Hướng dẫn cách tập cho trẻ bú bình, mẹ bỉm nào cũng phải biết

Đến một giai đoạn cần thiết, các mẹ phải tập cho trẻ biết bú bình để dành thời gian đi làm trở lại. Điều này thực sự gây khó khăn cho nhiều chị em, những cách tập cho trẻ bú bình trong bài viết dưới đây sẽ là trợ thủ đắc lực giúp mẹ bỉm trở thành huấn luyện viên tài năng cho bé.

Nhiều mẹ bỉm đã từng trải qua giai đoạn tập cho bé bú bình cho rằng, việc chuyển từ bú mẹ sang bú bình thường làm trẻ khó chịu vì núm vú không giống nhau. Thậm chí, nhiều trẻ còn phản ứng rất dữ dội, gào khóc hoặc bỏ bữa. Cần kiên trì và thực hiện đúng thời điểm cũng như cách thực hiện để giúp con vui vẻ ti bình.

THỜI ĐIỂM CHO BÉ BÚ BÌNH HIỆU QUẢ

1. Cho trẻ ti bình sau 6 tuần tuổi

Nhiều mẹ cho rằng nên tập cho bé bú bình càng sớm càng tốt, vì lúc đó con chưa phân biệt được vú mẹ với bình sữa. Tuy nhiên, đối với trẻ sơ sinh thì ti bình chỉ là phụ, ti mẹ mới là chính. Nếu cho bé ti bình quá sớm sẽ làm bé bỏ ti mẹ, làm mẹ có nguy cơ bị mất sữa hoặc làm trẻ có khớp ngậm không đúng dẫn đến mẹ bị đau rát đầu ti hoặc nứt đầu ti.

Hay có các mẹ chờ đợi quá lâu để bắt đầu cho bé ti bình sẽ gây nên nhiều khó khăn. Vậy nên các mẹ bắt đầu cho trẻ tập bú sữa bình ngay sau khi bé được 6 tuần tuổi.

Cho trẻ bú bình từ lúc nào
Cho trẻ bú bình từ lúc nào

2. Cho bé bú bình khi bụng rỗng

Đây cũng là thời điểm tốt để tập cho bé ti bình, vì có nhiều trẻ dễ dàng chấp nhận bú sữa bình khi đang đói. Vậy nên bạn hãy thử cho bé bú sữa bình khi bé đang thực sự rất đói.

3. Cho bé bú khi bụng no

Tuy nhiên cũng có một vài trẻ việc ti bình khi bé đang tìm kiếm vú mẹ sẽ làm bé cảm thấy thù địch với bình sữa và khiến bé cảm thấy có một chút cảm giác bị phản bội. Nếu rơi vào trường hợp này thì đừng cho bé bú sữa bình khi bé đang đói, thay vào đó hãy đưa bình cho bé bú giữa các lần bú mẹ, bé có thể sẽ dễ chịu khi thử nghiệm và sẵn sàng hơn cho bữa ăn nhẹ này.

4. Cho bé chơi đùa để làm quen với bình sữa trước khi cho uống

Trước khi đưa bình cho bé ti, hãy để bé chơi đùa với bình sữa. Nếu được khám phá mọi thứ theo cách riêng của mình, bé sẽ dễ chấp nhận hơn và sẽ không thấy khó chịu khi bú bình. Lúc này bé có thể tự cho bình vào miệng, giống những gì bé hay làm với mọi vật khác.

5. Không cho bé nhìn thấy ngực mẹ nữa

Cách tập cho trẻ bú bình là không nên để con nhìn thấy bầu sữa mẹ nữa. Theo các chuyên gia, trẻ bú sữa mẹ thường dễ chấp nhận bình sữa khi được bố, ông bà hay người chăm sóc khác cho bú.

5. Thử cho vào bình loại nước mà bé yêu thích

Nếu bé chưa chịu ti sữa bình thì các mẹ có thể cho vào bình loại nước mà bé yêu thích, như sữa công thức hay nước táo hoặc nước ép nho loãng giúp bé làm quen với đầu ti bình sau đó quay lại sữa mẹ.

6. Lén cho bé bú bình khi còn mơ ngủ

Hãy để người khác ngoài mẹ đưa bình sữa cho bé khi bé còn ngái ngủ. Trong vòng vài tuần sau, bé sẽ dễ dàng chấp nhận sữa bình kể cả khi tỉnh táo.

HƯỚNG DẪN TẬP BÚ BÌNH CHO TRẺ SƠ SINH

Hướng dẫn cách cho trẻ bú bình
Hướng dẫn cách cho trẻ bú bình

Ngoài những thời điểm cần thiết cho trẻ bú bình trên thì các mẹ cần phải cho trẻ thời gian, để làm quen với cách bú mới cũng như các loại sữa mới từ từ từng ít một và kết hợp với sữa mẹ. Lượng sữa nhiều hay ít tùy thuộc vào số tháng tuổi của bé. 1 ngày, mỗi bé cần 50ml/kg bao gồm cả sữa mẹ và sữa hộp.

Các mẹ chia nhỏ bữa ăn của trẻ thành 8 bữa, cứ mỗi 3 tiếng bé lại bú 1 lần. Đối với trẻ 6 tháng tuổi, các bữa bú đêm sẽ dần ít đi, đến 9 tháng mẹ nên bỏ hẳn bữa bú đêm của bé. Lượng sữa mẹ có thể tham khảo:

– Bé dưới 6 tháng: 700 – 800ml / ngày

– Bé trên 6 tháng: 600 – 700ml / ngày

Mẹ có thể vắt sữa hòa chung với sữa công thức để cho bé quen dần với cách bú bình. Tần suất có thể 3 – 5 ngày tùy theo tình hình làm quen của mỗi bé. Nếu thấy bé đã quen với bú bình, mẹ hãy chuyển dần rồi từ từ chuyển hẳn sang sữa công thức. Nhưng các mẹ cũng cần phải xem trước hướng dẫn cách pha như thế nào cho hợp lý.

Khi trẻ trong độ tuổi từ 7 – 24 tháng, tuỳ theo từng trường hợp mà lượng sữa sẽ được điều chỉnh khác nhau:

– Các bé bú mẹ song song với bú bình: 400 – 500ml / ngày

– Các bé chỉ bú bình: 600 – 700ml / ngày

– Đến tầm 2 tuổi, bé không bú sữa mẹ nữa, bé cần 600 – 700ml / ngày.

Sau khi cho trẻ chuyển từ bú mẹ sang bú bình, các mẹ nên tập cho trẻ uống sữa bằng cốc là tốt nhất vì sẽ đảm bảo được vệ sinh dễ hơn bú bình. Khi bé đã chuyển hẳn sang bú bình một thời gian, mẹ nên tập cho bé uống sữa bằng ly sẽ tốt hơn vì như vậy sẽ đảm bảo vệ sinh hơn.

LƯU Ý KHI CHO BÉ BÚ BÌNH

Lưu ý khi cho trẻ bú bình
Lưu ý khi cho trẻ bú bình

– Khi cho bé bú bình có thể chỉ dùng sữa mẹ hoặc có thể pha sữa mẹ với sữa bột. Tốt nhất nên cho bé bú bình với sữa mẹ được vắt ra trước và sau đó có thể cho bú thêm sữa bột nếu cần thiết.

– Sữa mẹ sau khi vắt ra sẽ có phần tách bơ khi để lắng một lúc, chất béo có trong sữa sẽ tạo thành một lớp mỏng trên bề mặt. Sau khi lắc đều, chất béo sẽ hòa tan với các phần còn lại của sữa tạo thành màu trắng hoặc vàng hơn so với trước. Hâm nóng sữa mẹ cũng giống như hâm nóng sữa bột, bạn không nên sử dụng lò vi sóng để tránh gây bỏng cục bộ hoặc hâm nóng sữa không đều.

– Trẻ sơ sinh không đặc biệt thích dạng núm vú nhất định nào, có trẻ thích núm vú cao su dạng hàm răng, có trẻ lại thích những núm vú dài tới gần chỗ giao nhau giữa phần trước và sau của vòm miệng. Bạn có thể cho bé thử một số loại núm vú khác nhau để xem bé thích loại nào nhất.

– Sẽ có sự thay đổi số lần bú khi trẻ chuyển từ bú mẹ sang bú bình. Hàm lượng đạm trong sữa mẹ thường thấp hơn so với sữa bột vì vậy các mẹ có thể kết hợp cả sữa mẹ và sữa bột cùng nhau, bạn sẽ thấy bé không thường xuyên thấy đói nữa.

– Phân của trẻ bú sữa mẹ cũng sẽ khác với bú sữa bột. Một số trẻ có thể bị táo bón khi chuyển sang sữa bột. Bạn cũng không nên quá lo lắng, nếu thấy hiện tượng lạ hãy hỏi bác sĩ.

– Nếu như trẻ chưa uống hết sữa trong bình, bạn nên bỏ phần thừa đi. Hâm nóng lại sữa mẹ và sữa bột không tốt và dễ khiến trẻ đau bụng. Cần bảo quản sữa mẹ và sữa bột đúng cách, để ngăn đông của tủ lạnh chứ không nên ở cánh tủ.

– Sữa mẹ có thể được bảo quản 3 – 5 ngày trong tủ lạnh ở ngăn tiệt trùng và kín.

– Sữa mẹ khi vắt ra có thể bảo quản ở ngăn đông lạnh 3 tháng.

– Sữa mẹ khi vắt ra để ở ngăn đông lạnh với nhiệt độ cực thấp có thể bảo quản từ 6 – 12 tháng.

– Trẻ đang bú bình không có nghĩa là không cho trẻ bú mẹ nên cho trẻ bú giữa, trước và sau khi bú bình.

Trên đây là những hướng dẫn cách tập cho trẻ bú bình các mẹ nhất định phải ghi nhớ. Mong rằng với các thông tin trên, sẽ giúp các bé có những trải nghiệm bú bình dễ chịu và vui vẻ hơn.

Leave a Comment