Mấy tuần thì có tim thai? Những điều cần biết của các mẹ mang thai

Mang thai trong giai đoạn đầu chị em sẽ lo lắng và hồi hộp vì khi thử que hiện rõ 2 vạch nhưng siêu âm không thấy tim thai. Tim thai giúp chị em biết được sự phát triển của thai nhi và xác định các mầm mống bệnh của bé. Vậy thai nhi bao nhiêu tuần thì có tim thai? Cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây nhé!

Tim thai hình thành như thế nào?

Ở ngày thứ 16 của thai kỳ, phôi thai xuất hiện 2 mạch máu hình thành ống dẫn của tim, bắt đầu co bóp làm chức năng của quả tim. Đến cuối tháng thứ nhất dài thêm 1cm và tim thai bắt đầu hoàn thiện.

Đầu tháng 2 tức là tuần thứ 5 của chu kỳ thai, phôi thai hình thành nhiều tế bào có hình hài, ống thần kinh chạy dọc suốt chiều dài của phôi. Phần đầu sẽ hình thành cột sống và não bé. Phần trên của ống thần kinh bắt đầu phẳng ra và tạo nên mặt trước của não. Lúc này một hạt nhỏ ở giữa phôi sẽ phát triển và hình thành trái tim của thai nhi, khi siêu âm, chị em sẽ nghe thấy nhịp tim của thai nhi. Ở tuần thứ 7, tim của thai nhi bắt đầu lớn dần và chia thành 2 buồng tim trái và phải. Sau 5 tuần tiếp theo, tim thai sẽ hoàn thiện.

Thai nhi mấy tuần thì có tim thai?

Mấy tuần có tim thai là một trong những kiến thức mẹ bầu nên biết. Trong chu kỳ thai nhi phát triển thì tim thai sẽ xuất hiện khá rõ và bắt đầu đập kể từ ngày thứ 22 sau khi thụ thai và có thể trước khi mẹ phát hiện mình mang thai. Tim thai sẽ có ở tuần thứ 6 – 7 của chu kì và nhờ vào kỹ thuật siêu âm tân tiến các mẹ có thể nghe được tim thai. Thế nhưng một số trường hợp đến tuần thứ 8 – 10 thai kỳ mới nghe được nhịp đập thai nhi do chu kỳ kinh nguyệt và sự phát triển của phôi thai.

Thông thường, sau 7 tuần mới bắt đầu nghe thấy nhịp tim của bé, nhưng trong một số trường hợp có thể đo được tim thai ở tuần thứ 5 hoặc thứ 6 hoặc trễ hơn ở tuần thứ 8 hoặc 10. Giai đoạn cuối tuần thứ 5 và đầu tuần thứ 6 của thai kỳ, khi siêu âm chỉ nghe được âm vang. Ở tuần thứ 7 mới có thể nghe được chính xác nhịp tim. Đồng thời, giai đoạn này khi siêu âm bác sĩ sẽ nhìn thấy được phôi thai rõ hơn. Trường hợp tim thai xuất hiện muộn hơn, bác sĩ chuyên khoa sẽ thử đồng độ HCG trong máu, nếu nồng độ HCG cao tức là thai nhi vẫn khỏe mạnh, duy chỉ có tim thai muộn hơn một chút so với bình thường

Đến tuần thứ 20, tim bé sẽ đập mạnh hơn, thai phụ có thể nghe bằng tai nhịp tim của con yêu. Nhịp đập càng to chứng tỏ thai nhi rất khỏe mạnh và phát triển bình thường.

Tim thai bình thường là như thế nào?

Trong giai đoạn đầu, tim thai nhi từ dạng ống phát triển thành dạng xoắn và phân chia. Sau cùng, phát triển hoàn thiện với trái tim có 4 buồng và van tim. Van tim có vai trò mở và đóng nhằm đưa máu đi nuôi cơ thể. Đến tuần thứ 20, nhịp đập tim thai sẽ mạnh hơn. Đặc biệt, lúc này bố và mẹ hoàn toàn có thể nghe thấy bằng tai nghe bình thường. Nhịp đập tim thai to, rõ cho thấy bé đang phát triển khỏe mạnh và bố mẹ có thể an tâm.

Ở tuần thứ 12 của thai kỳ, tim của bé gần như hoàn thiện, tuần thứ 14 sẽ đập rõ ràng hơn và tuần thứ 16 tim có thể bơm máu với khoảng 14 lít/ ngày. Ở những tuần tiếp theo, tim tiếp tục lớn kề kích thước lẫn khối lượng. Thông thường tim đập từ 120 – 160 lần/ phút, tuy nhiên khi bé quậy nhiều tim đập nhanh đến 180 lần/ phút nhưng vẫn ở trạng thái thường.

Mẹ nên ăn gì để thai nhi có trái tim khỏe mạnh?

Việc biết được mấy tuần có tim thai giúp cho các mẹ biết rằng thai nhi vẫn đang phát triển tốt để có kế hoạch chăm sóc thích hợp. Có thể thấy rằng, thai nhi luôn phát triển và thay đổi liên tục suốt hơn 9 tháng trong bụng mẹ. Có nhiều yếu tố nằm ngoài tầm kiểm soát của mẹ làm ảnh hưởng đến sự phát triển của con trong đó có bộ mã gen. Các mẹ hãy tham khảo những gợi ý sau đây để giúp thai nhi có một trái tim khỏe mạnh:

  • Bổ sung axit folic trước và trong quá trình mang thai giúp ngăn ngừa bệnh tim bẩm sinh cho con.
  • Nếu mẹ bầu bị bệnh đái tháo đường type 2 hoặc tiểu đường thai kỳ cần theo dõi và kiểm tra lượng đường trong máu suốt thời gian thai kỳ. Bởi tiểu đường có nguy cơ làm em bé mắc bệnh tim mạch.
  • Nếu có sử dụng bất kì loại thuốc nào cũng cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để tránh làm ảnh hưởng đến thai nhi.
  • Không được sử dụng rượu và các chất kích thích có hại cho sự phát triển của thai nhi.
  • Mẹ bầu tuyệt đối không được hút thuốc lá. Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng nếu hút thuốc trong kỳ tam cá nguyệt đầu có nguy cơ khoảng 2% khuyết tật tim thai nhi kể cả bất thường ở van tim và các mạch máu.

Siêu âm và nhận định khuyết tật tim khi nào?

Có thể bắt đầu từ 6 – 9 tuần có thai, bác sĩ sẽ tiến hành siêu âm tam cá đầu tiên giúp kết luận có thai, tuổi thai và kiểm tra tim thai có hoạt động hay không. Nhờ vào siêu âm mà bác sĩ sẽ kiểm tra và đánh giá tình trạng khuyết tật tim bẩm sinh. Hàng năm có hơn 36.000 trẻ em được sinh ra mắc bệnh tim bẩm sinh. Tuy nhiên chưa có thuốc hoặc phương pháp điều trị bệnh này ngay còn trong tử cung nhưng có thể chẩn đoán và lựa chọn cơ sở y tế phù hợp giúp chăm sóc tim mạch ngay sau khi sinh ra.

Một số trường hợp cần xử lý ngay sau khi sinh hoặc cũng có một vài trường hợp được điều trị bằng phẫu thuật hoặc sử dụng thuốc.

Không nghe tim thai nguyên nhân do đâu?

Ở tuần thứ 6, nếu siêu âm có phôi thai hoàn thiện và tim thai chứng tỏ bé đang phát triển khỏe mạnh. Thai nhi sẽ tiếp tục phát triển không ngừng nghỉ.

Trong trường hợp không thấy tim thai hoặc không nghe được nhịp đập các mẹ cũng không nên quá lo lắng hãy để bác sĩ lý giải nguyên nhân và hướng khắc phục. Nếu thai vẫn khỏe mạnh và phát triển bình thường thì mẹ sẽ nghe được nhịp tim của con đập rõ ràng. Nếu tuổi thai nhi đã lớn nhưng vẫn không phát hiện tim thai và nhịp đập có thể do những nguyên nhân sau:

Sảy thai tự nhiên

Hiện nay chưa có nghiên cứu nào cho thấy nhịp tim thai đang đập bình thường bỗng nhiên ngừng đập và dẫn đến bé ngừng phát triển dù cho sức khỏe mẹ vẫn tốt.

Có khoảng 50% các trường hợp sảy thai tự nhiên nguyên nhân do nhiễm sắc thể hoặc có sự bất thường khi phân chia tế bào.

Nếu mẹ bầu mắc một trong các bệnh sau đây cũng có nguy cơ bị sảy thai gồm có:

  • Bệnh tiểu đường
  • Rối loạn hệ miễn dịch
  • Bị rối loạn đông máu
  • Tuyến giáp gặp vấn đề
  • Mẹ mắc hội chứng buồng trứng đa năng
  • Tử cung không bình thường hoặc thiểu năng cổ tử cung

Những tác động không mong muốn của môi trường tác động đến thai nhi khiến tim ngừng đập và sảy thai:

  • Chấn thương
  • Mẹ hút thuốc lá hay ngửi khói thuốc, dùng ma túy, chất kích thích, uống rượu bia
  • Stress kéo dài
  • Tiếp xúc trực tiếp môi trường độc hại

Thai nhi bị rối loạn nhịp tim

Đây là trường hợp ít gặp, chỉ xuất hiện trong 1 thời điểm nào đó chứ không xuất hiện suốt thời kỳ mang thai. Vấn đề này chỉ diễn ra tạm thời, lành tính tuy nhiên vẫn có rất ít trường hợp thai nhi tử vong.

Nhịp đập tim thai thường rơi vào khoảng 120 – 160 nhịp/phút. Nhịp đập của thai nhi cao hơn bình thường và khi bị rối loạn sẽ tăng hoặc chậm hoặc ngừng đột ngột.

Thiết bị siêu âm hoặc ống nghe không chất lượng

Thiết bị siêu âm tân tiến, ống nghe chất lượng rất cần thiết để bạn nghe được nhịp tim thai rõ ràng. Có nhiều trường hợp không xác định được tim thai do lỗi của thiết bị khiến nhiều mẹ bầu hoang mang. Đặc biệt khi thai ở tuần thứ 6 – 8 tim thai đập yếu ớt và thiết bị không đủ nhạy để nghe thấy.

Xem Thêm:

Như vậy với những kiến thức bổ ích trên đây đã giúp cho các mẹ bầu biết được mấy tuần có tim thai để biết rằng con mình vẫn đang khỏe mạnh. Hãy chăm sóc trẻ thật tốt ngay khi còn trong bụng mẹ. Chúc các mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh!

Leave a Comment