Bé 2 tháng tuổi có tiêm phòng lao được không?

Ở Việt Nam, tỷ lệ nhiễm lao lên đến gần 40% dân số, nhưng phần lớn phát triển thầm lặng và ít biểu hiện. Vì vậy, mỗi đứa trẻ ngay sau sinh đều được khuyến cáo tiêm phòng lao càng sớm càng tốt. Nếu các bậc cha mẹ bỏ lỡ đợt tiêm phòng hàng đầu, lo lắng rằng bé 2 tháng tuổi có tiêm phòng lao được không? Mọi thắc mắc sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.

1. Vì sao cần phải tiêm phòng lao cho trẻ sơ sinh?

Bé 2 tháng tuổi thì có nên tiêm phòng lao không
Bé 2 tháng tuổi thì có nên tiêm phòng lao không

Lao phổi là một trong những căn bệnh nguy hiểm và phổ biến ở Việt Nam, trước thời kỳ vắc xin lao được tiêm chủng mở rộng. Căn bệnh này đã cướp đi cơ hội sống của rất nhiều người, đặc biệt là đối tượng có sức đề kháng yếu như trẻ sơ sinh và người cao tuổi.

Vi khuẩn lao phổi có khả năng lây truyền rộng rãi, dễ dàng xâm nhập qua đường hô hấp và đi vào phổi, gây tổn thương bộ phận này. Bệnh lao phổi gây ra các cơn ho dữ dội, khiến bé bị đau tức lồng ngực, da xanh, sức khỏe nhanh chóng suy kiệt. Bệnh kéo dài sẽ gây xuất huyết phổi, đe dọa tính mạng của bé sơ sinh. Vì vậy đây là lý do vì sao mẹ cần phải tiêm phòng lao cho bé sơ sinh từ sớm.

2. Lịch tiêm phòng lao cho trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh tiêm phòng lao nên được tiến hành ngay từ lúc bé 0 tháng tuổi. Cụ thể, mẹ có thể theo dõi lịch tiêm phòng lao cho trẻ sơ sinh cũng như lịch tiêm phòng các bệnh khác cho bé như sau:

Lịch tiêm phòng lao cho bé 2 tháng tuổi
Lịch tiêm phòng lao cho bé 2 tháng tuổi

– Giai đoạn sơ sinh:

·        Viêm gan B sơ sinh (tiêm ngay sau khi sinh)

·        Lao (trẻ 4 tuần tuổi)

– Giai đoạn 6 tuần tuổi:

·        Ngừa tiêu chảy do Rotavirus (mũi 1)

·        Hội chứng nhiễm trùng, viêm màng não, viêm phổi, nhiễm khuẩn huyết, viêm tai giữa do phế cầu (mũi 1)

Nếu trẻ bị ốm hoặc lỡ mũi tiêm này, trẻ có thể tiêm bổ sung ở giai đoạn 2 tháng tuổi.

– Giai đoạn 2 tháng tuổi:

·        Bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm gan B, viêm màng não mủ do Hib (mũi 1)

·        Ngừa tiêu chảy do Rotavirus (mũi 1)

·        Hội chứng nhiễm trùng, viêm màng não, viêm phổi, nhiễm khuẩn huyết, viêm tai giữa do phế cầu (mũi 1).

– Giai đoạn 3 tháng tuổi:

·        Bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm gan B, viêm màng não mủ do Hib (mũi 2)

·        Tiêu chảy do virus rota (mũi 2)

·        Hội chứng nhiễm trùng, viêm màng não, viêm phổi, nhiễm khuẩn huyết, viêm tai giữa do phế cầu (mũi 2)

– Giai đoạn 4 tháng tuổi:

·        Bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm gan B, viêm màng não mủ do Hib (mũi 3)

·        Hội chứng nhiễm trùng, viêm màng não, viêm phổi, nhiễm khuẩn huyết, viêm tai giữa do phế cầu (mũi 3)

– Giai đoạn 6 tháng tuổi:

·        Cúm (mũi 1)

·        Viêm não do mô cầu tuýp BC (mũi 1)

– Giai đoạn 7 tháng tuổi:

·        Cúm (mũi 2)

– Giai đoạn 8 tháng tuổi:

·        Viêm não do mô cầu tuýp BC (mũi 2)

– Giai đoạn 9 tháng tuổi:

·        Sởi (mũi 1)

Giai đoạn 10 tháng tuổi:

·        Hội chứng nhiễm trùng, viêm màng não, viêm phổi, nhiễm khuẩn huyết, viêm tai giữa do phế cầu (mũi 4)

– Giai đoạn 12 tháng tuổi:

·        Viêm gan siêu vi A (mũi 1)

·        Viêm não Nhật bản (mũi 1); tiêm mũi 2 cách mũi 1 từ 1 – 2 tuần và sau 1 năm tiêm mũi 3

·        Thủy đậu (mũi 1)

·        Sởi – Quai bị – Rubella (mũi 1)

·        Viêm gan A + B (mũi 1)

– Giai đoạn 24 tháng tuổi:

·        Thương hàn (mũi 1). 3 năm tiêm nhắc 1 lần.

Tuy nhiên, cũng không ít trường hợp do mẹ thiếu thông tin, lãng quên hoặc vì lý do đặc biệt nên nhiều bé sơ sinh không được tiêm phòng lao ngay từ lúc 0 tháng tuổi.

3. Vậy bé 2 tháng tuổi có tiêm phòng lao được không?

Trả lời: Bé 2 tháng tuổi có thể tiêm phòng lao được các mẹ nhé. Nếu bé 2 tháng tuổi vì lý do nào đó vẫn chưa được tiêm phòng lao thì các mẹ nên cho con tới các cơ sở y tế để tiêm ngay.

Mặc dù bé được tiêm phòng lao muộn so với thời gian quy định, song lúc này thuốc vẫn có tác dụng, vì vậy mẹ không nên để bé bị bỏ lỡ cơ hội được vắc xin bảo vệ nhé.

4. Khi nào thì không nên cho trẻ sơ sinh tiêm vắc xin lao?

Khi nào thì nên tiêm phòng lao cho bé
Khi nào thì nên tiêm phòng lao cho bé

Nếu bé thuộc các trường hợp này thì mẹ không nên cho con tiêm vắc xin lao nhé:

– Bé đang bị sốt cao

– Bé vừa mới khỏi bệnh, cơ thể chưa kịp phục hồi

– Trẻ mắc bệnh sởi, viêm phổi

– Trẻ sinh non, nằm lồng kính, thiếu cân đang trong chế độ được chăm sóc đặc biệt

– Trẻ bị suy giảm hệ miễn dịch, suy dinh dưỡng

5. Những lưu ý khi tiêm phòng lao cho bé 2 tháng tuổi

– Trước khi tiêm phòng lao:

·        Nếu trẻ đã từng có phản ứng dị ứng hay đang điều trị bệnh lý, hoặc bất cứ vấn đề nào khác về sức khỏe. Các bậc cha mẹ nên trao đổi với bác sĩ trước khi tiến hành tiêm phòng lao.

·        Cha mẹ nên cho bé ăn uống đầy đủ, không quá đói hay quá no để tránh làm bé hạ đường huyết hoặc quấy khóc.

·        Bé nên mặc quần áo gọn nhẹ, mềm mại, thoải mái, thuận tiện khi tiêm phòng.

– Sau khi tiêm phòng lao:

·        Mẹ không nên đưa bé rời cơ sở y tế ngay mà cần ở lại khoảng 30 phút để theo dõi phản ứng của cơ thể bé với thuốc.

·        Cũng như nhiều loại vắc-xin khác, sau tiêm phòng lao trẻ có thể có một số phản ứng tại chỗ và toàn thân. Điển hình là: nốt tiêm đỏ và sưng, đau nhẹ hay trẻ chán ăn, quấy khóc, sốt. Tuy nhiên những phản ứng này hầu như không gây ra nguy hiểm cho bé và biến mất nhanh chóng.

·        Sau khi về nhà, 4 ngày đầu mẹ vẫn phải tiếp tục theo dõi xem có bất thường nào xảy ra không. Ví dụ như bé nổi hạch sau tiêm phòng lao, vết tiêm bị nhiễm trùng, mưng mủ, bé sốt cao.

·        Mẹ tích cực bồi bổ để tăng tiết nhiều sữa và sữa đủ dinh dưỡng để cho bé bú

·        Khi tắm cho bé, mẹ không nên chà vào vết tiêm để tránh gây kích ứng vết tiêm nhé

·        Nếu bé sốt nhẹ, cha mẹ có thể chườm khăn để hạ sốt cho bé.

·        Vị trí tiêm bị sưng đau và trẻ quấy khóc nhiều, cha mẹ có thể cho trẻ dùng paracetamol (10-15mg/kg/lần) để giảm đau.

Những lưu ý khi tiêm phòng lao cho bé
Những lưu ý khi tiêm phòng lao cho bé

6. Phản ứng phụ có thể xảy ra khi bé 2 tháng tuổi tiêm phòng lao

Tiêm phòng lao rất ít khi xuất hiện các phản ứng nguy hiểm. 2 tuần sau khi tiêm vị trí tiêm hóa mủ trắng. Khi mủ vỡ sẽ hình thành vết loét trên da, sau đó vết loét này lành để lại trên da sẹo lõm nhỉ khoảng 5mm. Đây chính là dấu hiệu cho thấy trẻ đã có miễn dịch kháng vi khuẩn cao.

Việc xuất hiện hạch tại nách, cổ… có thể do quy trình tiêm không đúng kỹ thuật hay dụng cụ tiêm không đảm bảo vô trùng.

Trường hợp trẻ bị sốt cao liên miên, quấy khóc nhiều ngày. Hay thậm chí trẻ có thể bị hôn mê, khó thở, tái tái, vết tiêm sưng to hơn 1,5cm, hay các biểu hiện bất thường khác. Cha mẹ cần ngay lập tức đưa bé đến cơ sở y tế gần nhất để các bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời.

Tuy nhiên, tỷ lệ này rất thấp và rất hiếm khi xảy ra. Chỉ khoảng 1/1.000.000 người có biến chứng viêm tủy, hay bị mắc lao sau khi đã tiêm BCG. Phần lớn trong đó là người nhiễm HIV, người suy giảm hệ miễn dịch.

Qua những thông tin bé 2 tháng tuổi có tiêm phòng lao được không trên đây, chúng ta có thể thấy bé hoàn toàn có thể tiêm phòng lao mà không gặp phải vấn đề gì. Hiện nay, tiêm phòng lao cho trẻ nằm trong chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia trẻ có thể tiêm phòng miễn phí tại các trạm y tế và bệnh viện tại địa phương. Cha mẹ có thể mang bé đến bất kỳ cơ sở nào để được tiêm phòng, bảo vệ sức khỏe toàn diện cho trẻ.

Leave a Comment