Cây ngô đồng là một loại thuốc quý trong đông y nhưng hoa và quả thì lại cực độc. Vậy cây ngô đồng là gì và sử dụng loại cây này như thế nào cho hiệu quả, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Mô tả về cây ngô đồng
Cây ngô đồng thuộc họ Trôm, có tên gọi khác là cây bo rừng hoặc cây trôm đơn. Tên khoa học của cây ngô đồng là Firmiana simplex (L.).
Đặc điểm sinh thái
Cây ngô đồng có 2 loại là ngô đồng cảnh và ngô đồng thân gỗ.
Cây ngô đồng cảnh có thân cao khoảng 100cm, màu xám, thân trên màu xanh lục ít sẹo. Lá nhẵn màu xanh bóng, khi già chuyển thành xanh đậm. Hoa màu hồng nhạt, mọc thành cụm, nở to. Qua khi non màu xanh, chín màu vàng. Khi khô, hạt rất dễ bung ra và phát tán khắp nơi.
Cây ngô đồng thân gỗ thường cao từ 7-15m. Phiến lá to rộng, không có lông. Hoa màu vàng mọc thành chùm. Quả vỏ mỏng, có nhiều nội nhũ.
- Bộ phận sử dụng:
Thân, lá và nhựa cây để điều chế thuốc. Tuy nhiên, hạt và quả cây ngô đồng lại chứa nhiều độc tính, có thể gây ngộ độc.
- Phân bố
Cây ngô đồng cảnh có nguồn gốc ở Trung và Nam Mỹ. Ngô đồng thân gỗ thì có nhiều ở Nhật, Campuchia và Trung Quốc.
Ở nước ta, cây ngô đồng cảnh được trồng nhiều trên khắp cả nước còn cây thân gỗ thường mọc hoang trong rừng, trên đất núi đá vôi và đất chua.
- Thu hái – Sơ chế
Thân và lá cây ngô đồng cảnh được thu hái quanh năm được đem rửa sạch, phơi khô và dùng dần.
- Bảo quản
Bảo quản thuốc ở nơi khô ráo, tránh ánh nắng trực tiếp.
- Thành phần hóa học
Hiện tại chưa có nghiên cứu chính xác nào về thành phần hóa học có trong cây ngô đồng. Trong quả chứa chất độc curin và 40% dầu.
Tác dụng của cây ngô đồng
Trong đông ý thường sử dụng cây ngô đồng cảnh như một vị thuốc quý. Rễ cây có vị đắng, tính mát. Lá có vị ngọt, tính bình.
Một số bài thuốc từ cây ngô đồng
- Chữa mụn nhọt
Cắt lá cây ngô đồng ra lấy phần nhựa bôi lên vùng da bị nhọt. Đây là cách giúp giảm tình trạng sưng tấy, mưng mủ. Cần kiên trì thực hiện nhiều lần để có hiệu quả tốt nhất.
- Chống nhiễm trùng vết thương
Dùng nhựa cây bôi trực tiếp lên các vết thương nhỏ như đứt tay, chân để ngăn ngừa nhiễm trùng cho da. Sau một thời gian, vết thương sẽ khỏi và không để lại sẹo.
- Chữa ho ra máu, ho gà
Ho ra máu vô cùng nguy hiểm. Nếu bị nhẹ có thể dùng thân và cuống lá cây ngô đồng rửa sạch, sắc nước uống. Uống nước này thường xuyên giúp giảm cơn ho nhanh hơn.
Nếu bị nặng, cần đến ngay các cơ sở y tế để thăm khám và điều trị.
- Trị ghẻ lở lâu ngày
Da bị ghẻ lở sẽ dẫn đến ngứa ngáy khó chịu. Dùng lá cây ngô đồng rửa sạch và chà lên vùng da bị ghẻ. Sau vài ngày, các nốt ghẻ sẽ hết ngứa và nhanh chóng lành da.
- Chữa sa tử cung
Phụ nữ mắc bệnh sa tử cung có thể giã nát cuống lá cây ngô đồng và đắp trực tiếp lên vùng tử cung bị sa. Lưu ý, cần cẩn thận để tránh ảnh hưởng đến tử cung và khả năng sinh sản sau này.
- Thuốc bổ cho nam giới
Cây ngô đồng cũng được biết đến là một loại thuốc bổ đối với nam giới. Giúp cánh mày râu cải thiện tinh trùng yếu, tăng cường sinh lực. Dùng thân cây rửa sạch, thái lát mỏng phơi khô. Sau đó sao vàng và đem ngâm rượu với các loại thuốc bổ. Sau 3 tháng là có thể dùng được.
- Nhuộm tóc đen
Cây ngô đồng rửa sạch, phơi khô. Sau đó đốt cháy nguyên liệu này trộn với dầu gội. Sử dụng hỗn hợp này gội đầu mỗi ngày giúp tóc đen, mềm mượt và bóng khỏe hơn.
- Chữa hạch sưng đau
Đầu tiên, dùng dao rạch thân cây ngô đồng và hứng lấy phần nhựa cây. Dùng một mảnh vải hoặc tăm bông nhúng vào nhựa và bôi lên vùng da bị sưng hạch. Áp dụng mỗi ngày một lần sẽ thấy tình trạng bệnh được cải thiện đáng kể.
- Điều trị huyết áp cao, mỡ máu
Để điều trị huyết áp cao, mỡ máu, có thể lấy 10-15g lá cây ngô đồng thân gỗ sắc nước uống trong ngày.
- Chữa bệnh phong thấp
Lấy rễ cây rửa sạch, nấu lấy nước để uống mỗi ngày. Cách này giúp các triệu chứng đau nhức, ra nhiều mồ hôi tay do bệnh phong thấp gây ra sẽ nhanh chóng cải thiện.
Lưu ý khi sử dụng cây ngô đồng
- Cây ngô đồng là một thảo dược quý. Tuy nhiên, chỉ có thân, lá và nhựa cây có thể dùng để chữa bệnh. Quả và hạt cây ngô đồng lại rất độc. Trong quả và hạt loài cây này có chứa chất curin. Chất này có thể gây ngộ độc, gây bệnh cho gan và đường tiêu hóa. Trẻ nhỏ không biết ăn vào sẽ bị tiêu chảy, đau bụng, nôn ói, bỏng rát ở họng. Trường hợp nặng có thể bị ức chế thần kinh trung ương, rối loạn tĩnh mạch, xuất huyết tiêu hóa.
- Khi bị ngộ độc, cần làm mọi cách để người bệnh nôn ra, càng nhiều càng tốt. Sau đó, đưa người bệnh đến các cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu.
- Các bài thuốc trên chỉ mang tính chất tham khảo. Người bệnh nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng.
- Nếu sử dụng cây ngô đồng làm cảnh, cần tìm vị trí đặt phù hợp, tránh xa tầm tay trẻ em.
Trên đây là một số công dụng của cây ngô đồng. Hy vọng sẽ giúp các bạn hiểu thêm về một loại cây thuốc dân gian quý và cùng bảo vệ sức khỏe cho bản thân, gia đình.