Mẹo giúp chuyển dạ nhanh bằng thực phẩm giảm đau đớn cho mẹ bầu

Để giúp cơn chuyển dạ diễn ra nhanh chóng và giảm bớt đau đớn, mẹ đừng bỏ qua các mẹo giúp chuyển dạ nhanh dưới đây. Chỉ với những nguyên liệu đơn giản nhưng cực kỳ tốt cho hành trình “vượt cạn” sắp tới của mẹ đấy.

Chuyển dạ kéo dài bao lâu?

Thật khó để có thể xác định được khi nào giai đoạn chuyển dạ bắt đầu. Thời lượng cho quá trình chuyển dạ rất đa dạng và phụ thuộc phần lớn vào độ mở cổ tử cung lúc bắt đầu lâm bồn và mức độ đều đặn cùng độ mạnh của các cơn co thắt.

Với lần đầu sinh con, nếu cổ tử cung của bạn không chịu mỏng đi hoặc giãn ra để sẵn sàng sinh nở, giai đoạn này có thể mất từ 6-12 giờ, tùy mỗi thai phụ mà nó có thể dài hơn hoặc ngắn hơn. Nếu cổ tử cung đã mở rất tốt hay đây không phải là lần sinh đầu tiên của bạn, thời gian có thể rút ngắn đi nhiều.

Các mẹo giúp chuyển dạ nhanh, giảm đau đớn an toàn mẹ bầu nên biết

1. Chè mè đen

Từ tuần thai thứ 34, 35, mẹ bầu có thể nấu món chè hoặc cháo mè đen và ăn khoảng 3 lần/ tuần, mỗi lần ăn khoảng 1 bát cơm sẽ rất tốt cho quá trình sinh thường.

Ăn chè mè đen những tháng cuối thai kỳ đã giúp họ con sinh con rất nhanh, ít đau đớn. Vì trong thực phẩm này chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe như: protein, vitamin E, dầu hay axit folic rất tốt cho phụ nữ mang thai. Ngoài ra, chè mè đen còn có tác dụng bổ máu và cực kì tốt cho hệ tiêu hóa cũng như kích thích quá trình sinh nở cho mẹ bầu.

2. Rau lang luộc

Nhiều mẹ sau sinh cũng đã chia sẻ mẹo giúp chuyển dạ nhanhbằng cách ăn rau lang luộc. Rau lang còn là loại thực phẩm này có vị ngọt, tính mát, rất tốt cho phụ nữ mang thai. Mẹ bầu có thể ăn rau lang nhiều hơn khi đến gần thời gian dự sinh, và tốt nhất là ăn rau lang luộc hoặc nấu canh.

Duy trì thói quen ăn rau lang luộc những tháng gần cuối thai kỳ chắc chắn việc sinh đẻ theo phương pháp thường sẽ được diễn ra dễ dàng, nhanh chóng và đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé nhé.

3. Dứa

Dứa rất tốt cho bà bầu sắp sinh. Dứa có chứa enzyme bromelain, có thể giúp làm mềm cổ tử cung và kích thích cơ trơn để kích thích chuyển dạ. Mẹ bầu nên bắt đầu ăn dứa hoặc uống nước dứa vào tuần thứ 39 của thai kỳ là tốt nhất.

Lời khuyên cho mẹ là nên ăn dứa tươi tự mua là tốt nhất vì quá trình đóng hộp và làm nước ép sẽ làm mất đi enzyme này nên bromelain chỉ được tìm thấy trong dứa tươi. Mẹ cũng cần lưu ý thêm là dứa chỉ tốt cho mẹ sắp sinh, với mẹ bầu 3 tháng đầu tuyệt đối không nên ăn.

Mẹ chuyển dạ nên ăn gì
Mẹ chuyển dạ nên ăn gì

4. Nước lá tía tô

Sử dụng nước lá tía tô ở cuối thai kỳ là mẹo giúp chuyển dạ nhanh. Uống nước lá tía tô có tác dụng giúp làm mềm cổ tử cung và thúc đẩy cổ tử cung mở ra nhanh hơn. Với loại thức uống này, mẹ bầu có thể uống khi cơ thể bắt đầu xuất hiện các cơn đau đẻ.

Càng uống nước lá tía tô đặc thì hiệu quả càng tốt. Mỗi lần sau khi nấu xong, mẹ nên để nguội rồi uống liên tục thay nước lọc khoảng 0,5 – 1 lít. Cách nấu nước như sau: lá tía tô rửa sạch, cho vào nồi, chế nước đun thật sôi, để nguội và uống khi có cơn chuyển dạ bắt đầu.

5. Cà tím

Cà tím có công dụng giúp cổ tử cung co giãn khi mẹ sinh. Vì thế mẹ có thể thêm món ăn này vào một vài tuần cuối của thai kỳ.

Những món ăn này hoàn toàn có thể giúp mẹ bầu rút ngắn khoảng thời gian chuyển dạ, đẩy nhanh quá trình mở cổ tử cung. Hãy ghi nhớ để gần tháng sinh áp dụng các mẹ nhé!

Ngoài cách sử dụng thực phẩm, ở tháng cuối thai kỳ, mẹ bầu thực hành đi, đứng thẳng cho phép trọng lực di chuyển thai nhi dọc theo đó, có thể làm giảm thời gian chuyển dạ xuống một giờ. Tập luyện thể thao với bóng sinh (loại bóng to, chuyên dành cho thai phụ) giúp giảm áp lực cho đôi chân, bụng, đồng thời giúp bạn di chuyển dễ dàng hơn mà không mất nhiều năng lượng. Tập với bóng thường xuyên trước khi sinh rất có lợi cho thai phụ.

10 dấu hiệu chuyển dạ mẹ bầu cần lưu ý

Quá trình chuyển dạ thường diễn ra vào những tuần gần sinh. Dưới đây là những dấu hiệu chuyển dạ mẹ bầu cần biết:

1. Bụng bầu tụt xuống thấp

Khi thấy bụng bầu tụt xuống thấp có nghĩa là bé sẽ chào đời trong khoảng 1 – 2 tuần tới. Mẹ có thể quan sát ngực xem có còn chạm vào phần trên bụng để biết bụng bầu đã tụt hay chưa. Nếu ngực không chạm được vào phần trên bụng nữa, chắc chắn bé của mẹ đã tụt sâu xuống dưới. Nhiều mẹ bầu còn cảm nhận rõ đầu bé đã lọt xuống khung xương chậu và sau đó vài ngày, bé con sẽ chào đời.

2. Những cơn co thắt tử cung thường xuyên hơn

Mẹo giảm đau khi chuyển dạ
Mẹo giảm đau khi chuyển dạ

Mẹ cần chú ý đặc biệt đến những cơn co thắt ở tử cung xuất hiện cách ngày dự sinh 1 – 2 tuần. Tuy nhiên, mẹ cần phân biệt dấu hiệu chuyển dạ với những cơn co chuyển dạ giả, còn được gọi là cơn co Braxton Hicks, thường xuyên xuất hiện trong suốt quý cuối của thai kỳ. Mẹ có thể phân biệt bằng vài dấu hiệu dưới đây:

  • Khi các cơn co thắt thật xuất hiện, bụng mẹ thường cứng lên và đau quặn thắt như thể các cơ trong bụng đang siết chặt, chuẩn bị “đẩy” bé con ra ngoài.
  • Các cơn co thắt không giảm hay biến mất dù mẹ có thay đổi tư thế
  • Cơn đau sẽ bắt đầu từ phần lưng dưới và di chuyển dần tới phần bụng dưới rồi cuối cùng có thể là đến 2 chân của bạn
  • Tần suất co thắt ngày càng liên tục và đều đặn hơn, cách nhau khoảng 5-7 phút.

3. Dịch nhầy âm đạo thay đổi màu sắc và độ kết dính

Vài ngày trước khi sinh, âm đạo thường tiết dịch nhiều hơn và có thể đặc hơn một chút, thậm chí pha lẫn vệt máu nhạt, có mùi nồng. Đó là do nút nhầy có tác dụng bịt kín cổ tử cung để ngăn ngừa viêm nhiễm đã bong ra. Vì nút nhầy này chỉ mấy đi trước khi đau đẻ một vài tuần, vài ngày hay vài giờ trước nên dấu hiệu này chính là tín hiệu tốt cho thấy cuộc vượt cạn sắp bắt đầu. Dù không hề cảm giác đau bụng hay cổ tử cung mở nhưng chắc chắn em bé sẽ chào đời trong một vài ngày tới, mẹ hãy thông báo ngay cho bác sĩ để được kiểm tra và theo dõi kịp thời nhé!

4. Đi tiểu thường xuyên hơn

Khoảng 2 tuần trước sinh, do đầu của thai nhi đã nằm sát bàng quang nên mẹ sẽ thường xuyên cảm thấy buồn tiểu và có thể đi tiểu nhiều lần trong 1 giờ. Mẹ bầu đừng cố gắng nhịn tiểu vì sẽ gây hại cho cả bé và mẹ đấy.

5. Cổ tử cung mỏng, giãn nở

Cổ tử cung thường có khuynh hướng giãn nở và mỏng dần trước sinh khoảng vài ngày, thậm chí vài tuần, để chuẩn bị cho quá trình sinh nở. Trong quá trình khám thai, bác sỹ sẽ đo lường được điều này và báo cho mẹ thời gian dự sinh để mẹ chuẩn bị. Vì thế, mẹ nhớ đến bác sĩ kiểm tra thường xuyên vào những tuần cuối của thai kỳ nhé.

6. Cảm thấy các khớp được giãn ra

Đừng hốt hoảng nếu mẹ thấy các khớp nới lỏng ra nhé. Trong suốt thai kỳ, hormone relaxin làm mềm và dãn các dây chằng. Đó chỉ là một phản ứng tự nhiên nhằm giúp khung xương chậu mở rộng, sẵn sàng cho bé yêu chào đời.

7. Ngừng tăng hay giảm cân

Lưu ý khi mẹ chuyển dạ
Lưu ý khi mẹ chuyển dạ

Mẹ sẽ ít tăng cân, thậm chí sụt cân vào cuối thai kỳ. Điều này là bình thường, do lượng nước ối giảm xuống và không ảnh hưởng đến cân nặng của bé. Lúc này, mẹ sẽ thấy mệt mỏi, muốn nghỉ ngơi nhiều hơn là ăn uống.

8. Bị chuột rút và đau lưng nhiều hơn

Khi sắp sinh, mẹ sẽ bị chuột rút, đau hơn ở hai bên háng và phần lưng, đặc biệt nếu đây là lần đầu mang thai. Lúc này, các cơ khớp ở vùng xương chậu và tử cung bị kéo căng để chuẩn bị cho bé ra đời.

9. Tiêu chảy

Kích thích tố khi sinh nở sẽ tác động lên ruột và gây ra đau bụng, đi phân lỏng và đi thường xuyên, giúp đào thải cặn bã trong ruột để thai nhi thoải mái trong bụng mẹ. Những hormone này cũng có thể khiến mẹ buồn nôn. Lúc này mẹ nên uống nhiều nước, tránh những thức ăn khó tiêu và không nên ăn quá no.

10. Vỡ nước ối

Đây chính là dấu hiệu chuyển dạ cuối cùng báo hiệu mẹ sắp sinh rồi đấy. Tuy nhiên, mẹ đừng quá sợ hãi rằng em bé sẽ “chui ra” ngay lập tức. Hầu hết mẹ bầu sẽ mất vài giờ kể từ khi vỡ nước ối đến lúc sinh. Tuy nhiên, để bảo đảm an toàn cho mẹ và bé, mẹ nên cố gắng nhận biết các dấu hiệu chuyển dạ theo chỉ dẫn của bác sĩ vào những lần khám thai cuối để nhập viện vài ngày trước khi vỡ nước ối.  Khi đó, mẹ sẽ được các bác sỹ, nữ hộ sinh theo dõi cẩn thận và chuẩn bị những điều kiện tốt nhất cho bé yêu ra đời, bảo vệ tối ưu sức khỏe của mẹ và bé nhé.

Leave a Comment