Đối với trẻ nhỏ, nhiệt miệng là căn bệnh phổ biến và gây khó chịu nhất. Không những thế bệnh còn tái đi tái lại nhiều lần khiến các bậc cha mẹ lo lắng. Vậy nguyên nhân, cách phòng và điều trị khi trẻ bị nhiệt miệng như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Nguyên nhân trẻ bị nhiệt miệng
Trẻ bị nhiệt miệng thường rất dễ nhận biết thông qua những mụn nước nhỏ hình tròn hoặc bầu dục, đáy màu vàng nhạt, xung quanh mụn sưng đỏ, có đường viền màu đỏ tươi, trên có một lớp trắng. Các vết loét này thường xuất hiện ở mặt trong của má, lợi hay môi, đầu lưỡi của trẻ. Nhiệt miệng là chứng bệnh lành tính, nhưng các vết loét này thường gây đau đớn, khó chịu. Khi bé ăn uống sẽ có cảm giác bỏng rát do những vết loét này gây ra.
Nhiệt miệng ở trẻ thường khó xác định được nguyên nhân rõ ràng. Những vết loét này thường có xu hướng xuất hiện khi những người trong gia đình cũng bị nhiệt miệng. Nếu bố hoặc mẹ bị nhiệt miệng thì bé cũng có thể bị chứng này đeo bám suốt quá trình phát triển. Ngoài ra, nhiệt miệng còn do:
- Bé bị bệnh, mệt mỏi hoặc bị căng thẳng
- Dị ứng thực phẩm
- Do chức năng miễn dịch bị suy giảm
- Ăn nhiều thực phẩm cay và chua
- Bệnh viêm đại tràng
- Bệnh Celiac (bệnh nhạy cảm với gluten)
- Thiếu dinh dưỡng, đặc biệt là thiếu vitamin B12, axit folic và thiếu sắt
- Bé lỡ cắn vào bên trong má dẫn đến nhiễm trùng
- Dị ứng với các thành phần hóa học trong kem đánh răng như natri lauryl sunfat
- Do rối loạn bài tiết bên trong
- Nhạy cảm với một số thực phẩm như sôcôla, cà phê, dứa, trứng và các loại hạt.
Vậy trẻ bị nhiệt miệng mẹ phải làm gì?
Đa phần những trường hợp nhiệt miệng ở trẻ không quá nguy hiểm và sẽ nhanh chóng tự khỏi trong vòng 1 tuần. Nhưng nó vẫn gây ra khó chịu và đau đớn cho bé, khi phát hiện thấy trẻ có dấu hiệu nhiệt miệng các mẹ có thể giúp con dễ chịu hơn bằng các phương pháp.
- Sử dụng một số loại thuốc và gel trị lở miệng được bày bán rộng rãi trong các tiệm thuốc tây. Các loại thuốc này khá an toàn cho trẻ em, nhưng nếu bé cưng dễ bị dị ứng, các mẹ nên nhờ bác sĩ kiểm tra thành phần thuốc trước khi cho con sử dụng.
- Cho bé súc miệng bằng nước ấm hoặc nước muối pha loãng, súc miệng ít nhất 4 lần mỗi ngày cho đến khi các vết lở lành hẳn.
- Dùng bàn chải mềm sẽ giúp con đỡ đau hơn khi đụng phải những vết loét.
- Cho trẻ ăn các loại thức ăn dạng lỏng, vì khi bị nhiệt bé không muốn ăn uống gì hết. Những thức ăn lỏng sẽ giúp bé dễ ăn hơn, việc ăn thức ăn đặc và rắn có thể làm con đau và lâu khỏi. Các mẹ cũng nên tránh những thức ăn cay, mặn có đặc tính axit vì có thể làm vết loét trở nên nghiêm trọng.
- Uống nhiều nước, bởi nếu mất nước sẽ làm cho tình trạng nhiệt miệng trở nên nghiêm trọng. Các vết lở có thể khiến bé đau và không muốn uống nước, các bạn nên chắc chắn rằng con vẫn đang nạp đủ lượng nước mỗi ngày.
Các mẹo trị nhiệt miệng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Dưới đây là một số cách trị trẻ bị nhiệt miệng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ mẹ có thể tham khảo:
Mật ong
Mật ong có tính chất chống vi khuẩn, nên nó sẽ giúp làm lành vết loét nhanh hơn. Cách thực hiện cũng rất đơn giản, các mẹ dùng ngón tay sạch của mình bôi một chút mật ong lên trên vết loét trong miệng cho trẻ.
Vì mật ong có hương thơm và vị ngọt nên rất hấp dẫn trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ nên chắc chắn bé sẽ không phản đối việc làm này của mẹ. Tuy nhiên, các mẹ cũng cần lưu đó là phương pháp dùng mật ong trị nhiệt miệng không được áp dụng cho trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi vì nó có thể gây ngộ độc cho bé.
Mật ong và củ nghệ
Củ nghệ có tính chống viêm, khử trùng, kháng khuẩn làm xúc tiến quá trình chữa bệnh. Hòa hỗn hợp nghệ và mật ong rồi bôi trực tiếp lên vết nhiệt miệng của con không chỉ giúp giảm đau mà còn giúp cho vết loét lành lại nhanh hơn. Tương tự như trên, công thức này cũng không nên áp dụng cho trẻ dưới 1 tuổi.
Dừa
Dầu, nước hoặc sữa trong dừa – cả ba loại này đều có thể được sử dụng để điều trị loét miệng cho trẻ sơ sinh. Vì thế, hãy cung cấp nước dừa nếu bé bị nhiệt miệng. Vì vậy, thay vì sử dụng nước thông thường các mẹ hãy dùng một chút nước sữa dừa để cho con súc miệng sẽ giúp làm dịu những vết loét. Với trẻ nhỏ hơn, có thể dùng dầu dừa đắp trực tiếp lên vết loét.
Sữa bơ
Bơ sữa chứa axit lactic, giúp hạn chế sự hoạt động và phát triển của vi khuẩn. Vì vậy, sử dụng sữa bơ như là một loại “thuốc sát khuẩn” cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị nhiệt miệng. Đối với trẻ sơ sinh trên 8 tháng tuổi và trẻ mới biết đi có thể dùng sữa bơ hàng ngày.
Sữa đông
Sữa đông có thể làm giảm các triệu chứng của bệnh nhiệt miệng như sữa bơ vì nó cũng có chứa axit lactic. Có thể chuẩn bị một ít trái cây và sữa đông để làm món sinh tố cho bé thưởng thức.
Lá húng quế
Cho bé nhai 2-3 lá húng quế để làm giảm đau và làm dịu các vết loét trong miệng. Ngoài ra, lá húng quế còn có thể giúp điều trị ho, cảm lạnh, sốt… ở trẻ.
Cam thảo
Cho một chút cam thảo vào nồi nước và đun sôi lên để tinh chất trong cam thảo thục ra nước. Sau đó lấy nước cho con uống 4-5 lần/ ngày để đem lại hiệu quả cao nhất. Mẹ cũng có thể làm hỗn hợp bột cam thảo với mật ong và bôi trực tiếp vào vết thương của con.
Ngoài ra, khi trẻ bị nhiệt miệng cũng là lúc bé rất biếng ăn, bởi vì khi thức ăn vào sẽ làm cho những đốm trắng trong khoang miệng bị rát, rất khó chịu, thậm chí là bị chảy máu. Nhưng không được để cho bé đói, mẹ phải biết cách tổ chức bữa ăn để giúp cho bé nhanh khỏe:
Củ cải
Củ cải có thể ép lấy nước uống hàng ngày, nếu như mùi khó uống thì các bạn có thể đem củ cải nấu canh ăn để giải nhiệt.
Rau diếp cá, rau mã đề và rau má
Những loại rau này có tác dụng giải nhiệt, giải độc cực kỳ tốt. Các bạn có thể nấu nước rồi cho bé uống hàng ngày hoặc nấu canh cũng được.
Rau ngót, rau mồng tơi
Rau ngót, mồng tơi là những loại rau có tính mát, có tác dụng giải nhiệt hiệu quả. Các bạn có thể nấu canh rau ngót, mồng tơi với tôm băm, thịt bằm vừa có vị ngọt lại có tác dụng giải nhiệt hiệu quả.
Thịt vịt
Thịt vịt được xem là một loại thực phẩm có tính mát, giúp hạ nhiệt hiệu quả. Tuy nhiên các bạn không nên cho bé ăn quá nhiều sẽ phản tác dụng.
Khi nào nên đưa trẻ đi khám bác sĩ?
Trẻ bị nhiệt miệng thông thường sẽ tự khỏi mà không cần điều trị, nhưng các bậc cha mẹ nên đưa con đến bác sĩ nếu kèm các dấu hiệu sau đây:
- Sụt cân nhanh chóng
- Đau ở vùng bụng
- Sốt cao bất thường
- Trong phân có lẫn máu hoặc chất nhầy
- Viêm hoặc loét da xung quanh hậu môn. Một vài trường hợp, lở miệng là hậu quả gián tiếp của viêm loét dạ dày hoặc viêm ruột.
Cách phòng nhiệt miệng ở trẻ em
Để tránh tình trạng nhiệt miệng làm ảnh hưởng đến sức khỏe của bé, cách tốt nhất nên phòng bệnh để tránh làm tổn thương niêm mạc miệng nhất là khi đánh răng hay ăn uống. Ngoài ra, các mẹ có thể nhắc trẻ thực hiện một số việc đơn giản như:
- Vệ sinh răng miệng mỗi ngày để tránh viêm nhiễm niêm mạc miệng, họng
- Tránh ăn uống quá khuya
- Tập thói quen súc miệng nước muối ấm mỗi ngày
- Hạn chế ăn đồ xào, cay nóng, nhiều dầu mỡ, uống nhiều nước
- Súc miệng bằng nước muối ấm 3 lần/ngày
Trên đây là những thông tin về bệnh nhiệt miệng ở trẻ, hy vọng sẽ giúp các mẹ có nắm được các biện pháp phòng ngừa và điều trị nhiệt miệng ở trẻ nhỏ bảo vệ sức khỏe của con tốt nhất.