêm các nhóm Vitamin và các loại dưỡng chất cần thiết khác. 

Bài viết trên đây chúng tôi đã đưa ra tất cả những thông tin chi tiết về hội chứng tê bì tay chân cùng với cách phòng và điều trị bệnh. Hy vọng, các bạn sẽ có thêm những kiến thức hữu ích về sức khỏe!

Leave a Comment