Chuối là một trong những loại trái cây quen thuộc và được ưa thích vì vị thơm ngon của nó. Nhưng giá trị dinh dưỡng của chuối và những lợi ích về mặt sức khỏe mà loại trái cây này mang lại thì không phải ai cũng biết đến.
I. Giá trị dinh dưỡng của chuối
Chuối là một loại trái cây nhiệt đới, cung cấp rất đa dạng các chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể. Các dưỡng chất có trong một trái chuối 100g gồm: 89 calo, 75% nước, 1.1g protein, 22.8g carbohydrate, 12.2g đường, 2.6g chất xơ, 0.3g chất béo, omega 3, omega 6, các loại vitamin A, C, D, E, K, nhóm B, folate, choline và nhiều khoáng chất khác. Cụ thể:
1. Carbohydrate
Chuối là nguồn cung cấp carbohydrate phong phú. Nó chủ yếu xuất hiện dưới dạng tinh bột trong chuối xanh và đường trong chuối chín. Khi chuối chín thì carbohydrate sẽ thay đổi mạnh.
Chuối xanh chứa khoảng 80% tinh bột khô nên khi chín sẽ dần chuyển thành đường và cuối cùng chỉ còn dưới 1% tinh bột khi chuối chín hoàn toàn. Các loại đường phổ biến nhất có trong chuối chín phải kể tới sucrose, fructose và glucose. Trong chuối chín, tổng lượng đường có thể đạt tới 16% trọng lượng tươi.
Có thể bạn chưa biết là chuối có chỉ số đường huyết tương đối thấp (GI). Chỉ rơi vào khoảng từ 42-58 (tùy thuộc vào độ chín của chúng). GI chính là thước đo mức độ carbohydrate trong thực phẩm xâm nhập vào máu và làm tăng lượng đường trong máu. Các loại chuối kích thước dài có hàm lượng tinh bột và chất xơ cao. Chúng được đánh giá là loại trái cây có chỉ số đường huyết thấp.
2. Chất xơ
Chuối là loại trái cây có chứa nhiều loại chất xơ chẳng hạn như pectin. Một số pectin trong chuối có thể hoà tan được trong nước cho nên khi chín chất xơ này tăng lên. Đó là lý do chuối mềm hơn khi bắt đầu chín.
3. Vitamin và chất khoáng
Giá trị dinh dưỡng của chuối không thể không nhắc tới vitamin và khoáng chất. Bởi nó là có chứa nhiều thành phần tốt cho sức khỏe như: Canxi, kali, magie, photpho, natri, selen, vitamin nhóm B, A,, C, D, E, K…
4. Một số chất khác
- Dopamine: Mặc dù đây là chất dẫn truyền thần kinh quan trọng trong não, nhưng dopamine có trong chuối không vượt qua hàng rào máu não để gây ảnh hưởng đến tâm trạng. Thay vào đó, chất này hoạt động như một chất chống oxy hoá.
- Catechin: Một chất khác cũng được tìm thấy trong chuối là một flavonoid chất oxy hoá. Chúng có liên quan đến nhiều lợi ích sức khỏe bao gồm giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch.
II. Một số lợi ích về dinh dưỡng có trong quả chuối
1. Giúp ổn định hàm lượng đường trong máu
Pectin và kháng tinh bột trong chuối sẽ giúp làm giảm lượng đường trong máu sau khi ăn. Đặc biệt là giảm cảm giác thèm ăn bằng cách làm chậm quá trình làm rỗng dạ dày. Như đã nói ở trên chuối cũng được xếp hạng thấp đến trung bình theo chỉ số đường huyết (GI). Điều này cho thấy loại quả này không gây ra sự đột biến lớn về lượng đường trong máu. Tuy nhiên, chuối không phải loại trái cây phù hợp với người mắc bệnh đái tháo đường type
2. Giải độc cơ thể
Pectin còn giúp tăng bài tiết thủy ngân lên đến 150% trong vòng 24 tiếng khi ăn chuối. Đồng thời giúp hạn chế cơ thể hấp thụ lượng chất béo. Nên chuối được coi là loại trái cây giảm cân tuyệt vời cho những người muốn duy trì vóc dáng cân đối.
3. Giúp tăng cường thị lực
Chuối là loại trái cây rất giàu dưỡng chất, nhất là vitamin A, C. Đây là các vitamin có khả năng làm tăng cường thị lực cho mắt. Ngoài ra, các chất khác như Beta Caroten, Vitamin E còn chống oxy hóa hiệu quả. Trong khi đó, Lutein lại tham gia vào việc giảm nguy cơ thoái hóa điểm vàng. Cho nên muốn mắt sáng khỏe hãy tích cực ăn chuối nhé!
4. Tăng lượng máu trong cơ thể
Không phải ai cũng biết ngoài giàu kali, chuối còn rất giàu sắt. Vì vậy những người có thể trạng xanh xao, thiếu sắt trong máu thì cần bổ sung chuối vào khẩu phần hàng ngày.
5. Giảm huyết áp
Một số nguyên cứu chỉ ra rằng những bệnh nhân mắc chứng huyết áp cao và đột quỵ thường có lượng kali thấp và natri cao trong máu. Trong khi đó chuối lại loại giàu kali và ít natri, nên tác dụng của chuối từ lâu đã được công nhận là giúp giảm huyết áp và các cơn đau tim hiệu quả.
6. Tại sao chuối lại có thể chống lại bệnh tật?
Chính là vì trong chuối có chứa Delphinidin – một chất chống oxy hóa có đặc tính chống lại các khối u. Điển hình là trong một nghiên cứu cho thấy sử dụng Delphinidin vào tế bào ung thư dạ dày sẽ gây ức chế sự phát triển của khối u này.
Ngoài ra, chuối có chứa 3 loại Carotenoid khác nhau là Provitamin A Carotenoid, Beta-carotenoid, Alpha-carotenoid. Theo các chuyên gia, thực phẩm chứa càng nhiều Carotenoid thì khả năng chống lại các bệnh nguy hiểm như tim mạch, tiểu đường càng cao. Do đó tác dụng của chuối trong việc chống lại bệnh tật là rất tuyệt vời.
7. Bổ sung năng lượng
Như đã nói về giá trị dinh dưỡng của chuối chứa rất nhiều kali, glucose, năng lượng. Do đó, đây chính là thực phẩm được các chuyên gia khuyến cáo người tập thể thao nên bổ sung vào chế độ ăn uống của mình. Ăn một trái chuối trước khi tập luyện sẽ giúp tăng năng lượng và ăn sau khi tập lại giúp phục hồi thể chất nhanh chóng hơn.
8. Giúp xương chắc khỏe
Ngoài việc giúp cơ thể chuyển hoá chất thành Vitamin A thì chuối còn có khả năng thúc đẩy hấp thụ canxi nhờ chất fructooligosaccharides. Fructooligosaccharides lên men trong ruột sẽ giúp cơ thể hấp thụ canxi trong thức ăn một cách tối đa. Do đó, để củng cố bộ xương khỏe mạnh, bạn nên bổ sung chuối trong khẩu phần ăn hàng tuần của mình.
9. Tốt cho tiêu hóa
Nếu cảm thấy khó chịu sau khi ăn thì hãy lót dạ bằng 1 quả chuối. Với chất Prebiotic có trong chuối sẽ giúp vi khuẩn đường ruột xử lý thức ăn hiệu quả hơn, cải thiện hệ tiêu hóa. Ngoài ra, với lượng chất xơ cao sẽ giúp đẩy chất thải ra ngoài dễ dàng hơn.
10. Giảm lượng cholesterol xấu
Hãy ngăn chặn cholesterol xấu bằng việc bổ sung chuối mỗi ngày. Tại sao lại vậy? Vì chuối chứa rất nhiều lượng Vitamin B6, tốt cho tim mạch và miễn dịch của cơ thể.
11. Tác dụng của chuối với da mặt
Kali ngoài công dụng tăng cường năng lượng và sức đề kháng cho cơ thể, nó còn là khoáng chất làm mềm mịn da, dưỡng da sáng đẹp.
12. Các công dụng khác
- Đốt cháy mỡ bụng
- Chống đầy bụng
- Giúp ngủ ngon, giảm căng thẳng, bất an
- Cải thiện tâm trạng, khiến bạn hạnh phúc hơn
- Tăng lượng cơ cho cơ thể
- Cải thiện lượng tinh trùng đáng kể, làm tăng hoocmon sinh dục nam,…
III. Hướng dẫn ăn chuối đúng cách
Biết được giá trị dinh dưỡng của chuối rồi thì ăn thế nào hợp lý? Ăn chuối tối đa ngày 2 quả vì nạp quá nhiều có thể bị rối loạn vitamin.
Không ăn chuối khi đói: Trong chuối có chứa lượng lớn magie. Ăn chuối lúc dạ dày bạn đang trống rỗng sẽ làm magie trong máu tăng đột ngột. Từ đó tạo cảm giác cồn cào, hoặc đau bụng, gây mất cân bằng tim mạch và làm tổn hại đến sức khỏe. Vì vậy hãy ăn chuối sau bữa ăn khoảng 30 phút.
Những người mắc bệnh về thận không nên ăn chuối tiêu. Người bị bệnh viêm khớp, bệnh tiểu đường cũng không nên ăn nhiều chuối. Người bị đau dạ dày muốn ăn cần ăn chuối đã chín và sau khi ăn cơm no. Lúc này chuối sẽ có tác dụng bảo vệ và trung hòa axit dạ dày.
Không nên ăn chuối cùng khoai tây vì có thể dẫn đến một số phản ứng hóa học. Ví dụ như sản xuất chất độc và gây ra các đốm nâu trên khuôn mặt. Tuy nhiên, nếu thời gian ăn khoai tây và ăn chuối cách nhau khoảng 15 phút thì những rủi ro kể trên sẽ giảm.
Khi bị đau đầu, ăn một trái chuối giúp cải thiện tình trạng tốt hơn.
Nếu thường xuyên bị chuột rút, hãy ăn chuối để giảm bớt tình trạng này.
Với những giá trị dinh dưỡng của chuối đã nêu ở trên và những lợi ích mà loại trái cây này mang lại bạn hãy yên tâm thêm chuối vào khẩu phần ăn hàng ngày nhé!