Đối với trẻ sơ sinh, một trong những lựa chọn an toàn và hiệu quả khi bé khó chịu trong người là các loại thảo dược tự nhiên. Lá hẹ chính là một trong những thảo dược được nhiều cha mẹ sử dụng. Vậy tác dụng của lá hẹ đối với trẻ sơ sinh như thế nào? cùng tìm hiểu trong bài viết sau.
Cây rau hẹ hay còn có những tên gọi khác là cửu thái, khởi dương thảo… Hẹ là cây thân thảo, cao khoảng 40 – 50cm, được trồng quanh năm ở khắp các vùng miền. Đây là thực phẩm phổ biến và cũng là vị thuốc quý ở nước ta.
Theo Đông y, cả rễ, thân, gốc hẹ đều có tác dụng chữa bệnh. Rau hẹ sống có tính nhiệt, nấu chín tính ôn và vị cay có tác dụng ôn trung, hành khí, tán ứ và giải độc. Gốc hẹ tính ấm, vị cay tác dụng hành khí, tán ứ dùng chữa đau tức bụng ngực… Hạt của cây hẹ có vị cay ngọt, tính ấm giúp tăng cường sức khỏe.
Lành tính và nhiều dưỡng chất, ngoài công dụng chế biến làm món ăn, hẹ còn là cây thuốc chữa nhiều bệnh ở cả người lớn, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Nếu trong nhà có trẻ nhỏ, cha mẹ không thể không biết những tác dụng tuyệt vời của lá hẹ đối với bé.
Dinh dưỡng trong lá hẹ
Như trên đã nói hẹ là loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, chúng có lượng calo thấp nhưng chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi, bao gồm vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa.
Theo nghiên cứu, 1 muỗng canh hẹ khoảng 3g xắt nhỏ cung cấp các chất dinh dưỡng sau:
- Năng lượng: 0,9 calo.
- Vitamin K: 6,38 microgam (mcg), hoặc 5% giá trị hàng ngày (DV).
- Vitamin C: 1,74 miligam (mg), hoặc 2% DV.
- Folate: 3,15 mcg, hoặc 1% DV.
- Vitamin A: 6,43 mcg, hoặc 1% DV.
- Canxi: 2,76 mg, hoặc ít hơn 1% DV.
- Kali: 8,88 mg, hoặc ít hơn 1% DV.
Tác dụng của lá hẹ đối với trẻ sơ sinh
1. Rơ lưỡi trẻ sơ sinh bằng lá hẹ
Các mẹ có thể sử dụng lá hẹ để rơ miệng cho trẻ sơ sinh phòng ngừa các hiện tượng nấm lưỡi, tưa lưỡi khiến trẻ bỏ bú và hay quấy khóc.
Cách làm:
- Dùng 10 lá hẹ tươi rửa sạch, giã nát và vắt lấy nước.
- Thêm chút nước ấm vừa đủ, sau khi cho trẻ bú 30 phút thì mẹ dùng gạc tiệt trùng quấn vừa vặn vào đầu ngón tay trỏ rồi chấm nước lá hẹ rơ nhẹ lên lưỡi và nướu trẻ sơ sinh.
- Thực hiện thường xuyên lưỡi trẻ sẽ được vệ sinh sạch sẽ, trẻ bú ngoan và ngủ tốt hơn.
2. Giảm đau khi trẻ sơ sinh mọc răng
Trẻ bước vào giai đoạn mọc răng sẽ quấy khóc vì vùng lợi bị sưng đau có khi bị sốt.
Cách làm:
- Lúc này các mẹ hãy rửa sạch 10 lá hẹ tươi, cắt ngắn và xay nhuyễn vắt lấy nước cốt.
- Tiếp đến dùng gạc hoặc bông mềm thấm nước lá hẹ chấm nhẹ lên nướu trẻ vài lần trong ngày, tinh chất của lá hẹ sẽ giúp vùng lợi trẻ bớt sưng, tạo cảm giác dễ chịu.
3. Lá hẹ trị ho cho trẻ sơ sinh
Lá hẹ + đường phèn trị ho
Bài thuốc lá hẹ hấp với đường phèn cho trẻ sơ sinh đã được dùng từ lâu, bài thuốc này trị ho do nhiễm lạnh, có đờm khò khè ở cổ.
Cách làm:
- Lấy khoảng 5 – 7 lá hẹ rửa sạch, cắt ngắn và cho vào bát.
- Dùng 1 muỗng đường phèn trộn đều với lá hẹ hấp cách thủy 15 phút, chắt nước cho trẻ uống ngày 3 lần mỗi lần 1 muỗng nhỏ uống khoảng 3 – 5 ngày sẽ dứt các cơn ho.
Chú ý: Các mẹ nên bế vác bé lên vai hoặc cho bé nằm nghiêng, khum nhẹ bàn tay vỗ liên tục lên lưng trẻ đoạn từ phổi hướng về phía cổ có tác dụng hỗ trợ long đờm hiệu quả. Dùng lá hẹ trị ho cho trẻ sơ sinh rất an toàn và không gây tác dụng phụ, cơn ho sẽ giảm rồi cắt hẳn nếu mẹ kiên trì thực hiện.
Trị ho lá hẹ + hạt chanh + hoa đu đủ đực
Cách làm:
- Lấy một nắm lá hẹ, 10 – 20 hạt chanh, 15g hoa đu đủ đực và đường phèn.
- Đem các nguyên liệu này rửa sạch giã nát bỏ vào bát, trộn đường phèn rồi hấp cách thủy 30 phút là cho trẻ dùng được.
- Dùng ngày 2 – 3 lần mỗi lần 1 muỗng canh khoảng 5ml, cho bé dùng vài ngày sẽ cắt hẳn cơn ho.
Tuy nhiên, không phải lúc nào mẹ cũng có thể áp dụng thành công những cách chữa ho cho trẻ sơ sinh với lá hẹ. Mẹ nên đưa con đi khám bệnh để được bác sĩ kiểm tra và cho bé dùng thuốc phù hợp khi:
- Khi trẻ ho dai dẳng trên 1 tuần không dứt
- Trẻ ho kèm theo sốt liên tục 2 ngày trở lên
- Ho khó, kèm theo thở nhanh, thở dồn dập
- Mỗi khi trẻ ho tím tái toàn thân
- Trẻ thở khò khè, rít và co rút lồng ngực
Lá hẹ + mật ong trị ho
Tác dụng của lá hẹ đối với trẻ sơ sinh sẽ được phát huy tối đa khi được kết hợp với các nguyên liệu khác. Các mẹ muốn chữa ho cho bé hiệu quả, có thể sử dụng bài thuốc lá hẹ chưng mật ong.
Cách làm:
- Lấy một nắm lá hẹ rửa sạch cắt ngắn cho vào bát, đổ mật ong ngập lá hẹ sau đó hấp cách thủy hoặc cho vào hấp cơm.
- Cho bé dùng dần mỗi ngày 2 lần, mỗi lần khoảng 5ml, bài thuốc này sẽ làm giảm cơn đau rát cổ họng của bé và làm dịu cơn ho, nhất là ho về đêm.
Lá hẹ + gừng chữa ho cho trẻ sơ sinh
Gừng cũng nằm trong các loại nguyên liệu chữa ho hiệu quả, khi kết hợp với lá hẹ sẽ đem lại công dụng gấp đôi.
Cách làm:
- Chuẩn bị củ gừng tươi 20g cùng với 240g lá hẹ.
- Sau đó chúng ta tiến hành rửa sạch và cắt nhỏ, gừng nên gọt sạch vỏ.
- Đem toàn bộ hỗn hợp này đi hấp cách thủy cùng với chút đường phèn.
Để sử dụng lá hẹ chữa ho cùng gừng bạn chỉ cần chắt lấy nước cốt để cho trẻ uống từ 2 – 3 lần một ngày, mỗi lần từ 2 – 3 thìa, duy trì đều, hiệu quả sẽ bất ngờ đấy nhé.
4. Trị đau họng cho trẻ sơ sinh bằng lá hẹ + nghệ + chanh
Khi thời tiết chuyển mùa trẻ có thể mắc các loại bệnh về đường hô hấp, kèm theo dấu hiệu đau họng. Hãy tận dụng nguyên liệu sẵn có trong nhà như lá hẹ, nghệ, chanh mẹ có thể làm bài thuốc trị đau họng cho trẻ.
Cách làm:
- 10g lá hẹ, 1 quả chanh tươi, 20g nghệ tươi cùng đường phèn để làm hỗn hợp thuốc.
- Rửa sạch các nguyên liệu, cắt miếng vừa phải cho vào chén nhỏ, thêm đường phèn hấp cách thủy trong vòng 30 phút.
- Dùng hỗn hợp này cho trẻ uống 2 – 3 lần mỗi ngày, mỗi lần khoảng 1 muỗng cà phê là đủ. Để tránh trường hợp nôn trớ, mẹ nên cho trẻ uống trước khi bú.
5. Chữa táo bón cho trẻ bằng nước ép há lẹ tươi
Dùng lá hẹ để chữa táo bón cho trẻ đã được lưu truyền từ xưa, thành phần chất xơ dồi dào trong lá hẹ có công dụng nhuận tràng và giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, kích thích nhu động ruột và đẩy lùi chứng táo bón. Các mẹ có thể sử dụng phương pháp này cho bé theo các hướng dẫn sau:
Cách thực hiện:
- Lấy vài lá hẹ tươi đem rửa sạch loại bỏ hết bụi bẩn, sau đó cho vào nước muối loãng ngâm 15 phút để sát khuẩn.
- Vớt lá hẹ ra rửa sạch với nước lần nữa, sau đó cho vào cối giã và vắt lấy nước.
- Hòa nước cốt lá hẹ tươi với 100ml nước ấm và cho bé uống.
- Cho bé uống nước ép lá hẹ 1 lần/ngày, áp dụng cách này đều đặn mỗi ngày cho đến khi triệu chứng của bệnh thuyên giảm.
Trên đây là toàn bộ tác dụng của lá hẹ đối với trẻ sơ sinh, hy vọng với bài viết này sẽ giúp các mẹ không còn lo lắng khi con bị ho, đau họng, nấm lưỡi hay đau nướu do mọc răng.