Bé ngủ hay giật mình khóc thét mẹ phải làm sao?

Bé ngủ hay giật mình khóc thét không chỉ ảnh hưởng đến giấc ngủ mà còn cả cân nặng, tâm lý đặc biệt là vào ban đêm. Vì vậy nếu thấy trẻ bị giật mình khóc thét thì cha mẹ nên tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục kịp thời để giúp bé có giấc ngủ ngon và sức khỏe tốt nhất.

1. Nguyên nhân bé hay giật mình khi ngủ

Hiện tượng trẻ giật mình khóc thét khi đang ngủ có thể xuất phát từ nguyên nhân sinh lý hoặc bệnh lý. Trong đó, nguyên nhân bệnh lý cần được phụ huynh đặc biệt lưu tâm.

Nguyên nhân bé ngủ hay giật mình và khóc
Nguyên nhân bé ngủ hay giật mình và khóc

1.1. Nguyên nhân sinh lý, môi trường

– Phản xạ tự nhiên: Giật mình là một trong những phản xạ tự nhiên của trẻ khi mới chào đời, cũng giống như phản xạ bú, tìm vú mẹ… Phản xạ này có tên gọi là Moro, đặc trưng và phổ biến ở trẻ sơ sinh. Sau khi sinh các mẹ được chuyển từ môi trường trong tử cung của mẹ sang môi trường mới nên có thể tự tạo phản xạ giật mình để bảo vệ bản thân trước những nguy cơ đe dọa khác nhau. Đây cũng là phản xạ sinh lý bình thường và không có hại, phản xạ này thường biến mất khi trẻ lên 3 – 6 tháng.

– Tâm lý bất an: Khi bé bị hồi hộp, lo lắng, sợ hãi hay cảm giác không an toàn thì bé hay mơ thấy ác mộng, bị giật mình khi ngủ;

– Tiếng ồn lớn: Trẻ có thể bị giật mình bởi những tiếng động lớn ở bên ngoài hoặc khi bé đang được ẵm bồng bị đặt xuống giường nệm một cách bất ngờ.

2.1. Nguyên nhân bệnh lý

– Trào ngược dạ dày: Là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến trẻ hay giật mình khó ngủ;

– Bé bị thiếu canxi: Dẫn tới còi xương, bé hay rướn người và giật mình khi ngủ. Trong trường hợp này, trẻ có thêm một số biểu hiện khác như chậm mọc răng, hay ra mồ hôi trộm và rụng tóc vành khăn;

– Bị ốm: Trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình có thể là do biểu hiện của một số bệnh như viêm tai giữa, viêm họng, giun sán…

– Mắc một số bệnh lý: Trẻ bị bệnh tim, cơ thể suy nhược, thiếu máu kéo dài… dễ bị mơ hoảng và giật mình khi ngủ.

– Hệ thần kinh trung ương bị tổn thương: Các vấn đề về thần kinh như dây thần kinh của bé bị tổn thương hoặc rối loạn thần kinh bẩm sinh có thể gây ra triệu chứng trẻ sơ sinh hay giật mình khi ngủ.

2. Bé ngủ hay giật mình khóc thét có nguy hiểm không?

Bé ngủ hay khóc và giật mình có nguy hiểm không
Bé ngủ hay khóc và giật mình có nguy hiểm không

Hiện tượng trẻ bị giật mình liên tục và quấy khóc giữa đêm, nếu xảy ra thường xuyên sẽ gây ra rất nhiều những mối nguy hiểm như:

– Chậm tăng cân

Một giấc ngủ sâu có vai trò quan trọng với quá trình phục hồi sức khỏe và phát triển toàn diện của trẻ nhỏ. Khi trẻ ngủ ngon thì kích thích tuyến yên tiết ra hormone tăng trưởng cao gấp 4 – 5 lần so với bình thường. Điều này giúp trẻ tăng cân và phát triển chiều cao tốt hơn. Nếu trẻ khóc nhiều hay giật mình khi ngủ thì chất lượng giấc ngủ không đảm bảo, ảnh hưởng tới sự phát triển thể chất.

– Giảm khả năng nhận thức

Não của trẻ sơ sinh lúc này chưa thực sự hoàn thiện nên rất dễ bị tổn thương. Sự phát triển của não bộ dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố gây kích thích. Những trẻ khi ngủ hay giật mình và khóc thét giữa đêm thường có khả năng học hỏi và xử lý tình huống kém hơn so với những bé ngủ ngon trong những tháng đầu đời.

Hiện tượng bé ngủ hay giật mình khóc thét còn làm suy giảm sản xuất hormone tăng trưởng, ức chế hệ thống miễn dịch và tiêu hóa.

– Tăng nguy cơ đột tử ở trẻ nhỏ

Hiện tượng trẻ nhỏ khóc liên tục, không dỗ được dễ gây ức chế hô hấp, ngừng thở và nguy cơ đột tử tăng cao;

– Trẻ dễ bị đói lả, giảm sữa mẹ

Nhiều trẻ khi ngủ hay bị giật mình và quấy khóc giữa đêm nhưng khi được mẹ cho bú lại không chịu ăn. Điều này là do trẻ ngủ không ngon giấc, giảm sản xuất hormone tăng trưởng điều hòa cảm giác thèm ăn, dẫn đến tình trạng giảm phản xạ bú. Và hệ quả đi kèm là sữa mẹ bị giảm đi, về lâu dài mẹ có thể mất sữa.

3. Vậy bé ngủ hay giật mình khóc thét mẹ phải làm sao?

Cách để bé hết khóc thét và giật mình khi ngủ
Cách để bé hết khóc thét và giật mình khi ngủ

Để hạn chế tình trạng trẻ ngủ hay giật mình khóc thét, các bậc cha mẹ có thể thực hiện những mẹo sau:

– Khi bé giật mình khóc to, không nên vỗ lưng mà chỉ nhẹ nhàng dỗ dành à ơi, tránh những cử động mạnh.

– Khi bé ngủ, không nên đắp quá nhiều chăn và mặc quá nhiều áo cho bé.

– Hãy tránh những nơi có nhiều ánh sáng, tiếng ồn khi bé ngủ để giúp bé không bị giật mình.

– Luôn luôn chú ý đến những cử động bên trong của bé như bị đầy hơi, ốm sốt, mọc răng…

– Cho bé ăn đủ trước khi đi ngủ để bé không bị đói. Sau khi bé bú xong thì hãy thư giãn và cho bé chơi một lúc để tránh bị trào ngược dạ dày.

– Kiểm tra tã cho bé thường xuyên để đảm bảo bé không bị ẩm ướt, khó chịu. Ngoài ra, mẹ cũng không nên quấn tã quá chặt cho bé khi ngủ.

– Cho bé bú sữa mẹ hoàn toàn đến khi 18-24 tháng tuổi để đảm bảo bé đủ chất dinh dưỡng cần thiết.

4. Những lưu ý về giấc ngủ cho trẻ sơ sinh theo từng tháng tuổi

Lưu ý khi chăm sóc trẻ
Lưu ý khi chăm sóc trẻ

– Trẻ sơ sinh (0 -1 tháng)

Trong tháng đầu tiên giấc ngủ không thể đoán trước được, thường sẽ bị ngắt quãng bởi những khoảng thời gian thức giấc ngắn. Sau đó, là những giấc ngủ ngắn và những giấc ngủ dài hơn. Một số trẻ sơ sinh dường như nhầm lẫn đêm và ngày khi ngủ là chuyện bình thường.

Trẻ sơ sinh thường thức dậy sau 2 – 3 giờ và thỉnh thoảng thường xuyên hơn để ăn. Cho trẻ tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên ban ngày và thiết lập thói quen có thể giúp điều chỉnh cách ngủ của bé. Tuy nhiên, với hầu hết trẻ sơ sinh ở độ tuổi này, lịch trình ngủ đều đặn hoặc thời gian ngủ dài vào ban đêm là không thể.

– Trẻ sơ sinh lớn hơn (1- 3 tháng)

Trẻ sơ sinh từ 1- 3 tháng tuổi vẫn đang thích nghi với cuộc sống bên ngoài bụng mẹ. Một số bắt đầu xây dựng lịch trình ngủ đều đặn, mặc dù khó ngủ suốt đêm.

Ở độ tuổi này, bé thường quấy khóc khi ngủ hoặc thức giấc quấy khóc nếu đói. Các phiên ngủ thường kéo dài 3,5 giờ hoặc ít hơn.

– Trẻ sơ sinh (3-7 tháng)

Trẻ từ 3 đến 7 tháng, một số trẻ bắt đầu ngủ kéo dài hơn hoặc ngủ suốt đêm. Vẫn có sự khác biệt đáng kể giữa các bé sơ sinh. Một số trẻ sơ sinh cũng phải trải qua giai đoạn thoái triển giấc ngủ vào khoảng 4 tháng tuổi và thay đổi cách ngủ của chúng.

Khi qua giai đoạn này, nhiều bé có lịch ngủ gồm hai giấc ngủ ngắn hàng ngày và thời gian ngủ dài hơn vào ban đêm. Thiết lập thói quen hàng ngày và thói quen ngủ vào ban đêm để mang đến sự hữu ích.

– Trẻ sơ sinh (7-12 tháng)

Hầu hết trẻ sơ sinh sẽ ngủ suốt đêm khi được 9 tháng tuổi. Vào khoảng một tuổi, một số trẻ sơ sinh chỉ ngủ một giấc mỗi ngày. Tùy theo từng trẻ, có thể cần hai giấc ngủ ngắn mỗi ngày trong năm thứ hai của cuộc đời.

– Trẻ mới biết đi (12 tháng tuổi trở lên)

Đến độ tuổi mới biết đi, trẻ cần ngủ ngủ 12-14 giờ mỗi ngày, chia đều giữa giấc ngủ ngắn và giấc ngủ ban đêm. Hầu hết chỉ ngủ trưa mỗi ngày khi trẻ được 18 tháng tuổi. Trẻ mới biết đi có thể thỉnh thoảng bị thay đổi thói quen ngủ khi có điều gì đó phá vỡ thói quen của chúng, chúng bị ốm hoặc chúng trải qua một sự thay đổi lớn về phát triển. Trên đây là những thông tin về vấn đề bé ngủ hay giật mình khóc thét, nắm rõ được nguyên nhân các mẹ sẽ có những điều chỉnh kịp thời để hạn chế tối đa tình trạng này của bé, giúp bé ngủ ngon và khỏe mạnh.

Leave a Comment