Ra nhiều huyết trắng có phải sắp sinh không?

Ở những tuần cuối của thai kỳ là thời điểm em bé chào đời bất cứ lúc nào. Những điều bất thường dù nhỏ nhặt nhất cũng khiến các mẹ lo lắng. Vậy ra nhiều huyết trắng có phải sắp sinh không, dấu hiệu chuyển dạ như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây nhé!

Vì sao lại ra nhiều huyết trắng khi mang bầu?

Ra nhiều huyết trắng có phải sắp sinh luôn là thắc mắc chung của rất nhiều bà mẹ, tuy nhiên trên thực tế đây là hiện tượng bình thường có thể xuất hiện do các nguyên nhân sau:

  • Do lượng hormone trong cơ thể của bà bầu luôn có sự thay đổi.
  • Do vùng xương chậu và thành âm đạo của mẹ bầu sẽ mềm hơn vào những tháng cuối. Vì vậy, khí hư sẽ tăng tiết nhiều hơn, đồng thời nguy cơ các vi khuẩn xâm nhập và gây viêm ngứa cũng gia tăng. Lúc này nếu như chị em không chú ý giữ vệ sinh vùng kín sạch sẽ thì nguy cơ viêm nhiễm sẽ cao trong những ngày tháng cuối thai kỳ.
  • Trong giai đoạn tháng cuối thai kỳ, phần đầu của bé sẽ phát triển, chèn ép lên khung xương chậu. Đây cũng là nguyên nhân tăng tiết khí hư. Đôi khi, chị em còn có cảm giác tiết dịch đột ngột giống như cơn tiểu dắt.
  • Do dịch âm đạo có cả dịch nhầy lẫn máu thì đây là dấu hiệu cảnh báo sắp chuyển dạ.

Ra nhiều huyết trắng có phải sắp sinh? Những dấu hiệu nhận biết

Tình trạng ra dịch nhầy màu trắng hoặc hơi vẩn máu đỏ, ngả nâu ở những tuần cuối có thể là dấu hiệu nút nhầy cổ tử cung đang bong ra. Lớp dịch nhầy cổ tử cung, hay còn gọi là nút nhầy cổ tử cung là ống chất nhầy được tạo thành bởi phần niêm mạc tử cung, bám ở cổ tử cung để ngăn chặn vi khuẩn xâm hại làm ảnh hưởng tới thai nhi trong quá trình mang thai.

Trong tháng cuối thai kỳ, nút nhầy cổ tử cung bắt đầu bong ra ngoài theo đường âm đạo. Lúc này cổ tử cung bắt đầu co giãn, mở rộng để chuẩn bị cho em bé ra ngoài. Vì vậy các dịch nhầy cổ tử cung sẽ thoát ra ngoài có màu lạ là điều bình thường. Tuy nhiên, ra dịch nhầy không có nghĩa là các mẹ bầu sẽ chuyển dạ sinh con ngay mà bao gồm cả các dấu hiệu sắp sinh khác như:

1. Bụng tụt xuống thấp

Trong những tuần cuối của thai kỳ, mẹ bầu có thể dễ dàng nhìn thấy bụng có chiều hướng tụt xuống thấp đáng kể. Điều này đang báo hiệu rằng em bé sẽ chào đời trong khoảng 1 – 2 tuần tới.

2. Đi tiểu thường xuyên hơn

Khi mẹ bầu thấy dấu hiệu đi tiểu nhiều hơn bình thường là do đầu của thai nhi đã nằm gần sát bàng quang, nên mẹ bầu sẽ thường xuyên có cảm giác buồn đi tiểu và đi tiểu nhiều lần. Khoảng 2 tuần trước khi sinh thì thậm chí khoảng 1 giờ các mẹ đi tiểu một lần.

3. Đau lưng dưới

Trong những ngày cuối thai kỳ mẹ bầu có thể bị đau lưng rất nhiều, do lúc này em bé đã khá nặng và tụt xuống dưới sẽ tạo áp lực cho lưng và kéo dãn chằng lưng ở tử cung, xương chậu khiến mẹ bầu đau nhức. Khi thấy lưng mình thường xuyên đau đớn, chứng tỏ dấu hiệu em bé sắp chào đời.

4. Những cơn co thắt tử cung thường xuyên

Các cơn co thắt tử cung diễn ra mạnh mẽ ở những tuần cuối thai kỳ có thể là dấu hiệu mẹ bầu chuẩn bị lâm bồn. Nhưng cũng có một số trường hợp có thể có những cơn co thắt này trong suốt 3 tháng cuối thai kỳ, được gọi là những cơn đau giả.

Tuy nhiên, nếu mẹ chỉ còn cách ngày dự sinh từ 1-2 tuần thì cần đặc biệt chú ý dấu hiệu này. Khi cơn co thắt mạnh mẽ (kéo dài khoảng 30 giây) và thường xuyên hơn thì ca sinh nở đã sắp bắt đầu. Thông thường, những cơn đau đẻ sẽ ở mức độ nhẹ, ngắn cho đến mạnh mẽ và thường xuyên hơn.

5. Vỡ ối

Chỉ có 10% các ca sinh nở có túi ối bị vỡ trước khi xuất hiện những cơn đau, vì vậy khi thấy nước ối tràn ra ào ạt mẹ bầu cần đến ngay bệnh viện vì có thể em bé sẽ chào đời sau 1 – 2 giờ nữa. Thông thường chị em sẽ thấy hiện tượng vỡ ối trong quá trình đau đẻ. Đây là lúc em bé cần phải được hít thở không khí bên ngoài.

Ra nhiều khí hư dấu hiệu các bệnh vùng kín mẹ bầu thường gặp

Khí hư hay còn gọi là dịch âm đạo, là hiện tượng sinh lý bình thường. Ở trạng thái bình thường, huyết trắng có màu trắng trong, dính như lòng trắng trứng gà. Số lượng chỉ ra nhiều ở giai đoạn rụng trứng, trước giai đoạn kinh nguyệt và khi có kích thích tình dục, phụ nữ mang thai.

Tuy nhiên, có trường hợp khí hư bất thường có sự thay đổi về mùi cũng như màu sắc và kèm theo các biểu hiện ngứa rát vùng kín, có thể là do các bệnh lý cụ thể như:

1. Viêm âm đạo do nấm men

Đối với trường hợp này các mẹ có thể nhận thấy khí hư có màu trắng đục hoặc ngả vàng, có độ sệt hoặc gần giống với nước mũi đặc. Có thể gây ngứa và ra máu do âm đạo bị kích thích, viêm âm đạo do nấm men có thể không quá nghiêm trọng nhưng em bé sinh ra dễ bị nhiễm nấm từ vùng kín của mẹ, vì vậy mẹ bầu nên đi khám phụ khoa để được kiểm tra và kê thuốc đặt kháng nấm.

2. Viêm âm đạo do tạp khuẩn

Xảy ra tình trạng này nguyên nhân do mất cân bằng vi sinh trong môi trường âm đạo. Viêm âm đạo do tạp khuẩn thường gây ra tình trạng dịch tiết có mùi tanh hôi, ngứa rát.

Bệnh này rất nguy hiểm vì có thể lây lan lên tử cung và gây vỡ ối, sinh non. Vì vậy các mẹ trước khi xuất hiện các triệu chứng hoặc mới chớm xuất hiện nên đi khám phụ khoa ngay để được thăm khám sớm và điều trị kịp thời.

3. Bệnh lây qua đường tình dục

Bị bệnh lây qua đường tình dục, triệu chứng đầu tiên là khiến âm đạo có màu sắc và mùi hôi lạ. Bệnh lây qua quan hệ tình dục có thể dẫn đến sinh non, nhiễm trùng đường tiểu sau khi sinh, thậm chí một số vi khuẩn gây bệnh có thể đi qua nhau thai và ảnh hưởng đến thai nhi hoặc truyền cho bé trong quá trình sinh nở.

Cách phòng khánh viêm nhiễm vùng kín cuối thai kỳ

Để duy trì cơ thể khỏe mạnh trong suốt những ngày cuối cùng của thai kỳ, các mẹ bầu cần phải lưu ý những vấn đề sau:

  • Phải có lối sống tình dục an toàn, tốt nhất nên quan hệ tình dục với một bạn tình duy nhất và đảm bảo cả 2 đều không mắc bệnh nhiễm trùng qua đường tình dục.
  • Thường xuyên vệ sinh vùng kín, không tự ý thụt rửa sâu bên trong âm đạo
  • Luôn giữ cho cơ quan sinh dục được khô ráo
  • Lựa chọn những loại quần lót làm bằng cotton, giúp thấm hút mồ hôi và nên mặc đồ lót phù hợp với cơ thể mình,
  • Không nên sử dụng các loại sản phẩm có mùi hương và chất khử mùi trên vùng âm đạo. Không sử dụng bọt tắm vì có thể gây kích ứng vùng âm đạo và cũng có thể dẫn đến nhiễm trùng âm đạo.
  • Không nên làm việc quá sức, tăng cường nghỉ ngơi và có một chế độ dinh dưỡng hợp lý, ăn nhiều rau, trái cây để tăng sức đề kháng, chống lại vi khuẩn gây bệnh.
  • Đến các cơ sở y tế để thăm khám định kỳ, kịp thời phát hiện ra dấu hiệu bất thường để xử lý.

Hy vọng những thông tin về ra nhiều huyết trắng có phải sắp sinh không trong bài viết trên đây, giúp chị em giải đáp thắc mắc trong quá trình mang thai của mình. Chúc chị em có một thai kỳ khỏe mạnh, chào đón bé yêu ra đời.

Leave a Comment