Cách chữa nứt cổ gà nhanh nhất cho mẹ và an toàn cho bé

Nứt cổ gà là một trong những tình trạng khó chịu lớn nhất khi nuôi con bằng sữa mẹ. Cùng chúng tôi tìm hiểu nguyên nhân và cách chữa nứt cổ gà nhanh nhất cho mẹ và an toàn cho bé qua bài viết dưới đây.

1. Nứt cổ gà là gì?

Nứt cổ gà là gì
Nứt cổ gà là gì

Nứt cổ gà hay còn gọi là nứt chân núm ti là tình trạng núm ti của mẹ bị nứt có dấu hiệu đỏ tấy, có thể bị chảy máu, đau rát và gây khó chịu cho các mẹ mỗi khi cho trẻ bú. Núm vú của mẹ bị nứt thường xuất hiện khoảng 3 – 7 ngày sau khi sinh, nứt cổ gà ban đầu chỉ là vết nứt hoặc vết rách nhỏ trên da của núm vú, có thể xuất hiện vết cắt trên đầu núm vú và kéo dài đến gốc của đầu ti.

Mẹ bị nứt cổ gà gây chảy máu cũng vô tình gián tiếp gây mất vệ sinh khi cho bé ti, ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Khi bị nứt cổ gà các mẹ thường cảm thấy căng thẳng, mệt mỏi dẫn đến lượng sữa bị ức chế, chất lượng sữa cũng kém đi. Mỗi lần cho bé ti các mẹ luôn cảm thấy sợ hãi. Điều này gây ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ, trẻ sẽ cảm thấy mình không còn được âu yếm, yêu thương nữa.

2. Nguyên nhân gây ra tình trạng nứt cổ gà

Cách chữa nứt cổ gà
Cách chữa nứt cổ gà

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng nứt cổ gà ở phụ nữ sau khi sinh, cụ thể:

-Do bế bé không đúng tư thế và trẻ ngậm, bú ti mẹ sai cách như trẻ không ngậm hết quầng vú mà chỉ mớm bên ngoài núm vú của mẹ.

– Sử dụng máy vắt sữa không đúng cách, vô tình làm tăng lực hút quá mạnh làm tổn thương núm vú dẫn đến nứt cổ gà.

– Do các mẹ cho trẻ ngậm ti trong khoảng thời gian dài

– Trẻ bị tưa miệng hay nhiễm nấm men ở miệng làm vi khuẩn lây sang mẹ và gây tổn thương đầu vú

– Do mẹ bị chàm bội nhiễm gây nứt và chảy máu

– Trẻ mắc tật líu lưỡi khiến các mô nối lưỡi với miệng bị ngắn hoặc kéo quá xa phía trước lưỡi của bé.

3. Vậy cách chữa nứt cổ gà nhanh nhất như thế nào?

Hướng dẫn cách chữa nứt cổ gà
Hướng dẫn cách chữa nứt cổ gà

 Để khắc phục tình trạng nứt cổ gà một cách nhanh chóng giúp mẹ không bị đau khi cho bé bú và đảm bảo bé bú được an toàn không lây nhiễm vi khuẩn. Các mẹ có thể áp dụng một số cách sau.

– Dùng sữa mẹ: Đây là một trong những giải pháp hiệu quả, đơn giản mà an toàn nhất cho các mẹ sau sinh. Cách làm đơn giản bạn chỉ cần vệ sinh thật sạch đầu ti bằng nước muối pha loãng, lấy khăn mềm sạch lau khô, dùng máy hút sữa hút ra ngoài và thoa một ít lên vùng đầu ti để làm mềm và giúp đầu ti bớt khô, phần còn lại cho con bú bình. Bạn nên làm cách này liên tục trong vài ngày để mang lại hiệu quả.

– Dùng nước muối: Trước khi cho trẻ bú hàng ngàng khoảng 10 phút bạn nên pha 1 thìa muối cùng với một bát nước, hòa tan hỗn hợp rồi thoa lên đầu ti, massage nhẹ nhàng, nhưng khi cho trẻ bú thì cần phải lau sạch đầu ti đi.

– Dùng mật ong: Các mẹ cũng biết rằng mật ong có tính kháng sinh tự nhiên, vì vậy có thể làm mềm và làm lành các vết thương hiệu quả. Bạn dùng mật ong nguyên chất thoa và massage nhẹ nhàng lên vùng da bị nứt cổ gà để nhanh khỏi.

– Thoa dầu dừa: Trong dầu dừa có chứa nhiều vitamin E rất tốt cho da cùng axit béo. Khi thoa lên đều ti rất tốt cho vùng da bị tổn thương, vết thương sẽ mau lành lại hơn. Đây là cách chữa nứt cổ gà nhanh nhất bạn có thể làm tại nhà.

– Dùng mỡ cừu: Mỡ cừu nguyên chất có công dụng làm sạch các vết thương và làm cho da mềm hơn, không gây độc hại nên các mẹ có thể thoa cả trước và sau khi cho con bú, thoa thường xuyên để tránh tình trạng bị nứt nhiều.

– Dùng lá tía tô: Trước khi dùng lá tía tô, các mẹ cho củ hành già và muối vào nồi đun sôi, sau đó các mẹ dùng nước này vệ sinh thật sạch phần núm bị nứt cổ gà. Khi vệ sinh sạch sẽ xong thì mẹ lấy 20 lá tía tô rửa sạch, đốt cháy thành than rồi rắc vào chỗ đầu ti bị nứt.

– Dùng rau mồng tơi: Rau mồng tơi là loại thực phẩm có chứa nhiều vitamin và khoáng chất có tác dụng làm lành. Nên chọn loại rau còn tươi và xanh tốt, không phun thuốc, giã nhỏ rau ra rồi dùng phần rau mới giã nhỏ đắp lên vết nứt cổ gà.

– Dùng rau ngót: Cách chữa nứt cổ gà nhanh nhất bằng rau ngót cũng được nhiều mẹ áp dụng. Cũng giống rau mồng tơi, rau ngót có tác dụng làm lành vết thương rất tốt. Bởi trong rau có chứa nhiều vitamin C giúp tái tạo collagen ở da, hơn nữa đây còn là loại rau có tính mát phù hợp với các mẹ. Bạn cần nghiền nhỏ rau này rồi đắp lên vết thương, sau đó làm sạch.

– Dùng lòng đỏ trứng gà: Lòng đỏ trứng gà rất tốt và cũng là cách chữa nứt cổ gà nhanh nhất. Bạn tách lấy lòng đỏ trứng rang cháy lên, tán nhỏ và thoa lên đầu ti để điều trị nứt cổ gà.

– Dùng kem chống hăm: Kem chống hăm dành cho trẻ là loại thuốc tốt và hữu hiệu để chữa chứng nứt cổ gà. Các mẹ hãy thoa kem chống hăm lên phần da bị nứt, chắc chắn sẽ mang lại tác dụng không ngờ đó.

– Đá lạnh: Chườm lạnh là một giải pháp hiệu quả cho tình trạng nứt cổ gà. Trước khi cho bé bú, mẹ nên áp miếng chườm lạnh hoặc túi nước đá lên đầu ti để giảm đau rát.

– Trà xanh: Dùng nước trà xanh lau nên núm ti giúp mẹ giảm đau đáng kể. Bên trong trà xanh có chất kháng khuẩn và dễ dàng làm lành các vết thương ngoài da.

– Miếng dán chuyên dụng: Mẹ có thể mua miếng dán chuyên dụng trị nứt cổ gà tại các nhà thuốc để dán lên vết nứt.

– Mặc áo ngực có chất liệu thoáng, mềm: Áo ngực cũng đóng góp quan trọng trong cách chữa nứt cổ gà nhanh nhất, chất vải mềm và thoáng sẽ giúp giảm tình trạng cọ xát giữa áo và đầu ti, làm giảm đau cho mẹ và tạo điều kiện cho đầu ti tiếp xúc với không khí, nhanh khỏi hơn.

4. Những lưu ý khi bị nứt cổ gà

– Các mẹ bị nứt cổ gà cả 2 bên thì nên vắt sữa thường xuyên và cho trẻ bú bình để đảm bảo con vẫn được bú sữa mẹ mà mẹ vẫn có thể chữa lành vết thương.

– Các mẹ bị nứt cổ gà một bên ti thì nên cho trẻ bú bên ti không bị nứt để đảm bảo an toàn cho trẻ.

– Khi lần nào cho bé bú cũng cảm thấy đau, đầu ti nứt, đừng quên kiểm tra lại tư thế cho bé ti đã đúng hay chưa. Tư thế cho bé ti đúng là tư thế khi bạn bế bé và để mũi bé ở vị trí đối diện với núm vú của bạn. Lúc này bạn chỉ cần nghiêng đầu bé một chút là miệng bé đã ôm trọn cả bầu vú. Nếu đặt đúng tư thế bạn sẽ hạn chế được tình trạng nứt cổ gà rất đáng kể.

Sau khi sinh sự kết hợp đau co thắt cổ tử cung sau khi sinh, đau vết mổ và đau do nứt cổ gà đối với nhiều chị em cũng khủng khiếp không thua gì đau đẻ. Mẹ nào đã bị sẽ hiểu rất rõ. Nứt cổ gà có thể đã là nỗi ám ảnh những ngày đầu cho con bú của mẹ bỉm sữa.

Trên đây là một số thông tin về chứng nứt cổ gà ở mẹ sau khi sinh và cách chữa nứt cổ gà nhanh nhất khi cho con bú và an toàn cho bé mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn. Hy vọng rằng bạn đã nắm rõ để phòng tránh và điều trị khi mắc phải tình trạng này. Nếu sau khi các mẹ đã áp dụng các cách chữa nứt cổ gà nhanh nhất trên đây mà tình trạng nứt cổ gà vẫn không thuyên giảm thì bạn nên đến các cơ sở y tế gần nhà để được bác sĩ hỗ trợ tốt nhất. Chúc mẹ và bé luôn khỏe mạnh!

Leave a Comment