Công dụng của lá hẹ đối với trẻ sơ sinh các mẹ không nên bỏ qua

Thảo dược lành tính luôn là lựa chọn hàng đầu của các mẹ để hỗ trợ, chữa trị bảo vệ sức khỏe non nớt của trẻ sơ sinh. Lá hẹ chính là một loại thảo dược như thế. Bỏ túi ngay những công dụng của lá hẹ đối với trẻ sơ sinh dưới đây để sử dụng khi cần đến nhé!

Thông tin về cây lá hẹ

Cây hẹ có rất nhiều tên gọi khác nhau theo từng vùng miền như cửu thái, khởi dương thảo…, cây có chiều cao khoảng 20 – 40 cm, có mùi thơm đặc trưng và rất giàu dược tính.

Cây hẹ rất dễ trồng và ít phải chăm sóc, cây phát triển tốt quanh năm và đặc biệt mọc nhiều ở những vùng có khí hậu nóng ẩm như ở nước ta.

Trong Đông y, công dụng của cây hẹ rất phong phú. Lá hẹ vị ngọt cay, tính ấm, có công dụng ôn trung bổ hư, điều hòa phủ tạng, bổ thận ích dương, đồng thời có tác dụng ôn trung, kiện vị, hành khí, tán ứ, chỉ hãn. Ngoài ra, hẹ còn có tác dụng chữa lỵ rất hiệu quả. Hạt hẹ có vị cay, ngọt, tính ấm, có tác dụng ôn trung, trợ vị khí, điều hoà tạng phủ, hạ nghịch khí, cố thận tinh, tán ứ huyết.

Cây hẹ là một loại rau đồng thời cũng là một vị thuốc quý, tuy nhiên có thể nhiều người chưa biết đến các tác dụng của nó. Trong lá hẹ có chứa rất nhiều các khoáng chất cần thiết cho sức khỏe.

Theo phân tích của khoa học hiện đại, trong 1000gr hẹ sẽ cung cấp khoảng 300 calo năng lượng, nhiều chất xơ, 5-10 gram protid, 5-30 gram glucid, 89 gram vitamin C, 20 mg vitamin A, ngoài ra, còn có vitamin nhóm B, K cùng các khoáng chất cần thiết cho cơ thể như canxi, photpho, sắt…

Với đặc điểm lành tính và nhiều dưỡng chất, ngoài công dụng chế biến món ăn, hẹ còn là cây thuốc chữa nhiều bệnh ở cả người lớn, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Bài viết dưới đây sẽ tập trung tới những công dụng của lá hẹ đối với trẻ sơ sinh và cách hướng dẫn các mẹ sử dụng loại thảo dược này hiệu quả.

Công dụng của lá hẹ đối với trẻ sơ sinh

Lá hẹ được trông rất phổ biến và dễ dàng mua tại chợ. Biết được những công dụng của lá hẹ đối với trẻ sơ sinh dưới đây, bạn sẽ không thể bỏ qua được loại thảo dược tốt và lành tình này.

1. Chữa ho cho trẻ sơ sinh bằng lá hẹ và đường phèn

Cách trị ho cho trẻ bằng lá hẹ và mật ong
Cách trị ho cho trẻ bằng lá hẹ và mật ong

Một trong những công dụng của lá hẹ đối với trẻ sơ sinh đó là chữa ho. Ho là bệnh lý phổ biến của trẻ, nhất là trẻ sơ sinh khi tiếp xúc với môi trường bên ngoài khi hệ miễn dịch còn non nớt.

Lá hẹ kết hợp với đường phèn là bài thuốc đã được nhiều bậc cha mẹ sử dụng để trị ho cho trẻ sơ sinh khi bị nhiễm lạnh hoặc có xuất hiện đờm khò khè ở cổ. Cách sử dụng lá hẹ trị ho rất an toàn và không gây ra các tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ sơ sinh.

Cách thực hiện:

  • Sử dụng khoảng vài lá hẹ rửa sạch và cắt ngắn cho vào trong một cái bát.
  • Cho thêm một muỗng đường phèn trộn với lá hẹ đã chuẩn bị trước đó và đem hấp cách thủy.
  • Hấp cách thủy trong khoảng 15 phút thì chắt nước đó cho trẻ uống.
  • Duy trì sử dụng 3 lần/ ngày, mỗi lần chỉ nên uống 1 muỗng nhỏ trong khoảng 3 – 5 ngày là sẽ thấy các triệu chứng ho của trẻ được thuyên giảm hoặc chấm dứt hoàn toàn.

Mặc dù có công dụng chữa ho hiệu quả cho trẻ, tuy nhiên cũng không hiếm trường hợp trẻ không thích hợp và dung nạp các phương pháp điều trị từ lá hẹ để giảm ho. Bởi vậy, nếu đã sử dụng khoảng một tuần mà không thấy thuyên giảm thì các mẹ nên đưa con đến các cơ sở y tế khám và được điều trị bằng các phương pháp phù hợp hơn.

2. Lá hẹ rơ lưỡi trị tưa miệng cho trẻ sơ sinh

Rơ lưỡi là việc làm vô cùng cần thiết đối với trẻ, nhất là các bé thường xuyên bị tưa lưỡi (nấm lưỡi). Khi này, lá hẹ là một phương pháp để rơ miệng cho trẻ và phòng tưa lưỡi hiệu quả. Đây cũng là công dụng của lá hẹ đối với trẻ sơ sinh các mẹ không nên bỏ qua.

Cách thực hiện:

  • Giã nát khoảng 10 – 15 lá hẹ đã rửa sạch và chắt lấy nước, bỏ phần bã đi.
  • Pha thêm nước cốt với một chút nước ấm.
  • Nên rơ lưỡi cho trẻ khi bụng đói để tránh trường  hợp bị nôn trớ.
  • Sau khi rửa tay thật sạch thì mẹ xỏ gạc tiệt trùng  vào ngón tay trỏ (mua ở các hiệu thuốc) chấm vào nước hẹ rồi rơ lên các vị trí vùng nướu và lưỡi của con.
  • Các mẹ kiên trì thực hiện thường xuyên thì các nấm sẽ  biến mất.

3. Lá hẹ giúp giảm đau khi mọc răng

Công dụng của lá hẹ cũng là giúp giảm đau khi mọc răng
Công dụng của lá hẹ cũng là giúp giảm đau khi mọc răng

Theo tiêu chuẩn bình thường, trẻ từ 6 – 8 tháng tuổi sẽ bắt đầu mọc răng, răng mọc đầu tiên là 2 chiếc răng cửa hàm dưới. Sau đó, những chiếc răng khác sẽ mọc tiếp cho đến 30 tháng tuổi sẽ hoàn thiện 20 cái. Như vậy, trẻ mọc răng sớm là khi mọc răng trước tháng thứ 6, có thể là ở tháng thứ 3, 4 hoặc 5.

Đau đớn khiến trẻ quấy khóc là điều khó có thể tránh khỏi. Tuy nhiên, bạn có thể giảm đau khi trẻ mọc răng bằng lá hẹ rất đơn giản bằng cách sau:

  • Lá hẹ tươi, rửa sạch, cắt ngắn, xay nhuyễn và lọc lấy nước cốt và để vào một chiếc chén sạch.
  • Mẹ rửa tay thật sạch và tiếp tục xỏ gạc vào tay và thấm nước lá hẹ xoa nhẹ nhàng lên nướu của trẻ vài lần để giúp cải thiện tình trạng đau răng.

4. Chữa tiêu chảy ở trẻ em bằng lá hẹ

Odorin là một chất có trong cây hẹ. Đây là một kháng sinh mạnh có tác dụng chống tụ cầu và các vi khuẩn khác với công dụng của lá hẹ đối với trẻ sơ sinh chữa trị tiêu chảy.

Lá hẹ có nhiều kháng sinh đối với nhiều loại vi trùng, như một kháng sinh đa khuẩn cho các loại vi trùng ở đường tiêu hoá nói chung và đặc biệt là đối với bệnh lý đường ruột nói riêng: như vi trùng staphyllococcus aureus, Samonella typhi, Sh Flexneri và Subtilis, colipathogene và Coli bethesda. Tính chất của kháng sinh này khá vững bền.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị lá hẹ tươi, gạo.
  • Cho gạo vào nồi và bắt đầu ninh cháo.
  • Khi cháo sôi và đã nhừ thì cho lá hẹ rửa sạch, cắt khúc vào. Có thể cho thêm ít đường để dễ ăn hơn.
  • Nên kiên trì sử dụng trong 10 ngày liên tục để thấy được hiệu quả.

5. Lá hẹ, nghệ và chanh xoa dịu cơn đau họng

Lá hẹ trị đau họng
Lá hẹ trị đau họng

Lá hẹ còn có thể kết hợp với một số nguyên liệu tự nhiên như hạt chanh, hoa đu đủ đực, nghệ, chanh… để xoa dịu cơn đau họng cho trẻ sơ sinh.

Cách làm:

  • Chuẩn bị 10g lá hẹ, 20g nghệ tươi, 1 quả chanh tươi, vài viên đường phèn nhỏ.
  • Rửa sạch lá hẹ để ráo nước cắt ngắn. Nghệ vàng gọt vỏ, rửa sạch và cắt nhỏ. Chanh rửa sạch và xắt thành từng lát mỏng.
  • Cho các nguyên liệu vào chung chén nhỏ, trộn thêm đường phèn rồi cho vào nồi hấp cách thủy 30 phút. Mẹ chắt nước cho bé uống ngày 2 -3 lần. Mỗi lần 5ml.

Lưu ý: Nên cho bé uống trước khi bú sẽ phát huy tác dụng nhanh hơn và tránh trường hợp bé bị nôn trớ.

Thời tiết chuyển mùa trẻ có thể bị mắc các bệnh đường hô hấp kèm theo dấu hiệu đau họng. Tận dụng các nguyên liệu có sẵn trong nhà như lá hẹ, nghệ, chanh mẹ có thể làm bài thuốc trị đau họng vô cùng hiệu quả cho trẻ.

Trên đây là tổng hợp về công dụng của lá hẹ đối với trẻ sơ sinh. Hi vọng những chia sẻ này có thể giúp các mẹ có thêm những phương thuốc an toàn bảo vệ sức khỏe non nớt của các con.

Chúc các bé luôn khỏe mạnh!

Leave a Comment