Mẹo mọc răng không sốt cho bé từ dân gian, mẹ nên áp dụng ngay

Khi bé mọc những chiếc răng đầu tiên, bé có thể bị sốt, đi tướt hay chảy nước miếng. Vì vậy mẹo mọc răng không sốt từ dân gian luôn là từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất và chưa bao giờ hết hot trên các diễn đàn làm mẹ. Vậy đó là những mẹo gì có thể giúp bé không sốt và giảm các triệu chứng khó chịu khi mọc răng?

1. Khi nào trẻ mọc răng?

Đối với trẻ em không có một cột mốc nào cụ thể cho thời gian mọc răng, thông thường trẻ bắt đầu mọc chiếc răng đầu tiên khi được 6 tháng tuổi. Cũng có một số trẻ mọc răng sớm lúc 3 – 4 tháng tuổi, một số loại mọc muộn hơn. Răng sữa đầu tiên là răng cửa giữa hàm dưới, răng thường mọc theo từng cặp và răng hàm dưới mọc sớm hơn răng hàm trên tương ứng vị trí.

Việc mọc răng nhanh hay chậm là điều hoàn toàn bình thường. Có nhiều trẻ khi vừa mới sinh ra đã có sẵn 1 – 2 chiếc răng gọi là răng sơ sinh. Từ lúc bắt đầu mọc chiếc răng đầu tiên cho đến khi trẻ được 1 tuổi, hàm răng của trẻ sẽ hoàn thiện. Bộ răng sữa của trẻ gồm 20 chiếc răng, 10 chiếc ở hàm trên và 10 chiếc ở hàm dưới.

2. Dấu hiệu trẻ bắt đầu mọc răng như thế nào?

Dấu hiệu bé mọc răng
Dấu hiệu bé mọc răng

Trước khi tìm hiểu các mẹo mọc răng không sốt cho bé, các mẹ hãy cùng tìm hiểu những dấu hiệu mọc răng của bé nhé:

– Khi bắt đầu mọc răng, cơ thể của bé sẽ có những rối loạn và biểu hiện cụ thể như: mệt mỏi, quấy khóc, bỏ bú, ít ngủ, bứt rứt khó chịu và hay làm nũng bố mẹ.

– Trẻ sắp mọc răng hay bị chảy nước miếng, thường gặp thứ gì đó trong miệng và nhai.

– Khi mọc răng, sức đề kháng của cơ thể trẻ bị sốt cao rối loạn tiêu hóa, đi tiêu phân lỏng mà dân gian hay gọi là tướt mọc răng.

– Để chuẩn bị cho răng nhú lên, nướu có thể bị sưng, viêm đỏ, có khi bị loét. Nướu sưng đỏ gây ra cảm giác ngứa ngáy, khó chịu nên trẻ thường dùng ngón tay hay đồ chơi để cho vào miệng cắn. Những triệu chứng này xảy ra trước 3 – 5 ngày răng mọc. Nướu nứt ra gây đau đớn khiến trẻ khóc nhiều hơn, ăn uống kém và sụt cân.

3. Mẹo mọc răng không sốt cho bé hiệu quả

Khi phát hiện trẻ bắt đầu có các dấu hiệu mọc răng, bố mẹ cần giữ thái độ bình tĩnh đừng quá lo lắng trước các triệu chứng gây khó chịu cho bé. Những triệu chứng này đều là quá trình sinh lý bình thường, để hạn chế sự khó chịu của bé, bố mẹ hãy thực hiện các mẹo mọc răng không sốt sau:

Sử dụng lá hẹ

Theo Đông y, lá hẹ là một trong những loại thảo dược thiên nhiên quý có tác dụng kháng viêm, diệt khuẩn. Khi lợi tách ra để răng mọc lên rất dễ bị vi khuẩn tấn công gây đau, sốt. Bởi vậy nếu mẹ sử dụng lá hẹ sẽ giúp tiêu diệt các vi khuẩn ở phần lợi bị sưng, nhờ vậy mà bé sẽ giảm sốt và sưng đau, không chảy nước miếng khi mọc răng.

Cách làm: Các mẹ chọn một vài cọng lá hẹ tươi, đem rửa thật sạch và cắt nhỏ, giã lấy nước. Hoặc có thể cho vào máy xay cho mịn, sau khi cho trẻ bú được khoảng 30 phút thì mẹ rửa tay quấn gạc loại gạc dùng để rơ lưỡi. Sau đó chấm tay vào nước cốt lá hẹ và rơ đều lên vùng lợi của trẻ vài lần là được.

Ngoài cách trên, các mẹ cũng có thể đổ nước nóng vào lá hẹ, sau khi lá chín, đem giã cho nát và lọc lấy nước, cách này sẽ đảm bảo vệ sinh cho bé. Mẹ thực hiện mẹo hay này khi bé được khoảng 3 tháng và có dấu hiệu chảy nước miếng, sưng lợi.

Sử dụng đậu xanh

Đậu xanh cũng nằm trong những loại ngũ cốc giàu dinh dưỡng và rất an toàn với trẻ. Khi nhận thấy bé có dấu hiệu chảy nước miếng, sưng lợi, các mẹ có thể sử dụng đậu xanh để giúp con không bị sốt khi răng mọc.

Cách thực hiện: Các mẹ chọn khoảng 1 lạng đỗ nguyên hạt loại đẹp, đem ngâm khoảng 30 phút trong nước ấm. Sau đó mẹ đun đậu thật chín nhừ, nên giã hoặc xay cho mịn trước khi rơ lợi cho trẻ để trẻ không bị hóc khi nuốt. Cuối cùng mẹ rửa sạch tay, quấn gạc quanh tay và quết đều đậu xanh vào lợi bé.

Mẹo mọc răng không sốt cho bé
Mẹo mọc răng không sốt cho bé

Sử dụng rau ngót

Rau ngót có tính mát, vị ngọt giúp cơ thể giải độc, lợi tiểu, tăng tiết nước bọt, hoạt huyết, nhuận tràng và sát khuẩn, tiêu viêm. Cũng chính vì tác dụng sát khuẩn, tiêu viêm nên rau ngót được nhiều bẹ sử dụng rơ lợi cho con, giúp con giảm đau, giảm sốt khi mọc răng hiệu quả.

Cách làm: Rất đơn giản các mẹ rửa sạch lá rau ngót, sau đó đâm nhuyễn hoặc xay cho nhuyễn. Mẹ rửa sạch tay, đeo gạc và nhúng vào nước rau ngót tươi. Sau đó rơ đều lên lợi bé nhiều lần giúp bé giảm sưng đau khi mọc răng.

Gặm chân gà luộc

Gặm chân gà luộc là phương pháp dân gian được nhiều người lớn dùng làm mẹo mọc răng không sốt và đã thành công.

Cách thực hiện: Các mẹ mua chân gà loại vừa, không quá to rồi luộc khoảng 20 phút cho chân chín hoàn toàn, sau đó cho bé gặm khoảng 15 phút, có thể gặm 1 – 2 trong tuần. Khi cho bé ăn món này các mẹ đảm bảo chân gà sạch, không có xương tróc ra và mẹ là người cầm chân gà trong suốt thời gian bé gặm.

Mẹo mọc răng không sốt bằng quả na/quả mãng cầu ta

Có thể nhiều người còn lạ lẫm với phương pháp này, tuy nhiên đây là cách được dùng từ xưa của ông bà ta. Khi chọn cho bé, mẹ nên chọn quả to, gai nở, chín cây. Bóc lấy cùi và bỏ hạt. Vì bé chưa ăn được nên mẹ chỉ cần cho bé gặm và nếm vị ngọt là được. Loại quả này sẽ giúp bé không bị sốt khi mọc răng đấy nhé.

4. Lưu ý khi trẻ mọc răng

Khi trẻ đang trong quá trình mọc răng miệng, ngoài áp dụng những mẹo mọc răng không sốt ra. Các bậc bố mẹ đặc biệt chú ý chăm sóc cho trẻ như:

Lưu ý khi trẻ mọc răng
Lưu ý khi trẻ mọc răng

Làm sạch răng miệng

Khi trẻ bị mọc răng các mẹ không nên vì thế mà không vệ sinh răng miệng. Thường xuyên làm sạch răng miệng sẽ giúp trẻ hạn chế được vi khuẩn và mùi hôi trong miệng, tránh bị nhiệt miệng, viêm nướu…

Nếu trẻ chưa thể đánh răng, mẹ nên dùng bông hoặc gạc mềm thấm nước muối sinh lý và lau toàn bộ răng và lợi cho bé.

Khử trùng đồ chơi của trẻ

Khi trẻ bắt đầu bước vào giai đoạn mọc răng, các mẹ cần phải khử trùng toàn bộ đồ cho trẻ và cho vào tủ lạnh. Bé lúc này thường bị ngứa lợi và muốn gặm thứ gì đó cho bớt ngứa.

Nếu mẹ để đồ chơi chưa được vệ sinh gần trẻ, có thể sẽ bị nhiễm vi khuẩn, bụi bẩn khi gặm chúng. Vì vậy nên khử trùng đồ chơi cho bé bằng dung dịch khử trùng an toàn cho trẻ nhỏ hoặc dùng nước đun sôi.

Cho bé ăn những món mềm, mát

Trẻ mọc răng thường đau nhức nướu, nếu như mẹ cho bé ăn món cứng bé sẽ bị đau nhiều hơn và quấy khóc. Thay vào đó nên cho bé ăn món mềm, mát như súp, sữa, cháo và sinh tố hoa quả cho vào ngăn mát tủ lạnh trước khi cho bé sử dụng. Các món ăn lạnh có tác dụng làm dịu nướu, giảm cơn đau răng.

Không để con ăn đồ quá nóng hoặc quá lạnh

Cho trẻ ăn đồ mát, tuy nhiên không nên ăn phải đồ quá nóng hoặc quá lạnh. Các đồ ăn như vậy đều gây tổn thương cho răng và lợi khiến bé bị đau nhiều hơn. Hệ quả là bé sẽ không ngừng quấy khóc, nên cho bé ăn ở nhiệt độ thường hoặc tốt nhất là lạnh vừa phải.

Quy định giờ ngủ cho con

Khi trẻ mọc răng các mẹ không nên để trẻ ngủ theo ý thích nữa. Mà các mẹ nên quy định giờ ngủ cho con bằng cách tập cho bé ngủ vào những giờ cố định trong ngày. Giấc ngủ sẽ giúp bé quên đi cảm giác đau răng và phòng tránh tình trạng quấy khóc đêm.

Những mẹo mọc răng không sốt trong bài viết trên đây đều sử dụng các nguyên liệu tự nhiên, an toàn cho bé. Vì vậy, để bé bớt khó chịu trong thời điểm này các mẹ có thể tham khảo thực hiện ngay cho bé.

Leave a Comment