Mang thai 3 tháng đầu bị đau bụng có làm sao không? Khi nào cần đi khám bác sĩ

Mang thai 3 tháng đầu bị đau bụng là điều bình thường, bởi lúc này thai nhi đang tìm cách làm tổ trong tử cung nên có thể sẽ làm mẹ bị đau râm ran phần bụng, khiến nhiều chị em lo lắng. Vậy có phải cơn đau bụng nào cũng nguy hiểm và khi nào mới cần đi gặp bác sĩ? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây để bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ và bé.

NGUYÊN NHÂN MANG THAI 3 THÁNG ĐẦU BỊ ĐAU BỤNG

Hiện tượng mang thai 3 tháng đầu bị đau bụng là điều bình thường, mẹ bầu cảm thấy đau bụng khi cười, ho, hắt hơi hay khi phải đứng quá lâu. Hoặc có thể là những cơn đau bụng bất ngờ khiến mẹ cảm thấy đau và khó chịu ở các cơ vùng bụng khi tử cung phải chịu áp lực lớn. Bà bầu đau bụng 3 tháng đầu là điều khó tránh khỏi, hiện tượng này sẽ giảm dần và hết hẳn sau khi phôi làm tổ ổn định.

Mang thai 3 tháng đầu hay bị đau bung do các nguyên nhân sau:

Trứng đang trong quá trình làm tổ

Mang thai 3 tháng đầu bị đau bụng là dấu hiệu sớm báo hiệu cho mẹ biết mình đã có thai. Đau bụng trong tháng đầu tiên của thai kỳ do phôi nang đi đến tử cung và làm tổ. Phôi thai đang dính vào niêm mạc tử cung với các chân giả (hiện tượng bám rễ) để cố định vị trí, hình thành liên kết giữa phôi năng với niêm mạc tử cung. Đây là nguyên nhân chính khiến mẹ bầu bị đau bụng, sau khi ổn định vài ngày các cơn đau bụng của mẹ sẽ giảm dần và biến mất.

Do căng cơ và dây chằng

Mang thai 3 tháng đầu bị đau bụng bắt nguồn từ việc thai nhi trong bụng mẹ ngày càng lớn nên tử cung của mẹ cũng phải giãn ra và lớn theo. Điều này khiến các mẹ có cảm giác đau, căng tức vùng bụng. Nhất là những khi hắt hơi, ho hay khi ngồi xổm và đứng dậy.

Nguyên nhân gây đau bụng khi mang thai
Nguyên nhân gây đau bụng khi mang thai

Ốm nghén

Thời kỳ đầu của quá trình mang thai cơ thể mẹ có những thay đổi, trong đó có sự tăng lên đáng kể của hormone Progesterone trong tử cung nhằm hỗ trợ cho sự phát triển của thai nhi, hormones này cũng tăng lên trong dạ dày, thực quản của mẹ và cũng chính là nguyên nhân gây ốm nghén. Khi đó mẹ bầu bị nôn ói nhiều, vùng bụng bị co thắt làm mẹ phải chịu những cơn đau bụng khó chịu.

Mẹ bị táo bón, khó tiêu

Khi mang thai tử cung phát triển, cản trở hoạt động của dạ dày cũng như hệ tiêu hóa của mẹ. Vì vậy mà ảnh hưởng, gây táo bón và đầy hơi, khó tiêu. Đây cũng là một trong số các nguyên nhân khiến cho bà bầu đau bụng trong 3 tháng đầu.

Mức độ đau bụng có thể chấp nhận và được cho là an toàn trong giai đoạn này cảm giác đau lâm râm giống như đau bụng kinh thông thường.

VẬY LÀM SAO ĐỂ ĐỠ ĐAU BỤNG 3 THÁNG ĐẦU MANG THAI

Để giúp mẹ bầu hạn chế tình trạng đau bụng trong 3 tháng đầu mang thai cũng như phòng tránh những tai biến sản khoa, gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé, mẹ bầu cần đặc biệt chú ý:

– Tăng cường chế độ dinh dưỡng trong suốt thai kỳ, nên có chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ vitamin và các loại khoáng chất, nhất là loại rau và trái cây. Đối với các mẹ đang trong thời kỳ thai nghén, cần cố gắng ăn uống mọi lúc mọi nơi khi cơ thể có cảm giác thèm ăn. Mẹ bầu bị nghén cũng không nên kiêng khem thái quá, nhưng không nên tùy tiện ăn uống các thực phẩm đồ ăn nhanh, món chiên xào nhiều dầu mỡ, café hay nước có ga.

– Nên dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi và giữ cho tinh thần luôn thoải mái, tránh căng thẳng, stress.

– Không mang vác vật nặng và làm việc quá sức

– Không đứng quá lâu một chỗ hay đứng lên đột ngột, hạn chế việc cúi người, ngồi xổm vì sẽ tạo ra sức ép lên thai nhi.

– Nên vận động nhẹ nhàng, tập yoga dành riêng cho mẹ bầu.

– Uống đủ nước mỗi ngày, bổ sung đầy đủ khoáng chất thiết yếu.

– Mặc đồ rộng rãi, thoải mái, tránh mặc đồ chật bó sát, đi giày cao gót

– Thường xuyên đi khám thai định kỳ để theo dõi sự phát triển của bé.

Khi nào thì khám bác sĩ nếu mang thai bị đau bụng
Khi nào thì khám bác sĩ nếu mang thai bị đau bụng

MANG THAI 3 THÁNG ĐẦU BỊ ĐAU BỤNG KHI NÀO CẦN ĐI KHÁM BÁC SĨ

Nếu mẹ bầu thấy cơn đau bụng của mình có những dấu hiệu dưới đây, chứng tỏ thai nhi đang trở nên bất thường và nguy hiểm:

– Xuất hiện cơn đau bụng dữ dội kèm tình trạng ra máu đen lợn cợn như bã cà phê, đi ngoài, buồn nôn, nôn, choáng váng, mệt mỏi, suy kiệt do chảy máu trong, ngất xỉu. Tất cả những dấu hiệu này cho thấy rất có thể mẹ bầu đang mang thai ngoài dạ con.

– Đau bụng từng cơn, cảm giác đau không có xu hướng giảm cân mà tăng lên. Khoảng cách cơn đau càng lúc càng dồn dập và đột ngột biến mất. Kèm theo đó là hiện tượng ra máu tươi kèm máu cục, đây là những dấu hiệu quả hiện tượng dọa sảy và sảy thai. Mẹ bầu hết đau bụng khi thai hoàn toàn bị đẩy ra khỏi buồng tử cung, khi xuất hiện những dấu hiệu trên các mẹ cần đến ngay bệnh viện để kiểm tra ngay lập tức.

NÊN ĂN GÌ TỐT KHI MANG THAI 3 THÁNG ĐẦU

Mang thai 3 tháng đầu, thai phụ chỉ cần tăng 0,9kg tới 2,3kg. Riêng các mẹ đã có cơ địa béo phì thì không nên tăng cân. Đây là giai đoạn cơ thể mẹ có những biến đổi sinh lý để thích nghi, đồng thời là thời gian quan trọng cho sự phát triển não bộ và hệ thần kinh của bé. Vì vậy dù mẹ kém ăn nhưng cũng phải chú ý tăng thêm lượng chất đạm, nhất là những protein chất lượng cao dễ tiêu hóa, dễ hấp thu như: Trứng, sữa, các loại thịt gia cầm, cá và đậu…

Thai phụ cần lưu ý ăn đủ bữa trong ngày: 3 bữa chính + 3 bữa phụ. Sau 3 tháng đầu thai kỳ người mẹ hết ốm nghén, sẽ ăn ngon miệng thèm ăn vặt. Đây là giai đoạn mẹ dễ dàng tăng tốc để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cao hơn. Vì vậy cơ thể mẹ cần thêm năng lượng, song không phải chỉ ăn nhiều hơn về số lượng mà nên chú trọng những chất dinh dưỡng cần thiết như:

Mang thai 3 tháng đầu bị đau bụng cần bổ sung thêm dinh dưỡng
Mang thai 3 tháng đầu bị đau bụng cần bổ sung thêm dinh dưỡng

– Chất đạm (protein): Các chất này có nhiều trong thịt, cá, trứng, sữa, các loại đậu đỗ… giúp phát triển các tế bào mô của thai bao gồm cả não, giúp cho tuyến vú và mô tử cung của mẹ phát triển suốt thai kỳ, đồng thời tăng thể tích tuần hoàn của mẹ. Thai phụ cũng cần bổ sung thêm 10 – 18g protein mỗi ngày (tương đương 50-100g thịt cá tùy loại, 100-180 gr đậu hũ, hay 1-2 ly sữa mỗi ngày).

– Chất sắt: Có nhiều trong thịt, gan, tim, cật, rau xanh cùng các loại hạt… giúp tăng thể tích máu và phòng ngừa thiếu máu. Nếu thai phụ thiếu máu sẽ làm giảm lực co bóp của tử cung khi chuyển dạ, giảm lượng sắt dự trữ của em bé trong 6 tháng đầu đời. Vì vậy thai phụ cần bổ sung thêm ít nhất 15g sắt mỗi ngày.

– Canxi: Có nhiều trong sữa, trứng, tôm, cua, cá, rau xanh, đậu đỗ… giúp hoạt động hệ thần kinh và đông máu bình thường cho mẹ, hình thành hệ xương và răng vững chắc cho bé. Nếu thiếu canxi mẹ dễ bị đau nhức xương, bé có thể bị còi xương ngay trong bụng mẹ.

– Acid folic (vitamin B9): Giúp giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh cho trẻ, tật nứt đốt sống trong bào thai. Vitamin này có trong các loại rau màu xanh thẫm như rau muống, cải xanh, súp lơ xanh, cải bó xôi, ngũ cốc hoặc một số loại hạt như vừng, lạc… Ngoài ra acid folic còn có trong thịt gia cầm và nội tạng động vật như gan, tim…

– Vitamin D: Có trong trứng, sữa và ánh nắng mặt trời. Ngay từ trong bào thai, bé cần phát triển hệ xương và hình thành mầm răng sữa, vì vậy ngoài việc bổ sung thực phẩm nhiều canxi, người mẹ phải kết hợp phơi nắng để tăng cường vitamin D giúp hấp thu canxi tối ưu. Thai phụ cần phơi nắng khoảng 15 phút mỗi ngày (tránh ánh nắng quá gay gắt), nên để ánh nắng chiếu trực tiếp vào cơ thể, không nên đeo găng tay, đi vớ và cũng không nên phơi nắng sau cửa kính.

– Vitamin C: Giúp hỗ trợ phát triển xương sụn, cơ và mạch máu cho bào thai, tạo bánh nhau bền chắc. Nó cũng là một chất chống oxy hóa giúp người mẹ tăng cường sức đề kháng. Vitamin C có trong các loại rau xanh, trái cây…

Mang thai 3 tháng đầu bị đau bụng là hiện tượng bình thường khi mang thai, nhưng các mẹ cũng cần chú ý hơn dấu hiệu cơ thể mình vì có thể là biểu hiện của bệnh lý nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé. Hy vọng với những thông tin trên đây sẽ giúp bạn có thêm kinh nghiệm trong suốt 3 tháng đầu thai kỳ. Chúc mẹ và bé luôn mạnh khỏe!

Leave a Comment