Sinh mổ lần thứ 4 tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ về sức khỏe đối với cả người mẹ và thai nhi, thậm chí có thể gây tử vong. Đặc biệt là trường hợp có thai lại sớm sau lần sinh mổ trước đó, mức độ nguy hiểm càng tăng gấp nhiều lần.
Việc nắm rõ cách chăm sóc sức khỏe, theo dõi thai kỳ kỹ càng là điều vô cùng quan trọng đối với thai phụ sinh mổ lần thứ 4. Nó giúp đảm bảo mẹ và bé được an toàn và khỏe mạnh
Đẻ mổ được sinh con tối đa bao nhiêu lần?
Có nhiều thông tin cho rằng phụ nữ đẻ mổ thì chỉ được sinh con 3 lần. Nhưng theo các bác sĩ sản khoa thì điều này phụ thuộc vào từng tình trạng sức khỏe, hoàn cảnh của thai phụ.
Sinh mổ sẽ làm giảm nguy cơ tai biến với cả mẹ và thai nhi. Nhất là trường hợp mẹ gặp phải các bệnh lý về tim mạch, tiền sản giật nặng, khung chậu lệch, thai to, rau tiền đạo…
Tuy nhiên nhược điểm của phương pháp này là sẽ khiến bé không được tiếp xúc với hệ vi khuẩn trong môi trường âm đạo của mẹ nên sức đề kháng yếu. Nguy cơ vỡ tử cung, thai bám sẹo mổ cũ, rau cài răng với người mẹ sẽ cao hơn.
Bởi vậy, dù không có quy định cụ thể nào nhưng các bác sĩ luôn khuyến cáo các thai phụ chỉ nên sinh mổ 2 – 3 lần. Trường hợp sinh mổ lần 4 sẽ tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, nguy hiểm cho cả mẹ và bé.
Mổ đẻ lần 4 vào tháng mấy của thai kỳ?
Phụ nữ vẫn được khuyên chỉ nên sinh mổ 2 lần để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé. Tuy nhiên trong một số trường hợp, sản phụ muốn đẻ mổ lần 4 và cảm thấy vô cùng lo lắng.
Thông thường, khi mổ lấy thai dù lần đầu, hay lần sau thì cũng đã tiềm ẩn nhiều nguy cơ, và nguy cơ càng tăng lên khi người mẹ sinh mổ nhiều lần.
Tuy nhiên, những mẹ bầu khỏe mạnh, lần sinh mổ trước không có biến chứng gì thì có thể sinh mổ từ 3 – 4 lần. Thông thường, các bác sĩ sẽ khuyến cáo mẹ bầu chỉ nên sinh mổ từ 2 – 3 lần.
Cần lưu ý rằng, số lần sinh mổ càng nhiều thì người mẹ càng dễ gặp phải biến chứng trong lần mang thai và sinh con sau. Đó có thể là các biến chứng thai kỳ như nứt vỡ tử cung, nhau tiền đạo, nhau bong non… hay các bất thường sau sinh như viêm dính tử cung, đau nhức vết mổ… Bên cạnh chú ý tới số lần sinh mổ, mẹ cũng cần quan tâm tới khoảng cách giữa 2 lần sinh. Để vết sẹo trên thành tử cung hoàn toàn hồi phục, hai lần sinh mổ của mẹ cần cách nhau ít nhất là 2 năm.
Khi sinh mổ lần thứ 4, bà mẹ cần làm đầy đủ các xét nghiệm cho việc mổ, theo dõi sát sao và kịp thời xử trí. Nếu không có các dấu hiệu cảnh báo như đau vết mổ, gò nhiều… thì sẽ được sinh mổ khi chưa có dấu hiệu chuyển dạ vào khoảng tuần thứ 37, 38. Thực tế, 90% phụ nữ đã từng sinh mổ lần trước đó sẽ tiếp tục sinh mổ trước ngày dự sinh. Nguy cơ lớn nhất nếu chọn sinh thường là vỡ tử cung, xảy ra ở 0,2 – 1,5% phụ nữ mang thai.
Cảm giác đau vết mổ tương đối chủ quan, nếu vì điều đó mà sinh mổ trước ngày dự sinh sẽ nguy hiểm cho em bé. Bác sĩ sẽ thăm khám cẩn thận khi bạn khai đau vết mổ để có chỉ định phẫu thuật tại thời điểm tốt nhất cho cả mẹ và bé.
Những biến chứng có thể xảy ra khi sinh mổ lần 4
Khi sinh mổ người phụ nữ sẽ không phải chịu đựng những cơn đau dày vò trong quá trình chuyển dạ, sinh con.
Tuy nhiên họ lại gặp phải những tác dụng phụ từ thuốc gây mê, di chứng sau sinh như nhiễm trùng vết mổ, viêm bàng quang… Tăng nguy cơ gặp biến chứng thai kỳ ở lần mang thai tiếp theo.
Đặc biệt, càng về những lần đẻ mổ sau thì những rủi ro có mức độ càng cao. Sinh mổ lần 4, thai phụ sẽ phải đối mặt với rất nhiều nguy cơ, thậm chí có thể nguy hiểm đến tính mạng:
Nhau thai bị bất thường
Mẹ có thể gặp tình trạng nhau tiền đạo, nhau bong non… và nguy hiểm nhất là tình trạng nhau cài răng lược. Đây là biến chứng cực kỳ nguy hiểm có thể dẫn đến băng huyết, phải cắt bỏ tử cung.
Bị nứt, vỡ tử cung
Sau ba lần sinh mổ trước tử cung người mẹ đã có vết sẹo không hề nhỏ. Khi tử cung co thắt, nguy cơ vết sẹo sẽ bị bục, nứt ra gây vỡ tử cung đe dọa trực tiếp tính mạng của cả người mẹ và thai nhi.
Nếu thời gian người mẹ mang thai lại sau lần sinh mổ thứ 3 càng ngắn, dưới 8 tháng thì nguy cơ càng cao.
Phục hồi chậm
Thông thường khi trải qua nhiều lần sinh nở sức khỏe mẹ bầu sẽ giảm sút. Khi sinh mổ cơ thể càng yếu hơn, phải chịu nhiều đau đớn, khả năng phục hồi chậm.
Chưa kể việc sử dụng thuốc kháng sinh, giảm đau, gây tê còn ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe.
Tăng nguy cơ nhiễm trùng
Do điều kiện sinh nở, quá trình chăm sóc khiến vết mổ ở tử cung, thành bụng, thậm chí ở gần bàng quang bị nhiễm trùng
Dính ruột
Sinh mổ lần 4 sẽ tăng khả năng ruột dính vào ruột, thành bụng hay bàng quang. Không chỉ có người mẹ mà thai nhi sinh mổ lần 4 cũng sẽ phải đối mặt với nguy cơ bị ngạt, viêm phổi cao hơn.
Đặc biệt, do vết sẹo mổ trước khiến lá nhau bám không tốt để cung cấp máu, dinh dưỡng cho bào thai khiến thai nhi phát triển không tốt, nguy cơ chết lưu cao.
Lưu ý quan trọng đảm bảo an toàn cho mẹ và bé khi sinh mổ lần 4
Phải đối mặt với những nguy hiểm không hề nhỏ, bởi vậy trong lần vượt cạn thứ 4, thai phụ có tiền sử sinh mổ phải có sự chuẩn bị kỹ càng nhất:
Lựa chọn bệnh viện chất lượng
Nếu 3 lần sinh mổ trước bệnh viện đảm bảo về kỹ thuật, trình độ bác sĩ thì hãy tiếp tục sinh mổ lần 4 tại đó. Bởi các bác sĩ sẽ nắm rõ được tình trạng sức khỏe của thai phụ để có sự chuẩn bị tốt nhất.
Khám thai đầy đủ, kỹ càng
Trong suốt thai kỳ thai phụ phải tuân thủ lịch thăm khám theo yêu cầu của bác sĩ.
Trước khi sinh phải thông báo rõ thông tin cần thiết ở lần sinh mổ trước như: thời gian, nguyên nhân sinh mổ, biến chứng (nếu có), thời gian hồi phục…
Theo dõi cơ thể thường xuyên
Khi mang thai lần thứ 4, bạn cần theo dõi cơ thể thường xuyên. Nếu có các dấu hiệu như ra máu, đau ở vết mổ cũ… thì cần tới các trung tâm y tế, bệnh viện để kiểm tra ngay.
Sinh mổ lần 4 là lúc mà người phụ nữ phải đối mặt với mối nguy hiểm khó lường. Bởi vậy để đảm bảo an toàn cho chính mình và con yêu, bạn phải luôn theo dõi sức khỏe của mình thật sát sao, kỹ lưỡng.
Trên đây là tổng hợp của chúng tôi giúp giải đáp thắc mắc “Mổ đẻ lần 4 có nguy hiểm không?” và những lưu ý mẹ bầu không nên bỏ qua trong lần vượt cạn này. Hi vọng những chia sẻ này có thể giúp bạn hiểu hơn về cơ thể và có những cách chăm sóc tốt cho cả mẹ và thai nhi.
Chúc mẹ và bé luôn khỏe mạnh!