Bụi bẩn và vi khuẩn, độc tố nằm sâu trong các lỗ chân lông là nguyên nhân khiến mụn xuất hiện và mọc dai dẳng trên mặt. Vì vậy, bạn lo lắng không biết có phương pháp nào trị mụn hết vĩnh viễn không? Hãy cùng tìm hiểu trong các thông tin chúng tôi đưa ra dưới đây nhé.
I. NGUYÊN NHÂN GÂY RA MỤN TRỨNG CÁ
Mụn trứng cá được hình thành dưới tác động của 4 yếu tố chính là tăng tiết bã nhờn, sừng hóa lỗ chân lông, phát triển của vi khuẩn Propionibacterium Acnes và giai đoạn viêm nhiễm:
- Do tăng tiết bã nhờn: Khi cơ thể đột ngột thay đổi hormone ở tuổi dậy thì, mang thai hay tiền mãn kinh sẽ dẫn đến một số rối loạn trong cơ thể. Biểu hiện dễ nhận biết nhất chính là da tiết dầu nhiều hơn thông thường.
- Dày sừng nang lông: Lỗ chân lông khi bị bịt kín bởi hột sừng nên chất bã nhờn không thể thoát ra khỏi để bôi trơn da, khiến da ngày càng khô ráp. Chất nhờn kết hợp với tế bào chết, khói bụi tích tụ ở lỗ chân lông khiến da bị tắc nghẽn và xuất hiện vi nhân mụn.
- Giai đoạn thâm nhập vi khuẩn: Vi khuẩn P.Acnes thường sống trên da và vô hại, khi lỗ chân lông quá bít tắc sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển.
- Giai đoạn viêm nhiễm: Da chúng có cơ chế tự bảo vệ, khi vi khuẩn phát triển mạnh thì bạch cầu được cơ thể điều động để tiêu diệt vi khuẩn này, gây ra phản ứng viêm da. Bên cạnh đó chính bản thân các tế bào bị tổn thương trong mụn cũng có thể là yếu tố thúc đẩy phản ứng viêm diễn ra mạnh mẽ, lúc này sẽ hình thành các sần mụn như: mụn mủ, mụn sần, mụn bọc và mụn nang.
Một số yếu tố khác liên quan đến việc hình thành mụn trứng cá:
- Do mỹ phẩm: Trong mỹ phẩm có một số thành phần thường hay được sử dụng có tính chất gây bít tắc, tạo nhân mụn như dầu khoảng, hương liệu, chất bảo quản, corticoid…
- Nghề nghiệp: Nếu bạn có công việc thường xuyên tiếp xúc với hóa chất, ánh nắng và đối mặt áp lực ngồi thường xuyên trong phòng máy lạnh khiến da khô, thiếu nước, thức khuya, làm ca đêm cũng là nguyên nhân gây mụn.
- Môi trường, không khí: Tiếp xúc thường xuyên với nhiệt độ và độ ẩm cao cũng có thể gây khởi phát tình trạng mụn trứng cá.
- Chế độ chăm sóc da sai lầm: Làm sạch không đúng cách, rửa mặt quá nhiều lần, lạm dụng mỹ phẩm có thể làm cho tình trạng mụn trứng cá trở nên nặng hơn.
- Chế độ dinh dưỡng không hợp lý: Ăn đồ cay hay sử dụng các loại chất kích thích như bia, rượu, hút thuốc lá, đồ ngọt, đồ béo hoặc giảm cân không khoa học cũng gây nên mụn.
- Stress: Thức quá muộn và hay bị căng thẳng, stress cũng khiến cho tuyến bã nhờn hoạt động mạnh hơn, làm tăng mức độ nghiêm trọng của mụn.
- Các bệnh nội tiết: Một số bệnh lý như Cushing, bệnh cường giáp trạng, bệnh buồng trứng đa nang… làm tăng mức độ bị mụn trứng cá.
- Thuốc: Mụn xuất hiện cũng có thể là do một số loại thuốc phổ biến như corticoid, isoniazid, thuốc có nhóm halogen, nội tiết tố androgen (testosterone), lithium…
- Một số nguyên nhân chủ quan: Vệ sinh da mặt không sạch, lười tẩy trang, không tẩy tế bào…
II. CÁC GIAI ĐOẠN HÌNH THÀNH MỤN TRỨNG CÁ
1. Giai đoạn 1: Da bình thường
Giai đoạn này tuyến bã nhờn kích thích quá trình thay da liên tục, đẩy tế bào chết lên và thay thế tế bào mới. Nếu hoạt động bình thường sẽ đem chất nhờn lên bề mặt da, làm da ẩm mịn và căng bóng, khỏe mạnh.
2. Giai đoạn 2: Mụn ẩn
Các tế bào da chết thay vì được đào thải ra bên ngoài, chúng rất hay bị kẹt lại ở trong lỗ chân lông kết hợp với bụi bẩn, tế bào chết sẽ tạo thành nhân mụn. Nhân mụn ẩn nằm sâu bên trong nang lông, biểu hiện trên bề mặt da thành những nốt mụn nhỏ, mọc theo từng cụm và lan rộng ra các khu vực xung quanh khiến da mặt trở nên sần sùi.
3. Giai đoạn 3: Mụn đầu trắng
Mụn đầu trắng là nhân trứng cá, nằm trong lỗ chân lông kín miệng. Mụn này khi sở vào thấy sần, có thể dễ dàng thấy khi nhìn lên khoảng 45 độ. Mụn có xu hướng mọc thành cụm, nếu bị viêm nó sẽ chuyển sang mụn đỏ.
4. Giai đoạn 4: Mụn đầu đen
Mụn đầu đen là nhân trứng cá nằm trong lỗ chân lông hở miệng nên bị oxy hóa khi tiếp xúc, không khí gây ra màu đen và khi nặn thấy có nhân cứng, phần trên đen và phần dưới có màu trắng đục. Giai đoạn này, khi mụn đầu đen đã trồi lên, ta mới được nặn, các giai đoạn khác tuyệt nhiên không nhé.
5. Giai đoạn 5: Mụn đỏ
Ở giai đoạn này đã xuất hiện tình trạng viêm, mụn đầu trắng và mụn đầu đen bị viêm đã phát triển thành mụn đầu đỏ. Mụn đầu đỏ có thể xuất hiện ngay, đốt cháy giai đoạn trên khi bạn ăn uống quá nhiều đồ cay nóng, dầu mỡ hoặc không làm sạch da, tẩy tế bào chết thường xuyên.
6. Giai đoạn 6: Mụn có mủ
Cũng giống như giai đoạn 5, nhưng nếu có thêm bạch cầu ở nang lông thì sẽ thành mụn mủ. Mụn này thường khá to, có một đầu trắng nổi lên trên, gây đau nhức.
7. Giai đoạn 7: Mụn bọc, mụn bọc có mủ
Đây là giai đoạn kinh hoàng nhất của mụn, sự viêm nhiễm ngày càng trở nên trầm trọng hơn và hình thành ổ khuẩn, ăn luồng sâu dưới da. Nếu không được điều trị đúng cách chắc chắn sẽ để lại sẹo rỗ. Mụn gây đau nhức và sưng, dễ để lại thâm mụn này có thể hình thành sau giai đoạn 2 mà bỏ qua các giai đoạn khác.
Trong giai đoạn này cần phải hạn chế makeup hoặc sử dụng kem che khuyết điểm lên vùng da mụn, đồng thời sớm áp dụng các phương pháp điều trị mụn công nghệ cao, thuốc uống, thuốc theo chỉ định của bác sĩ để giải quyết nhanh chóng tình trạng mụn, ngăn ngừa nguy cơ thâm sẹo.
III. CÓ PHƯƠNG PHÁP NÀO TRỊ MỤN HẾT VĨNH VIỄN KHÔNG?
Mụn có điều trị dứt điểm hay không phụ thuộc vào 2 yếu tố:
1. Phương pháp điều trị
- Trường hợp điều trị mụn bằng mỹ phẩm kém chất lượng, loại trôi nổi trên thị trường có chứa thành phần corticoid, mụn sẽ lặn nhanh chóng nhưng thời gian tái phát rất nhanh, thậm chí nặng hơn gây viêm nhiễm và tình trạng sẹo rỗ xuất hiện.
- Trường hợp điều trị mụn bằng công nghệ cao, kết hợp với uống thuốc, thoa thuốc cũng không thể khẳng định rằng hết mụn 100%. Bởi vì mụn được xếp vào 1 trong những bệnh về da mãn tính. Mức độ điều trị mụn hiệu quả phụ thuộc rất nhiều vào việc bệnh nhân có tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị hay hướng dẫn của bác sĩ hay không và có lựa chọn đúng cơ sở điều trị uy tín hay không.
2. Chế độ chăm sóc da
Chăm sóc da mụn đúng cách là yếu tố quan trọng giúp ngăn chặn sự phát triển của mụn và rút ngắn thời gian điều trị mụn, đồng thời hạn chế được các nguyên nhân khiến cho tình trạng mụn ngày càng trở nên nặng hơn như:
- Kiểm soát lượng nhờn trên da, loại bỏ bụi bẩn và tế bào chết, làm sạch lỗ chân lông và bề mặt da.
- Tiêu diệt vi khuẩn gây mụn, làm giảm tình trạng sưng viêm và mau khô nhân mụn,
- Ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng
- Cân bằng độ pH và củng cố hàng rào bảo vệ da khỏi các tác nhân của môi trường và vi khuẩn.
- Phục hồi nhanh các tổn thương do mụn gây ra.
Những nguyên tắc giúp bạn giảm bớt mụn:
- Không nặn mụn
- Không chạm tay lên mụn
- Uống nhiều nước
- Ăn uống lành mạnh mỗi ngày
- Dùng sữa rửa mặt 2 lần trong ngày
- Dưỡng ẩm cho da hàng ngày
- Ngủ đủ giấc
Trên đây là những thông tin giải đáp thắc mắc có phương pháp nào trị mụn hết vĩnh viễn không? Hy vọng sẽ giúp bạn chăm sóc cho da đúng cách và nhanh chóng thoát khỏi tình trạng mụn, ngăn ngừa nguy cơ mụn tái phát nhé!