Đang cho con bú có thai không và những điều mẹ cần biết

Đang cho con bú có thai không? Luôn là câu hỏi của một số mẹ mới sinh con được vài tháng tuổi. Để giải đáp vấn đề này, các bạn hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây.

Đang cho con bú có thai không?

Trong thời kỳ mang thai và mới sinh con, phụ nữ sẽ không có kinh nguyệt ngay. Với phụ nữ cho con bú, thời gian rụng trứng và có kinh nguyệt trở lại khoảng từ 4 – 6 tháng hoặc 1 năm. Vậy đang cho con bú có thai không?

Đang cho con bú có thai không

Theo các chuyên gia, trong thời gian cho con bú khả năng thụ thai sẽ bị giảm nhưng cũng không có nghĩa là điều đó không xảy ra. Điều này được giải thích là do cơ thể mẹ sau khi sinh có sự thay đổi đặc biệt. Các mẹ rụng trứng trước khi có kinh nguyệt trở lại. Vì vậy, nếu các mẹ có quan hệ tình dục trong giai đoạn này nhưng không có biện pháp phòng tránh an toàn, thì vẫn có thể có thai như thường.

Dấu hiệu nhận biết có thai khi đang cho con bú

Dấu hiệu mang thai khi đang cho bú cũng gần giống với dấu hiệu có thai thông thường, chỉ khác là không có dấu hiệu trễ kinh nguyệt. Vì phụ nữ cho con bú lúc này chưa có kinh nguyệt trở lại.

Bé không chịu bú sữa mẹ

Sự thay đổi nội tiết tố bên trong cơ thể người phụ nữ mang thai sẽ khiến cho nguồn sữa mẹ bớt thơm ngon và có vị chua. Ngoài ra, khi mang thai mẹ bị ốm nghén nên sẽ thường chán ăn, ít ăn nên có thể không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng và có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng sữa của mẹ. Khi đó làm cho bé không thích và bắt đầu giảm dần uống sữa mẹ, thậm chí có bé nhất quyết không chịu bú mẹ nữa.

Đau ngực

Đau ngực là một tình trạng phổ biến ở tất cả phụ nữ mang thai. Nhưng nếu bạn có thai khi đang cho con bú, triệu chứng đau ngực có thể dữ dội hơn. Nhiều mẹ vì quá đau ngực không thể chịu đựng được mà muốn ngừng cho con bú.

Cơ thể mệt mỏi

Vừa mới sinh cơ thể mẹ thiếu dinh dưỡng, phải căng ra để vừa nuôi con thông qua sữa mẹ, vừa phải cung cấp đủ dinh dưỡng cho thai nhi và cho sức khỏe của mẹ. Vì vậy, tình trạng mệt mỏi sẽ trở nên nặng nề hơn.

Ốm nghén

Cũng như dấu hiệu có thai thông thường của các phụ nữ khác, phụ nữ đang cho con bú mà có thai cũng có thể xuất hiện triệu chứng ốm nghén như buồn nôn, đầy bụng, khó chịu…

Những ưu và nhược điểm của việc có thai khi đang cho con bú

Những trường hợp trẻ đang bú mà người mẹ mang thai thì người mẹ gặp khó khăn gì khi nuôi con và cần làm gì để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ, trẻ và thai nhi?

Ưu điểm

  • Tận dụng kinh nghiệm nuôi và chăm con

Các mẹ có thể tận dụng ngay những kinh nghiệm nuôi và chăm sóc con cái từ bé trước. Những bỡ ngỡ hay khó khăn, hiểu biết hạn hẹp của bé trước đã được mẹ đúc rút và tích lũy kinh nghiệm cho bản thân. Vì vậy sẽ chăm sóc cho bé sau tốt hơn.

  • Tiết kiệm chi tiêu

Sinh con gần nhau có thể giúp gia đình hạn chế tài chính trong việc mua sắm quần áo, giày dép, các vật dụng và đồ chơi cho bé sau. Đồ dùng của bé trước sẽ được tận dụng tối đa cho việc sử dụng.

>>> Tìm Hiểu Thêm: Bà đẻ có ăn được sữa chua không?

Nhược điểm

  • Có thể phải cho bé ngừng bú mẹ

Sữa mẹ sẽ bị kém chất lượng hơn nếu dinh dưỡng của mẹ kém. Cơ thể của mẹ trong thời gian này cần phải đảm bảo đủ các chất cần thiết cho hai bé. Vì vậy nếu mẹ bị nghén hoặc lý do gì ăn uống không đảm bảo sẽ làm ảnh hưởng đến nguồn sữa mẹ.

Ngoài ra, theo thống kê, gần 75% phụ nữ khi mang bầu có núm vú chua. Điều này sẽ khiến các bé có thể không chịu bú mẹ nữa. Sữa mẹ là tốt nhất cho sự phát triển của con. Mẹ cai sữa đột ngột có thể gây ra sang chấn tinh thần làm cho trẻ không chịu ăn và dễ mắc bệnh. Ngoài ra, nếu mẹ cho bé cai sữa mẹ quá sớm sẽ khiến bé đối mặt với nhiều rủi ro về bệnh tật hơn sau này.

  • Mẹ sẽ mệt mỏi và vất vả

Khi có 1 em bé đã tốn rất nhiều thời gian và công sức của các mẹ và những người thân, khi lại mang bầu thêm một đứa bé nữa. Việc có bầu liên tục trong thời gian dài sẽ khiến mẹ rất mệt và kiệt sức.

  • Ảnh hưởng đến sự phục hồi sau sinh của mẹ

Theo các chuyên gia khuyên chị em nên đợi ít nhất 1 năm, tốt nhất là 2 năm để lại mang thai lần nữa. Đặc biệt, sinh mổ sẽ cần khoảng cách xa hơn. Khoảng thời gian này là để cơ thể người mẹ kịp phục hồi sau lần sinh trước và đảm bảo tốt nhất cho việc mang bầu và sinh nở bé sau.

  • Ảnh hưởng đến thai nhi trong bụng

Đối với một số trường hợp các mẹ có tiền sử sinh non, sảy thai hay lưu thai thì việc có thai lại quá sớm cũng bị ảnh hưởng. Động tác cho con bú sẽ khiến cơ thể người mẹ sản sinh ra oxytocin – hormone có khả năng kích thích gây co bóp tử cung. Những người phụ nữ bình thường khác, các cơn co thắt này thường không gây ra bất cứ vấn đề gì. Nhưng đối với các mẹ có thể trạng yếu, nguy cơ gây sẩy thai là rất cao.

Để đảm bảo sức khỏe khi đang cho con bú mà có thai, mẹ phải ăn uống và bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng. Cơ thể mẹ lúc này rất mệt mỏi nên cần nghỉ ngơi nhiều hơn, san sẻ công việc nhà và việc chăm con với người thân của mình.

Những phương pháp tránh thai khi đang cho con bú

Mang thai khi đang cho con bú gây ra nhiều vấn đề vừa ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé cũng như thai nhi, lại ảnh hưởng đến tâm lý. Vì vậy để tránh việc có thai ngoài ý muốn sau khi sinh, mẹ nên chủ động tham khảo ý kiến bác sĩ về việc sử dụng biện pháp tránh thai phù hợp khi đang cho con bú.

Đặt vòng tránh thai

Đây là phương pháp tránh thai được nhiều mẹ sử dụng, dụng cụ tránh thai được làm bằng nhựa dẻo gắn một lượng nhỏ đồng. Nó được đưa vào tử cung nhằm tạo sự thay đổi hóa học bất lợi cho trứng và tinh trùng trước khi gặp được nhau.

Sử dụng bao cao su

Phương pháp tránh thai này rất đơn giản, dễ thực hiện mà cũng tiết kiệm chi phí. Rất phổ biến và mang lại hiệu quả tránh thai cao. Bao cao su dùng cho cả nam và nữ giới. Nữ có hình dáng như một chiếc nhẫn kèm túi, được đặt ở bên trong âm đạo. Nó sẽ ngăn cản giữ tinh dịch lại trong khi giao hợp, không cho tinh binh tiếp xúc với trứng từ đó ngăn ngừa việc thụ thai.

Sử dụng thuốc tránh thai

Tránh thai bằng thuốc điều mà rất nhiều chị em băn khoăn, lo lắng đó là đang cho con bú uống thuốc tránh thai không. Câu trả lời là có, nhưng các mẹ nên nhớ là chỉ dùng loại thuốc tránh thai một phần là progestin để không ảnh hưởng đến sữa và em bé.

Dùng màng chắn âm đạo

Màng chắn được thiết kế hình vòm, nông, vành dẻo làm bằng latex và được đặt vào âm đạo, bao lấy cổ tử cung. Nguyên tắc tránh thai của phương pháp này đó là ngăn cho tinh trùng gặp trứng.

Cấy que tránh thai sau sinh

Cấy que cũng là cách tránh thai hiệu quả hiện được rất nhiều chị em phụ nữ trên thế giới, lựa chọn thay thế cho việc đặt vòng. Một hay nhiều que nhỏ chứa hormone progesterone sẽ được cấy vào dưới da tay và ngăn cản quá trình thụ thai.

Trên đây là những thông tin nhằm giải đáp vấn đề đang cho con bú có thai không. Các mẹ hãy chú ý bảo vệ sức khỏe cũng như đảm bảo kế hoạch hóa gia đình nhé!

Leave a Comment