Cà cuống là một loại côn trùng có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe. Nếu được dùng một cách đúng đắn và phù hợp nó có thể là phương thuốc chữa bệnh cho con người. Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết nhé!
- Tên gọi khác: Sâu quế, đà cuống, long sắt.
- Tên khoa học: Lethocerus indicus.
- Họ: Chân bơi (Belostomatidae).
- Bộ: Cánh nửa (Hemiptera).
Đặc điểm con cà cuống
Cà cuống là một loài bọ nước khổng lồ thuộc họ Belostomatidae, có nguồn gốc ở Nam và Đông Nam Á, cũng như phía đông nam Trung Quốc, quần đảo Ryukyu và New Guinea.
Cà cuống có chiều dài trung bình 6-7cm, có con dài tới 10-12cm, rộng 2.5cm có màu nâu xám pha vàng nhạt. Miệng cà cuống có ngòi để hút thức ăn. Dưới bọng cà cuống đực có chứa chất lỏng mùi thơm rất mạnh. Đây cũng chính là vũ khí vô cùng lợi hại để thu hút con cái và tấn công con mồi.
Cà cuống có thể sống trên bờ hoặc nơi hồ, ao, đầm hay các ruộng lúa nước. Chúng có thể bơi lội nhờ các đôi chân bè, kẹp chặt mồi nhờ các móng nhọn. Tuy bay không khỏe, nhưng cà cuống hay bay lên bờ hoặc từ vực thủy này sang thủy vực khác, nhất là khi chuẩn bị đẻ trứng. Chúng rất nhạy cảm với kích thích của ánh sáng điện. Cà cuống rất háu ăn, chúng tấn công và hút máu của nhiều động vật thủy sinh như: tôm, tép, trai, nòng nọc, nhái, cá con v.v.
Loài côn trùng này được biết đến như một loài ăn được trong một số món ăn Đông Nam Á khác nhau. Theo sử sách thì từ 200 năm trước Công nguyên, cà cuống đã được xếp vào loại sơn hào hải vị của người Việt để cống nạp cho Trung Hoa với tên gọi con sâu quế. Hương vị của cà cuống thường được so sánh với sò điệp ngọt hoặc tôm.
Vị thuốc cà cuống
Tính vị
Cà cuống có vị ngọt cay, tính bình và không độc.
Thành phần hóa học
Cà cuống được biết đến là một loài côn trùng có chứa nhiều hàm lượng protein. Phần thân và trứng cà cuống chứa protein với hàm lượng khá cao, lipid và các vitamin. Ngoài ra cà cuống đực có bọng nước có chứa một mùi thơm mạnh được xác định là hexanol acetate để thu hút con cái và vũ khí chống lại kẻ thù.
Phân bố
Việt Nam: ở khắp vùng đồng bằng trên lãnh thổ Việt Nam, Đã tìm thấy chúng ở Sơn La, Thái Nguyên, Hòa Bình, Hà Nội, Quảng Ninh (Bãi Cháy), Hải Phòng (Cát Bà), Thái Bình, Thừa Thiên – Huế (Huế), ây là loài duy nhất thuộc bộ cánh nửa Hemiptera được đưa vào sách đỏ Việt Nam.
Thế giới: miền Viễn đông liên bang Nga, và vùng nhiệt đới; từ Ấn Độ qua Trung Quốc đến Australia.
Bộ phận dùng
Thịt, trứng và tinh dầu là những phần của con cà cuống được sử dụng để làm vị thuốc.
Cách lấy tinh dầu cà cuống
Tinh dầu ở cà cuống đực có thể làm thuốc chữa bệnh cũng như gia vị trong thức ăn. Vì vậy khi lấy tinh dầu, chúng ta phải cẩn thận để không bị rách túi tinh dầu gây lãng phí.
- Dùng đầu nhọn rạch một đường ngang ngay giữa đôi chân thứ 3.
- Gập bụng cà cuống xuống.
- Sử dụng kẹp để gắp và rút túi tinh dầu ra
- Chích túi để cho tinh dầu chảy hết vào lọ khô, sạch và đậy kín.
Tác dụng và cách dùng cà cuống
- Tác dụng
- Do chứa nhiều thành phần có dược tính nên cà cuống không chỉ có tác dụng làm gia vị và chế biến món ăn mà còn được dùng làm vị thuốc. Các tài liệu Đông y ghi nhận, loại côn trùng này có tác dụng bổ thận, tránh dương và lợi tiêu hóa.
- Tinh dầu thơm được xác định là một hexanol acetat trong bọng con cà cuống đực nếu sử dụng liều thấp sẽ đóng vai trò như một chất kích thích thần kinh. Nó giúp gây hưng phấn và tăng cường nhẹ khả năng sinh dục. Nên có thể được dùng trong một số trường hợp yếu sinh lý ở nam giới.
- Ngoài ra, ăn cà cuống còn có tác dụng nhất định đến viêm ruột, khàn giọng, khóc đêm trẻ em, thiếu sữa, bổ thận để chữa đái dầm, v.v …
- Các món ăn từ cà cuống
- Cà cuống chiên: Chiên trực tiếp với dầu đã rất thơm. Nó có vị rất ngon với protein màu vàng nhạt. Nó cũng có mùi thơm rõ ràng của osmanthus. Nhưng chú ý xé chân khi ăn bóc đầu và rút nội tạng ra, những chỗ này không thể ăn được.
- Ở Thái Lan họ dùng toàn bộ cơ thể cà cuống, có khi bỏ cánh, bộ phận xơ cứng trộn với kiệu, hành, ớt, đường, thêm nước mắm, nước chanh vào tạo thành bột nhão nam prik mangda. Dùng bột này ăn với rau hoặc cơm.
- Ở Trung Quốc, cà cuống được xào với dầu mè ở Bắc Kinh và luộc lên, thêm một chút muối ở Quảng Châu.
- Ở Singapore, cà cuống được chế biến thành món fwai fa shim im được ưa chuộng.
- Ngoài ra, cà cuống còn có thể rán, muối tiêu hay hầm là những phương pháp chế biến cà cuống rất ngon. Có thể dùng cà cuống để chế biến thành nhiều món ăn bổ dưỡng
Thực trạng
Hiện nay, ở nước ta cà cuống rất hiếm gặp do lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật. Không phải lúc nào cũng có thể mua nó bằng tiền. Lý do chính là sản lượng của nó quá nhỏ và thường bị thiếu hụt. Mỗi mùa hè, nông dân sẽ bắt những con cà cuống lớn trên những cánh đồng lúa, thu thập và bán với giá cao.
Cà cuống nhờ giá trị dinh dưỡng và hương vị thơm ngon đã dần trở thành một loài côn trùng đáng giá. Tuy vậy chúng ta cần phải biết khai thác một cách hợp lý để chúng có thể tiếp tục đem lại giá trị cho con người hơn là việc biến ngày một khan hiếm.