[ Bỏ túi kinh nghiệm ] Làm sao để hết buồn nôn khi mang thai?

Buồn nôn khi mang thai là một trong những biểu hiện tình trạng nghén ở mẹ bầu. Tuy không nguy hiểm nhưng tình trạng buồn nôn khiến cho chị em mệt mỏi, hấp thụ dinh dưỡng từ thực phẩm kém, có thể dẫn tới thiếu chất trong giai đoạn phát triển quan trọng của thai kỳ. Vậy làm sao để hết buồn nôn khi mang thai? Hãy cùng tham khảo bài viết này nhé!

Buồn nôn ảnh hưởng đến thai kỳ như thế nào?

Buồn nôn khi mang thai thường là một trong những trải nghiệm gây phàn nàn nhiều nhất trong các tình trạng thai nghén của phụ nữ. Có tới 70% bà mẹ tương lai bị buồn nôn tại một số thời điểm trong thời kỳ đầu mang thai (thường bắt đầu vào tuần thứ 9 sau giao hợp). Nó không chỉ được biết đến là một trong những dấu hiệu mang thai sớm mà còn là triệu chứng phổ biến trong ba tháng đầu và đôi khi còn lâu hơn, thậm chí có người kéo dài đến ngày sinh.

Trong hầu hết các trường hợp, tình trạng nôn nghén giảm xuống vào tuần thứ 16 của thai kỳ. Tuy vậy, có tới 20% phụ nữ tiếp tục có các triệu chứng này trong suốt thai kỳ. Nôn nghén nặng có thể gây suy nhược cho người phụ nữ, thậm chí phải nhập viện.

Nguyên nhân gây buồn nôn khi mang thai

Nguyên nhân gây nên chứng buồn nôn thường không rõ ràng và do nhiều yếu tố sau:

  • Do ăn uống không đủ chất: Việc ăn uống không đủ chất khiến lượng đường trong máu bị hạ thấp làm mẹ bầu hoa mắt, chóng mặt kèm theo buồn nôn.
  • Do thiếu máu: Trường hợp mẹ bầu bị thiếu máu, lượng oxy tới não và các cơ quan khác bị thuyên giảm khiến bạn chóng mặt, buồn nôn.
  • Do nóng quá: Mẹ bầu nếu ở trong môi trường nóng bức hoặc tắm nước nóng lâu sẽ làm các mạch máu giãn ra, khiến bạn hạ huyết áp cũng gây nên tình trạng buồn nôn, chóng mặt.
  • Do nằm ngửa: Nếu mang thai ở tam cá nguyệt thứ 2 trở đi thì mẹ không nên nằm ngửa, vì khi nằm ngửa, nhịp tim tăng, huyết áp giảm, chưa kể tử cung lúc này tử cung đã lớn làm chèn ép lên các tĩnh mạch chủ dưới và khung xương chậu gây buồn nôn, khó thở.
  • Do đứng lên quá nhanh: Việc đứng lên quá nhanh khiến lượng máu trở về tim không kịp khiến huyết áp của mẹ bầu giảm gây nên tình trạng choáng váng, hoa mắt và buồn nôn.
  • Do cường phế vị: Trường hợp cố sức ho hay đi vệ sinh có thể gây thích thích dây thần kinh phế vị gây giảm huyết áp và nhịp tim cũng làm cho bà bầu chóng mặt, nôn ói, thậm chí ngất xỉu.

Làm sao để hết buồn nôn khi mang thai? Trước khi tìm các cách giúp giảm triệu chứng thì chị em không nên bỏ qua những yếu tố trực tiếp gây nên hiện tượng này để có những điều chỉnh phù hợp và hiệu quả nhất.

Làm sao để hết buồn nôn khi mang thai?

Nôn nghén dường như là điều tất yếu phải xuất hiện trong thai kỳ của bạn. Bởi vậy, nếu như buồn nôn và nôn là nhẹ, không gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày của bạn thì việc áp dụng các biện pháp làm giảm nghén khi mang thai là không cần thiết. Sau đây là những điều bạn nên làm nếu tình trạng nôn nghén ảnh hưởng nhiều đến thai kỳ của bạn:

Vitamin trước khi sinh

Trong ba tháng đầu, chị em có thể dùng axit folic và uống vitamin tổng hợp không chứa sắt giúp bổ sung chất cho sự phát triển của thai nhi, đồng thời giảm bớt triệu chứng buồn nôn.

Lưu ý: không uống vitamin khi bụng đói. Việc uống viên vitamin tổng hợp khi bụng đói sẽ làm bà bầu nôn nao và buồn nôn, vì vậy tránh uống vitamin khi thức dậy, nên uống khi đang ăn hoặc trước khi đi ngủ.

Súc miệng thường xuyên

Nhổ nước bọt và súc miệng thường xuyên có thể hữu ích trong việc giảm nghén khi mang thai. Việc nuốt nước bọt có thể gây kích thích tình trạng buồn nôn, khiến cơ thể khó chịu.
Khi súc miệng, bạn có thể pha nước cùng với 1 thìa cà phê soda, nó còn giúp cho việc bảo vệ răng bạn không bị bào mòn bởi acid dạ dày.

Chia bữa ăn thành nhiều bữa

Mẹ bầu nên chia nhỏ bữa ăn thành nhiều bữa, nên trữ đồ ăn vặt để ăn bất cứ lúc nào bụng đói. Mẹ bầu nên ăn những thức ăn giàu protein như đậu nành, đậu hà lan sấy khô hay hạnh nhân vì những thức ăn này sẽ hạn chế chứng buồn nôn.

Ăn đồ lạnh

Nếu bà bầu nghén hay buồn nôn thì nên thử dùng thức ăn để lạnh như kem, yogurt… sẽ dễ dung nạp hơn so với những thức ăn nóng. Cách này không nên duy trì bởi chúng có thể gây viêm họng cũng như tăng lượng đường trong cơ thể mẹ nhanh chóng.

Ăn bánh mì

Nếu mẹ bầu hay buồn nôn nên trữ sẵn trong nhà một ít bánh mì hoặc bánh quy. Trước khi đi ngủ, mẹ bầu có thể nhâm nhi một chút bánh mì hoặc sau khi thức dậy thấy buồn nôn thì có thể ăn một vài miếng bánh quy nhỏ sẽ kìm hãm được cảm giác buồn nôn hiệu quả.

Tránh ăn những thức ăn nhiều dầu mỡ

Thực ăn có chứa nhiều chất béo sẽ làm hệ tiêu hóa của mẹ bầu làm việc mệt nhọc. Bên cạnh đó, các món ăn dầu mỡ thường có hương vị nồng hơn các món ăn khác. Khi mang bầu, khứu giác của mẹ rất nhạy và cơ thể dễ dàng phản kháng với các loại thực ăn này. Bởi vậy, mẹ bầu nên ăn nhóm thức ăn thanh đạm, ít béo để tránh buồn nôn, đồng thời cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho mẹ và thai nhi phát triển.

Uống nước từng ngụm nhỏ

Uống đủ nước trong gian mang thai là rất quan trọng, tuy nhiên nếu hay buồn nôn, mẹ bầu nên uống nước từng ngụm nhỏ và nên chia thành nhiều lần uống. Không nên một lúc cả ly nước đầy sẽ làm bụng căng lên, dạ dày không thể chứa được các thực phẩm khác sẽ đẩy thức ăn ra ngoài.

Ăn món mình thích

Mẹ bầu nên tránh những loại thức ăn làm mình khó chịu, nên ăn những thức ăn của mình thích, không nên gò ép bản thân ăn những thức ăn mà bản thân không dung nạp được. Chẳng hạn, nhiều mẹ không thích mùi của trứng ngỗng hay ngải cứu thì không nên ăn các món này, nếu ăn sẽ dễ gây cảm giác ngấy ở cổ và có thể gây nôn.

Uống trà gừng

Đây là bí kíp mà nhiều mẹ bầu bị ốm nghén rỉ tai nhau. Gừng giúp dạ dày của mẹ bầu dễ chịu hơn. Vì vậy, nếu thấy người nôn nao, mẹ bầu nên pha cho mình ly trà gừng ấm để nhâm nhi.

Ngoài các cách kể trên, bạn cần có thể sử dụng thuốc giúp giảm nghén nếu tình trạng nặng. Lưu ý, cách này chỉ nên dùng khi có chỉ định của bác sĩ. Hãy báo cho bác sĩ tình trạng của bạn khi có các biểu hiện sau:

  • Sút cân, suy kiệt nghiêm trọng trong thời gian ngắn
  • Nôn nghén kéo dài sau thời kỳ 3 tháng đầu
  • Nôn nghén quá mức, khiến bạn không thể sinh hoạt bình thường được
  • Nôn nghén nặng kèm bụng lớn quá nhanh so với tuổi thai (gợi ý tình trạng chửa trứng)
  • Đi tiểu lượng rất ít hoặc nước tiểu có màu đỏ sẫm
  • Chóng mặt hoặc ngất xỉu khi đứng dậy

Với những trường hợp nghén nặng nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến ngộ độc thai nghén nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Ngoài ra, trong 3 tháng đầu, thai phụ cần phải thận trọng trước từng bất thường nhỏ bởi đây là thời kỳ rất nhạy cảm, có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi.

Giảm các triệu chứng buồn nôn khó chịu góp phần mang lại cho phụ nữ một thai kỳ an toàn, khỏe mạnh và thoải mái về tâm lý. Khi có bất kỳ lo lắng nào về việc nghén khi mang thai, bạn có thể đến gặp bác sĩ để được tư vấn về sức khỏe, tâm lý và chỉ định các biện pháp giúp giảm nghén khi mang thai.

>>> Bạn Muốn Tìm Hiểu Thêm:

Trên đây là tổng hợp của chúng tôi giúp giải đáp thắc mắc “Làm sao để hết buồn nôn khi mang thai?”. Hi vọng những chia sẻ này có thể giúp bạn hiểu hơn về những thay đổi của cơ thể và có sự điều chỉnh hợp lý cho một thai kỳ khỏe mạnh.

Chúc mẹ và bé luôn an lành!

Leave a Comment