Tụt huyết áp là một trong những vấn đề sức khỏe khá phổ biến, cơn tụt huyết áp đôi khi xảy ra đột ngột và gây ra những khó chịu và nguy hiểm đến sức khỏe trong cuộc sống hàng ngày. Vậy người bị tụt huyết áp nên ăn gì để mau hồi phục và không nên ăn gì? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
1. Tụt huyết áp là gì và dấu hiệu nhận biết?
Tụt huyết áp là khi chỉ số huyết áp đột ngột giảm xuống dưới 90/60 mmHg. Trong khi chỉ số của người bình thường tương ứng huyết áp tâm thu và tâm trương là 120/80 mmHg. Tụt huyết áp có thể làm cho thể tích máu giảm đi vì co mạch.
Dấu hiệu tụt huyết áp dễ nhận biết nhất bao gồm:
– Chóng mặt hoặc choáng váng
– Ngất xỉu
– Tầm nhìn mờ dần đi hoặc mờ hẳn
– Buồn nôn
– Mệt mỏi
– Thiếu tập trung
– Lú lẫn, đặc biệt là ở người già
– Da lạnh, sần sùi, nhợt nhạt
– Hơi thở nhanh và nông
– Mạch yếu và nhanh
Tụt huyết áp quá mức có thể gây sốc và đe dọa tới tính mạng của người bệnh. Nếu có các dấu hiệu sau, người bệnh cần được cấp cứu càng sớm càng tốt.
2. Chế độ ăn cho người huyết áp thấp
Để tránh tình trạng tụt huyết áp xảy ra liên tục, bạn nên có một chế độ ăn uống điều độ như sau:
Chia nhỏ các bữa ăn trong ngày, duy trì 3 – 4 bữa/ngày
Huyết áp thấp xuất hiện nhiều ở những người ăn ít, hay bỏ bữa và có khoảng cách giữa các bữa quá xa dẫn đến giảm lượng đường trong máu. Vì vậy nên duy trì chế độ ăn uống hợp lý từ 3 – 4 bữa/ ngày rất cần thiết. Đặc biệt người bị huyết áp thấp càng không được dùng chế độ ăn kiêng để giảm cân nhanh.
Bổ sung một số thực phẩm có tác dụng tăng huyết áp
Hiện nay có một số thức ăn đồ uống có tác dụng làm tăng huyết áp nhanh chóng như cà phê, nước chè, ăn thức ăn đậm đà, nước sâm, bột tam thất, nước nho. Ngoài ra, nếu huyết áp thấp do thiếu máu mà nhất là ở phụ nữ, nên tăng cường thức ăn chứa nhiều sắt như thịt nạc, gan động vật, mộc nhĩ, nấm hương khô, rau đay, rau dền, quả lựu, táo…
Nên ăn nhiều muối hơn
Có rất nhiều thông tin cho rằng những người huyết áp thấp nên ăn mặn hơn để làm tăng khối lượng tuần hoàn trong cơ thể, nhờ tác dụng giữ nước của muối. Bình thường chúng ta ăn 10 – 12g muối mỗi ngày, người bị huyết áp cao nên giảm lượng muối mỗi ngày xuống còn 5g/ ngày, người huyết áp thấp nên ăn 10 – 15g ăn mặn có thể cải thiện tình trạng huyết áp thấp.
Tuy nhiên, người bệnh cũng không nên lạm dụng vì ăn quá mặn sẽ nguy hiểm dễ gây tăng huyết áp khi nằm. Bạn nên tránh một số thực phẩm nhiều muối có thể gây hại cho sức khỏe như thức ăn nhanh, đồ hộp, nước sốt…
Uống nhiều người mỗi ngày
Nên uống khoảng 10 cốc nước mỗi ngày, sau khi tập luyện thể thao hay trong những ngày hè nóng nên dùng nước trong thành phần có nhiều natri và kali.
3. Vậy tụt huyết áp nên ăn gì?
Những người bị tụt huyết áp nên ăn các thực phẩm cụ thể như:
Nho khô
Nho được xem là phương thuốc chữa tự nhiên tuyệt vời hỗ trợ điều trị huyết áp thấp. Nho khô duy trì huyết áp ở mức bình thường bằng cách hỗ trợ chức năng của tuyến thượng thận. Bạn có thể ngâm khoảng 30 – 40 quả nho khô trong nước và để chúng qua đêm, nên ăn vào mỗi sáng khi bụng đói.
Hạt hạnh nhân
Giống như nho khô bạn ngâm hạnh nhân khoảng 4 – 5 quả trong nước, để qua đêm. Sáng hôm sau bóc lớp vỏ bên ngoài xay nhuyễn và pha vào sữa nóng để uống trong bữa sáng.
Gừng
Gừng là loại gia vị dùng rất nhiều trong các bữa ăn, chúng có công dụng kích thích tiêu hóa, giải cảm và lưu thông mạch máu… cho vài lát gừng tươi hoặc uống trà gừng mỗi ngày sẽ giúp cải thiện huyết áp thấp.
Nước chanh
Uống nước chanh pha cùng với chút muối, đường vừa giúp bổ sung điện giải vừa giúp cải thiện huyết áp nhanh chóng. Chất chống oxy hóa có trong chanh giúp duy trì huyết áp ổn định và điều tiết lưu thông máu.
Thịt nạc, gan
Những người huyết áp thấp do thiếu máu (đặc biệt là ở phụ nữ trẻ) nên ăn các loại thịt nạc (bò, gà, heo), gan, trứng gà, tôm, cá… Ngoài ra, nên ăn các loại rau quả như: đậu, rau dền, rau đay, quả lựu…
Thực phẩm giàu vitamin B12
Nhiều trường hợp cơ thể thiếu vitamin B12 có thể dẫn đến tình trạng thiếu máu, mà thiếu máu là nguyên nhân gây ra huyết áp thấp. Thực phẩm giàu B12 bao gồm trứng, ngũ cốc, thịt bò…
Thực phẩm giàu folate
Folate có tác dụng tương tự như vitamin B12. Các thực phẩm giàu folate bao gồm măng tây, đậu, gan, các loại rau có màu xanh đậm…
Trà cam thảo
Cam thảo có thể làm giảm tác dụng của aldosteron, hormone giúp điều chỉnh tác động của muối đối với cơ thể. Không những thế còn giúp cho nồng độ kali trong cơ thể giảm xuống, kali là một trong những nguyên nhân khiến huyết áp thấp. Bởi vì lượng muối trong cơ thể bạn tiêu hao nhanh chóng qua đường nước tiểu.
Mặc dù trà cam thảo có thể giúp tăng huyết áp nhưng bạn không nên lạm dụng loại trà này thường xuyên vì sẽ gây ra một số tác dụng phụ như ngộ độc, sẩy thai và tương tác với một số loại thuốc khác.
Caffeine
Cà phê và trà chứa caffein có thể tạm thời làm tăng huyết áp bằng cách kích thích hệ thống tim mạch và tăng nhịp tim của bạn.
4. Người bệnh huyết áp thấp nên kiêng gì?
Bên cạnh những thực phẩm cần bổ sung trên thì người huyết áp thấp cũng cần tránh các loại thực phẩm sau:
Củ cải đường
Củ cải đường chỉ thích hợp cho người cao huyết áp, nếu uống 1 ly nước ép củ cải đường sẽ giúp huyết áp giảm nhanh chóng. Vì vậy nên không tốt cho người có tiền sử huyết áp thấp, tụt huyết áp.
Táo mèo
Đây là thực phẩm tốt cho những người cao huyết áp nhưng không tốt cho người có huyết áp thấp.
Hạt dẻ nướng, sữa ong chúa
Cả hai loại thực phẩm này sẽ làm giảm huyết áp của bạn, vì vậy nằm trong danh sách kiêng kỵ. Trong sữa ong chúa có chứa hoạt chất insulin làm tăng phản ứng hạ đường huyết. Insulin tác động sẽ làm giãn động mạch và huyết áp rất nhanh, người huyết áp thấp không nên dùng.
Cà rốt
Có chứa muối succinic có thể khiến kali trong nước tiểu tăng lên, huyết áp giảm, nên tránh ăn nhiều.
Cà chua, mướp đắng
Đây là thực phẩm có tác dụng hạ đường huyết khiến huyết áp, vì vậy không nên dùng. Người bị huyết áp thấp mà ăn nhiều cà chua sẽ xuất hiện triệu chứng đau đầu, hoa mắt, chóng mặt.
Đồ uống có cồn
Khi bạn uống đồ uống có cồn huyết áp sẽ tăng lên do kích thích nhịp tim. Nhưng nó lại làm mất nước và gây giãn mạch nên sau đó huyết áp sẽ giảm đi đột ngột và dẫn đến hoa mắt, chóng mặt, lao đao rất nguy hiểm sức khỏe.
– Ngoài ra còn có các loại thực phẩm khác như: Cần tây, dưa hấu, tảo bẹ, tỏi, hạt hướng dương, hành tây… Tuy cơ chế chưa rõ ràng nhưng chúng đều có tác dụng giãn mạch, lợi tiểu và gây hạ huyết áp.
Rau diếp cá, khoai tây, chuối… Rất giàu kali ít natri. Việc bổ sung nhiều kali sẽ làm thận tăng đào thải natri vào nước tiểu. Chính vì vậy ăn nhiều các loại rau này sẽ khiến bạn tụt huyết áp.
Hy vọng với bài viết trên đây đã giúp bạn có thêm kiến thức về tụt huyết áp nên ăn gì, tránh ăn gì. Từ đó giúp bạn có chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt phù hợp hơn, đừng quên tham khảo ý kiến bác sĩ để có được cơ thể khỏe mạnh.