Cách nhận biết dấu hiệu cổ tử cung mở khi chuyển dạ

Trong quá trình sinh nở, tử cung và cổ tử cung là những vị trí quan trọng bậc nhất quyết định thai nhi chào đời an toàn hay không. Vì vậy các bậc cha mẹ nên tìm hiểu các dấu hiệu cổ tử cung mở để chuẩn bị sẵn sàng đồ dùng cũng như đến bệnh viện chuẩn bị cho ca sinh kịp thời.

Cách nhận biết dấu hiệu cổ tử cung mở khi chuyển dạ

Cổ tử cung mở là lúc mẹ bắt đầu cảm nhận được cơn đau do tử cung co bóp. Mỗi lần co bóp tầm 15 – 40 giây. Đợt đau đầu tiên này có thể kéo dài từ 5 – 30 phút. Cơn đau sẽ đến càng lúc càng dồn dập hơn và cổ tử cung cũng mở nhiều hơn. Đến khi em bé chào đời, cổ tử cung của mẹ sẽ mở tối đa vào khoảng 10cm.

1. Khi nào cổ tử cung mở?

Gần sát ngày dự sinh cơ thể mẹ bầu sẽ có rất nhiều sự thay đổi. Cổ tử cung mở và xóa là dấu mốc quan trọng báo hiệu mẹ bầu đã sẵn sàng lâm bồn. Độ mở cổ tử cung được đo bằng cm và độ xóa cổ tử cung được đo bằng tỷ lệ %. Hiện tượng này xảy ra với các bà bầu khi quá trình chuyển dạ đang đến gần.

Quá trình cổ tử cung giãn nở thường kéo dài từ lúc mẹ bầu có dấu hiệu chuyển dạ cho đến khi thai nhi chào đời. Khi độ chín của tử cung đạt mức cao nhất, cổ tử cung sẽ tự động rút ngắn lại để em bé có thể di chuyển đến gần âm đạo hơn, đây được gọi là quá trình xóa cổ tử cung. Cổ tử cung mở vào tuần thứ bao nhiêu, điều này còn phụ thuộc vào thời điểm dự sinh, đặc điểm thể chất của mẹ và thai nhi.

Nói chung vào những tuần cuối thai kỳ, mẹ bầu và ông xã nên học cách theo dõi các cơn gò cũng như dấu hiệu cổ tử cung mở, để kịp thời nhập viện đi sinh đảm bảo an toàn cho mẹ và bé.

2. Cách nhận biết dấu hiệu cổ tử cung mở, mẹ sắp sinh

Mẹ bầu trong giai đoạn này rất nhạy cảm, vì vậy hãy chú ý cơ thể bạn sẽ nhận ra một số dấu hiệu của sự dãn nở cổ tử cung. Dưới đây là 5 dấu hiệu cổ tử cung mà bạn có thể tự nhận biết không cần kiểm tra thăm khám của bác sĩ.

Những cơn đau nhói âm đạo

Đây là những cơn đau chớp nhoáng không thể nhầm lẫn được, xảy ra với nhiều mẹ bầu trong tuần cuối thai kỳ. Thuật ngữ này dùng để mô tả cơn đau buốt nhói trong âm đạo, cơn đau có thể đến từ việc em bé thay đổi vị trí, đầu chúc xuống khung xương chậu. Chèn các dây thần kinh và gây ra những cơn đau chớp nhoáng, khi giãn nở cổ tử cung bắt đầu gây ra cơn đau buốt ở âm đạo.

Ra nhớt hồng

Các mẹ bầu thấy chất nhầy màu nâu hoặc hồng xuất hiện dưới quần chip của mình. Chính là dấu hiệu cổ tử cung mở, khi mang thai cổ tử cung hình thành một nút nhầy vững chắc. Cũng nhờ lớp nhầy này vi khuẩn không thể xâm nhập vào bên trong, hạn chế được các tác động ngoại lực từ bên ngoài đến thai nhi. Cổ tử cung mỏng đi là nguyên nhân khiến mạch máu bị vỡ, xuất hiện chất nhầy màu hồng hay màu nâu.

Mẹ bầu cần gọi cho bác sĩ ngay khi xuất hiện những hiện tượng sau:

  • Ra máu âm đạo sớm hơn 37 tuần
  • Máu chuyển sang màu đỏ tươi, không phải máu thành vệt.
  • Có hiện tượng chảy máu rõ ràng.

Chuột rút và đau lưng

Nếu chuột rút xảy ra ở phía dưới ngay phần xương mu. Đây có thể là dấu hiệu cổ tử cung đang giãn ra, nó có một chút giống như cảm giác chuột rút mà bạn gặp phải vào thời gian đầu kỳ kinh nguyệt. Bạn cũng có thể cảm thấy đau âm ỉ ở phần dưới lưng và nó diễn ra một cách đều đặn. Đây là thời điểm diễn ra cơn co thắt chuyển dạ.

Xuất hiện đường màu tím

Nhận biết đường màu tím là cách đo sự giãn nở cổ tử cung đã được nghiên cứu và được nhiều người ủng hộ. Khi đầu em bé di chuyển xuống dưới, xuất hiện một đường màu đỏ tím hoặc nâu chạy từ hậu môn đến đỉnh khe mông, chiều dài của đường này tương quan với sự giãn nở của cổ tử cung và nó xảy ra ở hầu hết với các phụ nữ mang thai.

Nếu muốn kiểm tra, bạn có thể dùng đến một chiếc gương. Dấu hiệu cổ tử cung mở này sẽ càng nổi bật và rõ ràng hơn khi càng gần đến quá trình chuyển dạ.

Thăm khám cổ tử cung

Cách rõ ràng nhất để biết cổ tử cung đã mở hay chưa, thông thường phải tìm đến bác sĩ để làm việc này nhưng cũng không phải bắt buộc và bạn có thể tự kiểm tra tại nhà. Kiểm tra cổ tử cung là một phần thường xuyên trong chăm sóc thai sản tại bệnh viện hay các phòng khám. Kết quả kiểm tra có thể sẽ khác nhau đối với những bác sĩ khác nhau.

Đối với mẹ bầu việc nhận thức cơ thể đang thay đổi như thế nào là điều quan trọng, nó giúp các mẹ biết rõ cổ tử cung của mình như thế nào trước và sau khi mang thai. Nếu tự kiểm tra cho mình thì mẹ cần đảm bảo rửa sạch tay và cánh tay bằng nước ấm và xà phòng nhẹ. Nếu nước ối đã vỡ các mẹ không nên thực hiện thăm khám để tránh vi khuẩn có thể xâm nhập vào khu vực này, nhiễm khuẩn sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng.

3. Giai đoạn của quá trình cổ tử cung mở mẹ nên biết

Cổ tử cung mở bao nhiêu khi sinh còn tùy thuộc vào thời gian quá trình chuyển dạ xảy ra. xảy ra. Dấu hiệu cổ tử cung mở ban đầu chỉ khoảng 1 cm, và tăng dần độ rộng thêm 1 cm sau mỗi tiếng. Dưới đây là 4 giai đoạn của quá trình cổ tử cung mở:

  • Giai đoạn cổ tử cung mở được 1 – 4 cm: Diễn ra song song với các cơn co thắt và xuất hiện với tần suất 15 – 20 phút/lần. Đây là giai đoạn chuyển dạ sớm hay chuyển dạ tiền kỳ.
  • Khi cổ tử cung mở được 4 – 7 cm: Đây gọi là giai đoạn chuyển dạ tích cực. Những cơn gò chuyển dạ diễn ra dồn dập hơn và kéo dài hơn giai đoạn chuyển dạ tiền kỳ từ 5 – 10 phút.
  • Mở từ 7 – 9 cm: Mẹ đang ở trong giai đoạn chuyển tiếp. Thai nhi đã di chuyển đến vị trí rất thấp và khiến mẹ đau dữ dội và mẹ có thể rặn sinh được rồi.
  • Mở 10 cm: Là lúc mẹ đã sẵn sàng để sinh em bé. Và việc duy nhất mẹ có thể làm lúc này là rặn và thở đều đặn theo hướng dẫn của bác sĩ và nữ hộ sinh giúp bé ra ngoài.

4. Vì sao cổ tử cung không mở?

Có nhiều mẹ bầu khi đã đến ngày sinh rồi mà cổ tử cung vẫn không mở chứng tỏ mẹ vẫn chưa sẵn sàng sinh con. Trường hợp mẹ nhận thấy mình bị rỉ ối, đau bụng suốt 16 tiếng hơn mà cổ tử cung vẫn chưa mở 10cm thì khả năng mẹ chuyển dạ đình trệ rất cao.

Nguyên nhân khi cổ tử cung không mở thường xảy ra do:

  • Hoạt động co thắt tử cung bị rối loạn trong lúc chuyển dạ.
  • Cổ tử cung ngắn, hoặc mẹ đang gặp vấn đề như viêm nhiễm, ung thư
  • Cổ tử cung đã từng trải qua phẫu thuật để lại sẹo xơ, khoét chóp, cắt đoạn, đốt điện trên cổ…

5. Cổ tử cung mở nhưng không đau bụng

Cổ tử cung mở nhưng không đau bụng chính là một hiện tượng lạ. Khi gặp phải hiện tượng này, bạn nên đến bệnh viện kiểm tra để tránh những hậu quả đáng tiếc đặc biệt là khi thai đã quá 40 tuần nhưng vẫn chưa xuất hiện quá trình chuyển dạ.

6. Cách để mẹ bầu thư giãn để quá trình chuyển dạ diễn ra thuận lợi

  • Lắng nghe cơ thể một cách cẩn thận và cảm nhận các thay đổi của nó. Nếu có gì bất thường, ví dụ như các cơn gò xáo trộn hoặc không xuất hiện, hãy báo với bác sĩ.
  • Tĩnh tâm, thoải mái và để cho đầu óc thật thư giãn, không nên căng thẳng
  • Không nên la hét khi cơn chuyển dạ quá đau, nó khiến mẹ mất sức và có thể khiến em bé ngừng thở. Hãy nhờ bác sĩ tư vấn cho cách cải thiện.
  • Mẹ nên hít thở sâu khi rặn đẻ để cung cấp cho cơ thể đủ lượng oxy cần thiết và cũng sẽ khiến mẹ bầu trở nên bình tĩnh hơn

Trên đây là cách nhận biết dấu hiệu cổ tử cung mở để sản phụ có thể đến bệnh viện kịp thời. Hy vọng đã cung cấp kiến thức quan trọng hàng đầu cho người mẹ và mỗi người thân trong gia đình có phụ nữ mang thai cần quan tâm. 

Leave a Comment