Những món ăn bà bầu không nên ăn giúp mẹ an thai, con khỏe mạnh

Khi mang thai bà bầu cần có một chế độ dinh dưỡng khoa học là điều cần thiết. Tuy nhiên, ngoài bổ sung dinh dưỡng ra thì bạn cũng đừng quên tìm hiểu những món ăn bà bầu không nên ăn để giúp mẹ an thai và con khỏe mạnh nhé.

Top những món ăn bà bầu không nên ăn

1. Thủy hải sản có lượng thủy ngân cao

Các loại thực phẩm như cá mập, cá ngừ đóng hộp nằm trong danh sách những món ăn bà bầu không nên ăn bởi vì chúng có chứa hàm lượng thủy ngân cao, ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của thai nhi. Khi mang bầu nếu lượng thủy ngân tích tụ quá nhiều trong người sẽ làm tổn thương não bộ, thính giác và thị lực của trẻ, vì vậy tốt nhất mẹ bầu nên tránh các loại thủy hải sản có lượng thủy ngân cao này ra.

Còn những loại thực phẩm có hàm lượng thủy ngân thấp như cá rô phi, cá tuyết, cá hồi hay cá da trơn… thì lại rất tốt cho bà bầu vì có nguồn protein tuyệt vời, giàu vitamin B12, kẽm. Riêng cá hồi, cá thu còn giàu axit béo omega và DHA rất tốt cho não bộ. Dù vậy trong chúng vẫn có thủy ngân nên bà bầu chỉ nên ăn 1 lượng vừa phải khoảng 300 – 400g mỗi tuần. Khi ăn cần đảm bảo tất cả thực phẩm phải được chế biến sạch và được nấu chín.

2. Sushi

Đây là món ăn khoái khẩu của rất nhiều người, nhưng với bà bầu lại là thực phẩm giới hạn trong thai kỳ vì chúng là cá sống. Vi khuẩn chỉ có thể tiêu diệt khi được nấu chín, nên khi mẹ bầu ăn sushi có thể bị tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm.

3. Động vật có vỏ sống

Các loại động vật như sò, ốc, hàu sống là nguyên nhân gây ra các bệnh do thủy sản, các loại ký sinh trùng và vi khuẩn thường không được tìm thấy trong hải sản nấu chín. Khi mang thai vẫn có thể ăn các loại động vật có vỏ nhưng phải nấu kỹ, hàu và trai, hến phải nấu chín cho đến khi vỏ mở ra, nếu không mở thì mẹ bầu không nên dùng.

4. Thịt nguội

Trong thịt nguội có thể có vi khuẩn listeria, đây là loại vi khuẩn duy nhất được biết đến có thể sống sót ở mwucs nhiệt độ âm 40 độ C. Khác với các loại ngộ độc thực phẩm khác, khi mẹ bầu bị nhiễm loại vi khuẩn này có nguy cơ bị sảy thai. Vì vậy khi ăn bất cứ thức ăn nào, các mẹ cần nấu chín tuyệt đối nhé.

5. Thịt gia cầm sống

Khi mang thai bạn đừng sử dụng các loại thực phẩm gia cầm sống, bởi nó chứa nhiều vi khuẩn. Nên lựa chọn gia cầm đã làm sạch và tiệt trùng hoàn toàn.

6. Đồ buffet

Có rất nhiều người thích ăn buffet nhưng trong giai đoạn mang thai, bạn cần phải cẩn trọng vì có thể các món ăn này đã được chế biến quá lâu. Đảm bảo sử dụng món ăn được chế biến trong vòng 2 giờ.

7. Giá đỗ hay rau mầm

Khi mang thai chị em không nên ăn các loại rau mầm như giá đỗ, vi khuẩn có thể xâm nhập vào hạt trước khi mầm bắt đầu phát triển và các vi trùng này gần như không thể rửa sạch được.

8. Rau răm

Có tác dụng kích thích tiêu hóa, gây co bóp cơ trơn. Do đó, ăn nhiều rau răm có thể gây sẩy thai.

9. Dưa muối

Các loại dưa muối hay cà muối là những món ăn bà bầu không nên ăn, đây là thực phẩm được chế biến bằng cách sử dụng muối trộn chung với một số thân, lá, hoa, quả, củ để làm lên men chua dưới tác dụng của một số vi sinh vật. Ăn dưa muối đem lại nhiều tác dụng tích cực cho cơ thể và bữa ăn hàng ngày.

Dù có nhiều công dụng nhưng nếu không biết sử dụng đúng cách thì dưa muối lại bị trở thành thứ gây hại. Bởi vì trong một vài ngày đầu muối dưa, vi khuẩn sẽ chuyển hóa nitrat trong các nguyên liệu thành nitrit, làm hàm lượng nitrit tăng cao, độ pH giảm dần. Ăn dưa ở giai đoạn này có vị cay, hăng, hơi đắng vì chưa đạt yêu cầu rất hại cho cơ thể.

10. Rau ngót

Rau ngót thường được sử dụng làm loại canh hàng ngày, rau ngót có nhiều vitamin, chất sắt và nhiều chất xơ. Tuy nhiên rau ngót lại có thành phần papaverin, là loại chất gây mềm cổ tử cung co bóp. Vì vậy các mẹ bầu không nên ăn rau ngót, đặc biệt ở 3 tháng đầu thai kỳ, vì sẽ có nguy cơ gây sảy thai hoặc động thai.

11. Củ dền

Có rất nhiều người tưởng rằng củ dền có màu đỏ sẽ bổ máu và tốt cho quá trình mang thai. Tuy nhiên đây là màu sắc đặc trưng của loại thực phẩm này, không liên quan đến việc cấu tạo hồng cầu hay bổ máu ở người. Củ dền có thể gây oxy hóa máu thành methemoglobin, làm hồng cầu mất khả năng vận chuyển oxy gây thiếu máu, đặc biệt là ở trẻ em dễ gây ngộ độc… Vì vậy cũng cần hạn chế sử dụng củ dền ở phụ nữ mang thai.

12. Măng tươi

Trong măng tươi có chứa hàm lượng Cyanide rất cao, khoảng 230mg/ kg măng củ. Khi người ăn măng có chứa quá nhiều chất này, dưới tác động của các Enzym đường tiêu hóa, Cyanide ngay lập tức biến thành Acid Cyanhydric là một chất cực độc với cơ thể.

Trong cơ thổi, Cyanide tác động lên chuỗi hô hấp tế bào bằng cách làm bất hoạt các Enzym sắt của Cytocromoxydase hoặc Warburgs đều là nguyên nhân gây nên tình trạng thiếu oxy tế bào và toan chuyển hóa nặng. Vì vậy các mẹ bầu nên cẩn trọng khi ăn măng tươi.

13. Ớt, gừng

Gừng và ớt gây nóng trong nên dễ gây ra hiện tượng táo bón, hoạt chất gingerol trong gừng gây mỏng mạch máu và có thể góp phần gây ra hiện tượng máu đóng cục. Vì vậy thai phụ dùng lâu không có lợi, phụ nữ trong thời kỳ thai nghén có thể dùng gừng nhưng không được quá 4 ngày.

14. Khổ qua (mướp đắng)

Đây là loại rau quả có chứa nhiều vitamin và chất xơ. Nhưng trong chất đắng của khổ qua có chứa nhiều Quinin, medicine, vicine có tác dụng làm co bóp tử cung, gây động thai và sẩy thai. Vì vậy mẹ có thai trong 3 tháng đầu thai kỳ không nên ăn trái hổ qua dưới bất cứ hình thức nào.

15. Đu đủ

Đu đủ có nhiều enzyme giúp bà bầu tiêu hóa tốt, nhưng nó có đặc tính kích thích các cơ trơn hoạt động làm co thắt. Đồng thời kích thích các tuyến sữa gây tiết sữa. Tử cung là một khối cơ trơn và rất mong manh trong 3 tháng đầu thai kỳ, khi mẹ ăn đu đủ dạng chín hay xanh đều làm ảnh hưởng tử cung dễ gây sẩy thai.

16. Thơm (Dứa)

Đây là loại trái cây có chứa nhiều vitamin C, nhiều chất enzyme có tác dụng tiêu hóa các thành phần protein nhanh. Ngoài ra, dứa còn có thành phần Bromelain chất này có tác dụng làm mềm tử cung, sau đó kích thích tử cung co bóp. Vì vậy ăn dứa trong 3 tháng đầu thai kỳ dễ làm bóc tách túi thai và gây sảy thai.

17. Nhãn

Quả nhãn có chứa nhiều glucose ăn nhiều nhãn làm đường huyết tăng cao, gây táo bón và nổi nhiều mụn. Đối với bà bầu 3 tháng đầu thai kỳ cũng hạn chế ăn nhãn để tránh bị táo bón, đặc biệt là những mẹ có bệnh lý đái tháo đường thì tuyệt đối không nên ăn nhãn.

18. Cà phê

Mẹ có thai 3 tháng đầu không nên uống cafe, vì sẽ gây sẩy thai, hoặc làm thai chậm phát triển do trong cafe có tính kích thích, gây hưng phấn và làm mất ngủ. Theo các nhà chuyên gia uống cafe 5 ly trong 1 ngày, thì tỷ lệ sẩy thai gấp 3.4 lần so với người không uống café.

19. Rượu và bia

là loại thực phẩm có cồn không tốt cho Mẹ bầu, đặc biệt trong 3 tháng đầu thai kỳ, vì sẽ gây dị tật cho thai nhi, thai chậm tăng trưởng, sẩy thai.

Hy vọng với những món ăn bà bầu không nên ăn trên đây, sẽ giúp các bà bầu có một thai kỳ khỏe mạnh, đảm bảo sức khỏe tốt cho thai nhi!

Leave a Comment