Chắc hẳn trong chúng ta khi nhắc đến cái tên húng quế sẽ nghĩ ngay đó là một loại rau gia vị thân quen trong mỗi bữa ăn hàng ngày. Tuy nhiên không chỉ dừng ở đó, húng quế còn là một vị thuốc chữa bệnh. Hãy cùng bài viết đi tìm hiểu về loại rau đặc biệt này nhé!
Tổng quan về cây Húng Quế
1. Nhận dạng
Cây húng quế không chỉ là loại rau gia vị mà còn có tác dụng chữa bệnh
- Tên gọi khác: Húng chó, Húng giổi, É, É tía, Hương thái, Rau quế…
- Tên khoa học: Ocimum basilicum.
- Họ: Hoa môi (Lamiaceae).
- Loại: Hàng năm
- Phạm vi bản địa: Châu Á nhiệt đới
- Chiều cao: 25-50cm
- Thân: mịn, nhẵn có màu tím
- Lá: màu xanh lục, có mùi thơm, có khía răng ở mép
- Hoa: Màu trắng hoặc hơi tía, mọc thành chùm
- Thời gian nở hoa: Tháng Sáu
- Ánh sáng mặt trời: ưa sáng
- Nước: Trung bình
2. Bộ phận dùng
Cây húng quế được tận dụng toàn bộ để làm thuốc, tuy nhiên chủ yếu phổ biến nhất vẫn là hoa và ngọn.
3. Phân bố
Loại cây này đang được trồng rất phổ biến ở các nước nhiệt đới.
Riêng ở nước ta, húng quế được trồng trải khắp cả nước để làm gia vị, ở miền Nam thì dùng quả (hạt é) húng quế để làm nguyên liệu giải khát.
4. Thu hái và sơ chế
Thu hái vào mùa hè và mùa thu là chủ yếu.
Sơ chế: có thể dùng lá tươi, phơi hoặc sấy khô. Nếu để làm tinh dầu thì sẽ cắt cả cây, dùng tươi hoặc phơi khô.
5. Bảo quản
Dược liệu trong trường hợp đã được sơ chế khô cần cho vào túi kín và để ở những nơi khô thoáng, tránh ẩm ướt, nấm mốc.
6. Thành phần hóa học
Cây húng quế có mùi thơm rất dễ chịu vì trong lá có chứa 0.02-0.06% tinh dầu màu vàng nhạt. Trong tinh dầu này chưa linalool 60%, cineol 25%, estragol methyl 60%, chavicol 70%.
Ngoài ra húng quế có chứa chống oxy hóa, orientin, vicenin, betacaroten, magie, sắt, canxi, vitamin C, vitamin K…
7. Vị thuốc húng quế
- Tính vị: Húng quế có vị cay, mùi thơm và tính ấm.
- Quy kinh: Phế và Tâm.
Tác dụng của húng quế
- Chống căng thẳng
Húng quế giúp duy trì mức độ bình thường của cortisol – hormone gây stress cho cơ thể, làm dịu thần kinh, điều chỉnh khả năng tuần hoàn máu và đánh bại các gốc tự do vốn là tác nhân dẫn đến stress. Hàm lượng mangan và đồng trong lá húng quế có thể cải thiện chức năng não và duy trì một bộ não khỏe mạnh, giúp phản xạ tốt hơn.
- Bảo vệ các tế bào và các nhiễm sắc thể từ các bức xạ và oxi hóa từ môi trường
Các chất flavonoid trong húng quế giúp bảo vệ cấu trúc tế bào cũng như các nhiễm sắc thể từ bức xạ và oxy hóa tự nhiên từ môi trường
- Phòng tránh các bệnh viêm khớp và tế bào ung thư.
Các chất phytochemical trong lá húng quế có thể hỗ trợ ngăn ngừa ung thư. Húng quế làm tăng hoạt động chống oxy hóa và có thể thay đổi các biểu hiện gien. Nó cũng có khả năng loại bỏ hoặc tiêu diệt các tế bào ung thư và ngăn chặn khối u lan rộng.
- Làm loãng máu
Húng quế là một trong những thành phần trong dược phẩm chống đông máu
- Hạ đường huyết
- Cách 1: Ăn sống như món rau hàng ngày
- Cách 2: Vò nát lá húng quế, luộc chín rồi để qua đêm. Sáng hôm sau ăn trước khi ăn sáng.
- Chăm sóc da và tóc
Có thể ăn trực tiếp hoặc giã nát lấy nước uống có thể làm dịu cảm giác ngứa da đầu và chống rụng tóc.
- Chữa mẩn ngứa, dị ứng
Giã nát 30g lá húng quế tươi với hạt é nổi lên khi ngâm trong nước. lấy nước uống, bã đắp vào chỗ ngứa.
- Chữa sổ mũi, khó tiêu, ỉa chảy
Vò nát lá húng quế đưa trực tiếp lên mũi giúp làm sạch đường hô hấp, chữa sổ mũi.
Khó tiêu, ỉa chạy lấy 15g cây húng quế sắc nước uống.
- Trị ho
Trong húng quế có chứa các chất như Camphene, cineol, eugenol, húng quế có khả năng đánh bại tình trạng sung huyết. Qua đó, chống dị ứng và hỗ trợ điều trị các bệnh dị ứng ở đường hô hấp.
- Cách 1: Nhai lá húng quế tươi
- Cách 2: Lấy 8-10 lá húng quế tươi, đun sôi với nước từ 5-6 phút để nguội và uống đều đặn hàng ngày.
- Cách 3: Hãm trà từ húng quế và hoa phơi khô để uống hàng ngày.
Tuy nhiên lá húng quế chỉ có công dụng trị ho do cảm lạnh. Nếu triệu chứng ho xuất hiện kèm theo những biểu hiện nguy hiểm khác, nên đến các cơ sở y tế để được tư vấn và chẩn trị bệnh hiệu quả nhất.
- Tăng cường hệ miễn dịch, làm chậm quá trình lão hóa
Dùng nước ép lá quế với mật ong giúp chống lão hóa, giảm mệt mỏi, tốt cho hệ miễn dịch.
Cách dùng – liều lượng
Húng quế có thể dùng tươi bằng cách giã lấy nước uống hay đắp ngoài hoặc hấp cách thủy, sắc nước cùng các vị thuốc khác.
Liều dùng được khuyến cáo là :
- Lá tươi là: khoảng 20g/ngày,
- Hạt là 6 – 12g/ngày.
Tuy nhiên, liều dùng có thể được điều chỉnh để phù hợp với các vị thuốc khác nhưng tuyệt đối không nên sử dụng quá nhiều vì sẽ có những tác dụng phụ không mong muốn xảy ra, đặc biệt là đối với phụ nữ mang thai..
Những lưu ý khi sử dụng húng quế
Húng quế nếu dùng không hợp lý có thể phát sinh một số tác dụng phụ như:
- Có khả năng làm loãng máu
- Hạ đường huyết
- Không tốt cho phụ nữ mang thai: co thắt tử cung
- Gây ngộ độc: quá liều Eugenol khiến cơ thể bị ngộ độc với các triệu chứng như ho, thở gấp, nước tiểu lẫn máu…
Vì vậy cần phải sử dụng húng quế một cách cẩn thận, đặc biệt là phụ nữ mang thai, người mắc bệnh tiểu đường và khó đông máu.
Bài viết trên đây hy vọng sẽ là nguồn tài liệu hữu ích cho những bạn muốn tìm hiểu về loài cây húng quế vô cùng gần gũi với đời sống hàng ngày của người Việt Nam chúng ta. Tuy vậy đây chỉ là tài liệu tham khảo, nếu muốn sử dụng húng quế với mục đích chữa bệnh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để tránh khói những tác dụng phụ ngoài mong muốn.