Tắm cho trẻ sơ sinh là một việc làm rất cần thiết cho sự phát triển an toàn của trẻ, bởi không được tắm rửa trẻ sẽ ngứa ngáy, thậm chí mắc các bệnh về da, viêm nhiễm. Nhưng nên tắm cho bé vào lúc nào, nhiệt độ nước tắm cho bé sơ sinh mùa hè là bao nhiêu? Luôn là nỗi băn khoăn của nhiều bậc cha mẹ, bài dưới dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp vấn đề trên.
1. Nhiệt độ nước tắm cho bé sơ sinh mùa hè bao nhiêu?
Trẻ sơ sinh vừa ra đời phải làm quen với môi trường mới nên cần sự thích nghi dần dần. Chính vì vậy, các mẹ hãy tạo môi trường gần giống như khi trẻ ở trong bụng để con có thời gian thích ứng.
Nhiệt độ nước tắm cho bé sơ sinh rất quan trọng vì có thể làm ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe và làn da mỏng manh của bé. Vì vậy các mẹ cần chú ý nhiệt độ phù hợp khi tắm cho trẻ.
Nếu tắm nước quá nóng cho trẻ sơ sinh sẽ làm vỡ cấu trúc của da có thể làm da mỏng manh của bé bị phỏng rất nguy hiểm. Còn ngược lại nước quá lạnh sẽ có thể làm bé bị cảm dẫn đến bệnh về đường hô hấp, viêm phổi… Nhiệt độ nước tắm cho bé sơ sinh vào mùa hè, mùa thu hay mùa đông tốt nhất các mẹ để trong ngưỡng khoảng 35 – 38 độ C là phù hợp với trẻ. Nhiệt độ này đủ ấm khi tắm an toàn cho làn da của bé.
Trước khi cho bé tắm ba mẹ phải kiểm tra kỹ nhiệt độ nước tắm bằng nhiều cách có thể sử dụng khuỷu tay cho xuống nước để xem nóng lạnh thế nào nhưng tốt nhất sử dụng các nhiệt kế đo nước tắm.
Trên thị trường hiện nay dòng sản phẩm nhiệt kế đo nước tắm với nhiều hình dáng đa dạng, màu sắc đẹp mắt vừa làm đồ chơi thu hút các bé rất an toàn cho sức khỏe, giá thành hợp lý, tiện lợi khi sử dụng các mẹ có thể dùng để đo nhiệt độ nước tắm cho trẻ.
2. Nhiệt độ phòng tắm cho trẻ sơ sinh
Ngoài nhiệt độ nước tắm cho bé sơ sinh mùa hè ra thì các mẹ nên lưu ý đến không gian phòng tắm cho bé. Lựa chọn phòng tắm kín gió tránh nơi có cửa sổ, cửa sổ sẽ tránh ảnh hưởng trực tiếp tới bé. Nếu tắm cho bé sơ sinh vào mùa đông thời tiết quá lạnh thì bố mẹ nên dùng thêm máy sưởi hoặc điều hòa nóng để tăng nhiệt độ phòng giúp phòng ấm hơn.
Nhiệt độ phòng tắm và nước tắm an toàn trong ngưỡng giống nhau tránh cho trẻ bị sốc nhiệt. Nhiệt độ phòng tắm cho trẻ sơ sinh phù hợp các ba mẹ nên trong khoảng 36 – 38 độ kể cả khi tắm cho trẻ vào mùa hè hay mùa đông.
3. Thời gian nào tắm cho trẻ sơ sinh hợp lý?
Rất nhiều bậc cha mẹ có thói quen tắm cho bé khi có thời gian rảnh, như sáng sớm hay vào tối muộn mà không hề lựa chọn một thời điểm tắm phù hợp với trẻ. Thực tế, thời gian tắm cho bé cực kỳ quan trọng. Ví dụ, tắm cho ebs ngay sau khi ngủ dậy, thân nhiệt của trẻ bị thay đổi rất dễ khiến bé bị cảm lạnh và ốm hay ngay khi vừa đi tiêm phòng về, mẹ cũng không nên tắm cho bé ngay vì vết thương hở của mũi tiêm tiếp xúc với nước hoặc sữa tắm có thể gây xót hoặc tổn thương làn da vốn nhạy cảm của bé.
Theo các chuyên gia, bác sĩ nhi khoa các bậc cha mẹ không nên tắm cho bé quá sớm hoặc quá muộn. Vì thân nhiệt của bé vào buổi sáng và buổi tối là thời điểm thấp. Thời gian tắm phù hợp cho bé sơ sinh là từ 20h – 16h chiều, đây là thời điểm thân nhiệt của bé đã ổn định, thời tiết ngoài trời ấm nhất trong ngày.
Thời gian tắm cho bé từ 4 – 5 phút, không nên tắm quá lâu có thể khiến bé bị lạnh. Tuyệt đối không nên tắm cho trẻ khi đang ngủ hoặc ngay sau khi vừa ăn xong. Tốt nhất, các mẹ nên rèn cho bé có thói quen tắm theo trình tự: tắm – bú mẹ – ngủ vì sau khi tắm xong bé đói, ăn sẽ ngon miệng và giấc ngủ sẽ sâu hơn.
4. Mực nước tắm cho trẻ sơ sinh
Mực nước tắm cho mỗi bé khác nhau, tùy vào từng độ tuổi. Độ sâu của nước trong chậu phải đảm bảo không để trẻ cảm thấy lạnh và hở từ phần cổ trở lên. Đối với những bé dưới 6 tháng tuổi ba mẹ nên để mực nước trong chậu cao khoảng 13cm. Mực nước này là vừa đủ để toàn thân con được ngâm vào nước giúp bé giữ ấm không bị lạnh do không khí ngoài trời.
Đối với các bé trên 6 tháng tuổi các mẹ nên giữ mực nước cao tới eo khi ngồi trong chậu. Chú ý chỉ xem xét độ sâu khi đã tắt vòi nước và kiểm tra nhiệt độ trong chậu.
5. Một số lưu ý khác khi tắm cho trẻ sơ sinh
Ngoài các yếu tố về nhiệt độ nước tắm cho bé sơ sinh mùa hè, thời gian tắm cũng như mực nước tắm cho trẻ thì trong quá trình các mẹ cần đặc biệt lưu ý những điều sau:
– Trẻ sơ sinh hay quấy khóc khi tắm các mẹ nên trò chuyện, nô đùa cùng bé để bé cảm thấy thoải mái, cách này sẽ khiến bé thích thú và không có cảm giác sợ khi tắm nữa.
– Những ngày mùa hè nắng nóng, các mẹ có thể tắm cho bé hàng ngày vì da bé dễ đổ mồ hôi gây bít lỗ chân lông làm bé khó chịu dễ bị rôm sảy, mụn nhọt. Nhưng vào mùa đông, thời tiết lạnh các mẹ có thể giãn cách khoảng 2 – 3 ngày tắm một lần phù hợp với sức khỏe cho bé.
– Không nên dội nước trực tiếp lên đầu bé nên giúp bé quen dần với nhiệt độ nước bằng cách tắm chậm rãi từ dưới lên.
– Chuẩn bị đầy đủ các phụ kiện như khăn tắm, quần áo, phấn rôm, nước tắm trắng nếu cần. Bông gòn hoặc khăn sữa giúp thấm vệ sinh tai, rốn cho con sau khi tắm xong tránh để bé bị lạnh khi tắm xong.
6. Hướng dẫn các bước tắm cho trẻ sơ sinh
Tắm cho trẻ sơ sinh hàng ngày không chỉ giúp làn da của bé sạch sẽ mà còn kích thích lưu thông máu trong cơ thể. Đối với chị em lần đầu làm mẹ, tắm cho trẻ sơ sinh quả thực không phải điều dễ dàng. Hãy tham khảo cách tắm cho bé sơ sinh đúng chuẩn dưới đây mà không gây ảnh hưởng tới bé.
Chuẩn bị trước khi tắm
– Chuẩn bị các dụng cụ để tắm cho bé như chậu tắm, nước ấm, khăn xô nhỏ, khăn tắm, sữa tắm, quần áo sạch, nước muối sinh lý, cồn 70 độ, phấn rôm….
– Chuẩn bị phòng tắm cho bé đảm bảo các yếu tố nêu trên, lựa chọn thời gian tắm phù hợp.
– Pha nước tắm cho bé nhiệt độ đúng chuẩn.
– Cha mẹ tắm cho bé cần được rửa tay sạch sẽ.
Cách tắm cho bé
– Nên lựa chọn tư thế tắm cho bé: Mẹ ngồi trên ghế, bế bé trên tay đầu bé nằm gọn trong lòng bàn tay, lưng nằm trên cánh tay và phần mông được đặt lên đùi của mẹ.
– Rửa mặt cho bé: Lấy khăn mềm thấm nước ấm, vắt khô và lau nhẹ nhàng mặt, mắt và sống mũi, tai, cổ của bé.
– Gội đầu: Các bậc cha mẹ lấy ngón tay cái và ngón tay giữa của bàn tay trái bịt lỗ tai của bé, nhằm tránh vào trong tai bé trong khi gội. Tiếp đó, lấy tay phải gội đầu cho bé bằng cách xoa nhẹ nhàng để lấy đi các bụi bẩn, tế bào chết ở trên da của bé, lấy khăn lau khô tóc của bé.
– Tắm toàn thân: Các mẹ cởi quần áo và tã của bé, cho bé vào chậu tắm và tắm cho trẻ. Cần chú ý làm sạch các vùng da như bụng, lưng, bẹn, đùi hay mông, nách… đặc biệt, các mẹ cần tắm sạch sẽ ở những vùng da có nếp gấp.
Lưu ý: Với trẻ sơ sinh chưa rụng rốn, khi tắm mẹ cần hết sức thận trọng. Tốt nhất không nên để nước rơi vào cuống rốn để tránh nhiễm trùng.
Sau tắm cho bé
– Sau khi tắm xong, các mẹ nên lấy khăn khô và ấm lau người cho trẻ. Thoa phấn rôm vào các phần như bẹn, khuỷu tay, mông, khuỷu chân… để tránh bị hăm. Trẻ chưa rụng rốn, cần vệ sinh rốn bằng cồn 70 độ để sát trùng. Nếu mẹ thấy rốn trẻ bị sưng tấy và có mủ cần đưa trẻ tới bác sĩ để khám cụ thể.
Sau đó, mặc quần áo sạch, đeo bao tay chân, mũ và khăn cho bé. Nhỏ nước muối sinh lý vào mắt và mũi bé để vệ sinh sạch sẽ. Chỉ nên nhỏ mỗi bên mắt hoặc mũi một giọt, nhỏ từ từ để tránh bé hoảng sợ, có thể thực hiện hàng ngày để tránh nhiễm khuẩn mắt và làm sạch mũi cho bé.
Hy vọng với những thông tin nhiệt độ nước tắm cho bé sơ sinh mùa hè và những thông tin xung quanh giúp các mẹ chăm sóc cho bé tốt nhất. Chúc mẹ và bé luôn khỏe mạnh!