Con rạ thường sinh vào tuần thứ mấy của thai kỳ?

Mỗi lần đón thiên thần nhỏ chào đời cũng khiến các mẹ vô cùng bồi hồi và lo lắng. Để chuẩn bị chu đáo đón bé, việc tính thời gian sinh nở được gia đình rất chú trọng. Vậy con rạ thường sinh vào tuần thứ mấy của thai kỳ? Cùng tìm hiểu ngay nhé!

Sự chào đời của bé luôn được ba mẹ mong ngóng từng ngày, tuy nhiên không phải bé nào cũng giống với bé nào đâu nhé. Tùy vào việc bé là con rạ hay con so mà thời gian bé gặp ba mẹ sẽ khác nhau. Vậy, hãy tìm hiểu thật kỹ ngay từ bây giờ để biết con rạ thường sinh vào tuần thứ mấy. 

Con rạ và con so có gì khác nhau? 

Hiểu một cách đơn giản nhất thì đây là cách phân biệt thứ tự sinh của các bé. Con so là con đầu lòng, còn con thứ 2 trở đi sẽ được gọi là con rạ. Một mẹ có thể có nhiều con rạ nhưng chỉ có thể có duy nhất một con so. Trong cách gọi bình thường, con rạ là con lớn, con trưởng; con so là em, là con thứ.  

Sinh con rạ dễ hay khó? 

Phải dựa vào tình trạng sức khỏe của mẹ mới biết chính xác được sinh con rạ dễ hay khó. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của nhiều bà mẹ thì con rạ thường sinh dễ hơn con so. 

Lý do sinh con rạ thường dễ hơn con so đó là do mẹ đã có kinh nghiệm sinh em bé. Cơ thể của mẹ sau đợt mang thai đầu tiên cũng đã có sự thay đổi để thích nghi nên sinh dễ hơn cũng là điều dễ hiểu.  Nhưng, trường hợp sức khỏe của mẹ không tốt do chưa kịp phục hồi sau lần sinh đầu tiên hay căng thẳng, mệt mỏi vì phải chăm sóc con, gánh nặng đến từ công việc, cuộc sống,… có thể khiến cho việc sinh con rạ còn khó hơn so với con so.  

Con rạ thường sinh vào tuần thứ mấy?

Theo dân gian, thời điểm “vàng” để sinh con là 9 tháng 10 ngày. Ngày nay, dựa vào kiến thức khoa học và thực tế người ta đã tìm ra thời điểm chính xác mà em bé ra đời là khoảng thời gian rơi vào 38 đến 40 tuần. Có những trường hợp đặc biệt thì rơi vào 36 đến 42 tuần. Nếu sinh sớm hơn tuần thứ 38 thường được gọi là sinh non. Sinh muộn hơn tuần 40 được gọi là sinh già. 

Trên thực tế, rất khó để tìm được câu trả lời chính xác cho câu hỏi con rạ thường sinh vào tháng mấy? Nhưng, dựa vào kinh nghiệm của nhiều bà mẹ thì con so sẽ ra đời sớm hơn ngày sinh dự kiến từ 7 đến 10 ngày còn con rạ thường sẽ ra đời muộn hơn hoặc sớm hơn dựa vào tình hình sức khỏe của mẹ. 

Tùy vào tình trạng và yếu tố sức khỏe, cơ địa của mẹ và thai nhi mà con rạ sẽ được ra đời vào sớm nhất là 36 tuần và muộn nhất là 42 tuần. Số tuần thường được tính từ kỳ hành kinh cuối cùng của mẹ cho đến lúc lâm bồn. 

Nếu phụ nữ mang thai gặp căng thẳng, mệt mỏi kéo dài sẽ dẫn đến tinh thần không tốt, dễ chuyển dạ sớm hơn bình thường. Còn nếu mẹ vui vẻ khi mang thai con thứ 2, dễ chịu về mặt tinh thần lẫn sức khỏe thì con rạ có thể sẽ chào đời lâu hơn thời gian dự kiến

Bên cạnh đó, con rạ thường sinh vào tuần thứ mấy còn phụ thuộc vào tình trạng mang thai trước đó và sức khỏe của mẹ bầu. 

Mỗi một lần mang thai, dù là bé thứ 2 hay thứ 3 đi chăng nữa cũng đều mang lại cho người phụ nữ một trải nghiệm mới mẻ. Đó là bởi từ dấu hiệu mang thai, quá trình sinh nở của từng thai kỳ không phải lần nào cũng giống hệt nhau. Chính vì vậy việc tìm hiểu chính xác về tuổi thai cũng như chuẩn bị tinh thần, vật chất sẵn sàng cho thời điểm sinh nở là điều cần thiết đối với bất kỳ lần mang thai nà

Cách tính ngày sinh dự kiến cho con rạ

Sẽ không có một công thức chính xác nào để tính con rạ thường sinh vào tuần thứ mấy. Tuy nhiên, vẫn có những cách để tìm được con số gần đúng nhằm giúp mẹ và gia đình có thể chuẩn bị thật tốt về tinh thần lẫn vật chất để đón bé trọn vẹn nhất: 

  1. Chu kỳ kinh nguyệt: Các mẹ lấy ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối trừ đi 3 tháng, sau đó cộng thêm bảy ngày vào. Ví dụ như, nếu kỳ kinh cuối của người mẹ bắt đầu vào ngày 1/12, trừ đi 3 tháng trở về trước rồi cộng 7 ngày sẽ ra ngày dự sinh là 8/9. Đây là một cách để tính 40 tuần mang thai. 
  2. Thời gian phản ứng có thai  Phản ứng có thai sớm nhất thường bắt đầu sau khoảng 6 tuần kể từ khi tắt kinh. Và dựa vào đó, để tính con rạ thường sinh vào tuần thứ mấy thì lấy ngày phản ứng có thai cộng thêm 34 tuần. Dựa vào thời gian cử động của thai nhi  Vào khoảng cuối tháng thứ 4 và đầu tháng thứ 5, mẹ sẽ thấy cử động thai đầu tiên. Nếu tính từ ngày này cộng thêm 20 tuần, bạn sẽ ra được ngày dự sinh.

Dấu hiệu nhận biết chuyển dạ sinh con rạ

  1. Bung nhớt hồng

Trong suốt thời gian mang thai, ở vị trí chỗ nối cổ tử cung và âm đạo luôn có một nút nhầy vững chắc. Bên cạnh lớp cơ thành tử cung, lớp màng ối, nút nhầy này cũng là một hàng rào bảo vệ cho thai nhi, chống sự xâm nhập của vi khuẩn hay các lực tác động cơ học từ bên ngoài vào buồng ối.

Chính vì vậy, khi cổ tử cung bắt đầu mở ra, nút nhầy sẽ bị bung ra và thoát ra ngoài cửa âm đạo như một chút nhầy nhớt, có màu hồng. Đây là dấu hiệu cảnh báo thời khắc chuyển dạ chính thức chuẩn bị bắt đầu.

  1. Xuất hiện cơn gò tử cung

Vào tháng cuối thai kỳ, sản phụ đôi khi cảm nhận được các cơn trằn khắp bụng lúc di chuyển hay cử động mạnh. Cảm giác này khá mơ hồ, đa phần diễn ra ngắn, tần suất thưa thớt, không gây đau đớn gì rõ rệt và cũng không có ý nghĩa thay đổi cổ tử cung hay vị thế của thai nhi.

Chỉ khi thai bước vào tuần từ 38 đến 40, các cơn gò sẽ khởi động rõ ràng hơn với chu kỳ tăng dần về cường độ lẫn tần số. Trong cơn, sản phụ sẽ cảm giác đau nhiều và khắp cả vùng bụng căng cứng. Kết hợp với cách thở và rặn sinh hiệu quả của sản phụ, đây chính là động lực cho quá trình chuyển dạ tống xuất thai nhi ra ngoài.

So với lần sinh con đầu lòng, khi chuyển dạ sinh con rạ, sản phụ ít nhiều cũng cảm nhận mọi thứ sẽ nhẹ nhàng hơn. Điều này là một phần nhờ vào kinh nghiệm từ lần sinh trước, một phần là nhờ vào khả năng giãn nở, mềm ra một cách nhanh chóng của tầng sinh môn và cổ tử cung. Lúc này, sản phụ không còn chịu đau đớn nhiều vì các cơn gò tử cung nữa.

Hơn thế, nếu biết cách thở và rặn sinh phối hợp nhịp nhàng cùng chu kỳ cơn gò, chẳng những sản phụ không còn thấy đau đớn gì mà còn giúp tốc độ chuyển dạ nhanh hơn, em bé mau chóng được đẩy ra ngoài hơn. Lợi ích của việc này rất lớn, vừa bảo tồn sức lực cho mẹ, vừa giúp trẻ sơ sinh giảm sang chấn và nguy cơ ngạt thở sau sinh.

  1. Chảy nước ối

Dưới tác động của cơn gò tử cung, áp lực trong buồng tử cung tăng lên đỉnh điểm, đầu thai di chuyển xuống, tạo thành đầu ối. Đầu ối căng phồng và tại vị trí tiếp giáp với vòng cổ tử cung, đây là nơi màng ối mỏng nhất và rất dễ vỡ. Khi màng ối vỡ, một lượng nước ối trong buồng tử cung sẽ chảy ra ngoài. Nếu màng ối tự trượt lên nhau hay đầu thai nhi xuống thấp chèn vào, dòng nước ối sẽ bị ngăn chặn hoàn toàn hay chỉ chảy rỉ rả.

Lúc này, vỡ ối cũng là tác nhân khiến cơn gò tử cung xuất hiện nhiều hơn và trở nên dồn dập hơn. Mặt khác, nếu sắp đến này dự sinh mà thai chưa có cơn gò, bác sĩ sẽ dùng thủ thuật bấm ối, chủ động làm màng ối vỡ và chảy nước ối ra, kích thích khởi phát cơn gò chuyển dạ một cách tự nhiên.

Khi có các dấu hiệu sắp sinh con rạ, các thai phụ cần nhanh chóng đến bệnh viện. Thậm chí còn cần phải gấp gáp hơn vì sự chuyển dạ sinh con rạ vốn dĩ sẽ rút ngắn hơn lần sinh đầu. Chính vì vậy, sự chuẩn bị kỹ càng về kiến thức và hành trang là không bao giờ thiếu để người mẹ chủ động hơn trong cuộc chuyển dạ sinh con an toàn.

Trên đây là tổng hợp của chúng tôi về thắc mắc “Con rạ thường sinh vào tuần thứ mấy?”, cũng như những chuẩn bị khi cần thiết khi đón con chào đời.

Chúc gia đình luôn an lành và hạnh phúc!

Leave a Comment