[ Chuyên gia tư vấn ] Bầu 4 tháng uống nước dừa được không?

Nước dừa chứa nhiều dinh dưỡng cho bà phụ nữ mang thai. Tuy vậy, không phải thời kỳ mang thai nào nước dừa cũng có thể bổ sung cho mẹ bầu. Nếu dùng tùy tiện nước dừa còn có thể gây nguy hiểm cho mẹ và bé. Vậy bầu 4 tháng uống nước dừa được không? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp.

Thành phần dinh dưỡng của nước dừa

Trong nước dừa có các thành phần như canxi, kali, natri và photpho giúp duy trì huyết áp, cân bằng chất lỏng, điều chỉnh pH và tăng cường hoạt động cho của các cơ. Trong suốt quá trình mang bầu, mẹ bầu uống nước dừa sẽ có thể bổ sung cho cơ thể các vitamin A, B và nước ối cho thai nhi.

Ngoài những chất có lợi cho cơ thể, uống nước dừa có thể giảm bớt các triệu chứng ợ hơi và tăng cường hệ miễn dịch và sức đề kháng cho cơ thể mẹ bầu.

Bầu 4 tháng uống nước dừa được không?

Bầu 4 tháng uống nước dừa được không? Là những thắc mắc và lo lắng của nhiều mẹ bầu khi đang muốn sử dụng. Trong 3 tháng đầu tuyệt đối không được uống nước dừa. Mẹ bầu nên uống uống nước dừa từ tháng thứ 4 trở đi mới có lợi cho sức khỏe.

Tam cá nguyệt thứ 2 (bắt đầu từ tháng thứ 4 của thai kỳ) được xem là khoảng thời gian dễ chịu nhất đối với mẹ bầu. Giai đoạn này mẹ cũng cần lưu ý chế độ ăn uống để đảm bảo tốt nhất cho sự phát triển của thai nhi.

Trong 1 ngày, mẹ bầu chỉ nên uống 1 quả dừa, và đặc biệt không được sử dụng nước dừa làm nước uống vào buổi tối vì có thể làm mẹ bầu phải thức dậy nhiều lần vào ban đêm để đi vệ sinh, ảnh hưởng tới sức khỏe và giấc ngủ của mẹ bầu và thai nhi.

Mẹ bầu mang thai tháng thứ 4 nên ăn gì?

Trải qua 3 tháng đầu của thai kỳ (tam cá nguyệt 1), các mẹ chắc hẳn đã phần nào giảm bớt lo lắng vì đã qua giai đoạn nguy hiểm. Nhưng không nên chủ quan khi bước vào giai đoạn tam cá nguyệt thứ 2 vì mẹ vẫn có nguy cơ từ ăn uống, đồng thời cần bổ sung dưỡng chất đầy đủ cho thai nhi trong thời kỳ phát triển mạnh mẽ nhất. Mẹ bầu cần đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ trong suốt tháng thứ 4 của thai kỳ:

Hàm lượng chất xơ cao

Đây là thời điểm lý tưởng để bạn bắt đầu xây dựng nền tảng ngăn chặn chứng táo bón trong tam cá nguyệt thứ hai của thai kỳ và sau khi sinh. Mẹ bầu cần chắc chắn bổ sung đầy đủ chất xơ trong chế độ ăn ở tháng thứ 4.

Thực phẩm có nhiều chất xơ có thể kể đến là ngũ cốc nguyên hạt, yến mạch và rau xanh. Mẹ nên chọn bánh mì nâu để làm cung cấp chất sắt cho cơ thể thay vì ăn bánh mì trắng thông thường.

Axit béo thiết yếu

Thai nhi và cơ thể mẹ còn cần các axit béo để giảm nguy cơ sinh non, cân nặng em bé khi sinh thấp và tình trạng chậm phát triển trí tuệ ở trẻ em. Bằng cách dùng các loại thực phẩm như cá nước ngọt, cá ngừ đóng hộp, các loại hạt và dầu ô liu để đảm bảo rằng chế độ ăn uống của mẹ có chứa đủ các lượng axit béo omega-3, omega-6 và omega-9.

Thực phẩm chứa nhiều canxi

Cơ thể mẹ bầu và thai nhi luôn cần lượng canxi ngày càng cao. Bác sĩ có thể sẽ kê toa cho bạn một loại vitamin D và thuốc viên canxi vào tháng thứ 4 của thai kỳ. Ngoài ra, các bà mẹ có thể giúp con phát triển xương khỏe mạnh bằng cách thêm ít nhất 1 lít sản phẩm từ sữa mỗi ngày.

Thưởng thức 2 ly sữa hoặc 500g sữa đông hay 200g phô mai dạng cục. Đây được xem là những thực phẩm giàu canxi cần thiết và rất tốt cho sự phát triển của hệ xương và răng của bé.

Chất đạm từ thịt

Bạn có thể đưa thịt vào chế độ ăn hằng ngày với các món ăn được nấu chín kỹ lưỡng nhằm xử lý được virus và vi khuẩn gây hại cho mẹ và bé

Trái cây

Hoa quả, trái cây tươi trong suốt thời kỳ mang thai là rất cần thiết vì chúng chứa nhiều vitamin và các khoáng chất. Thêm vào đó, chúng có hàm lượng nước và chất xơ cao. Mẹ bầu nên chọn các loại hoa quả tươi xanh không có chất bảo quản và phẩm màu nhân tạo.

Vào tháng thứ 4 của thai kỳ, thai phụ thường có triệu chứng ợ chua và ợ nóng. Do đó, hoa quả tươi có nhiều màu sắc khác nhau sẽ là một phần không thể thiếu trong chế độ ăn uống hằng ngày của mẹ bầu giai đoạn này.

Mang thai tháng thứ 4 nên kiêng ăn những gì?

Ngoài thắc mắc bầu 4 tháng uống nước dừa được không bạn cần lưu ý kiêng một số loại thực phẩm để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé luôn khỏe mạnh:

Phô mai mềm

Thường thì các loại phô mai này được làm từ sữa chưa tiệt trùng, do đó chứa nhiều vi khuẩn và virus có hại. Vì vậy, mẹ bầu nên tránh ăn các loại phô mai mềm. Thai phụ có thể chọn lựa thực phẩm chứa phô mai cứng, vì nó có hàm lượng nước thấp. Hàm lượng nước cao có khả năng tạo môi trường cho vi sinh vật có hại sinh sôi.

Cá biển

Mẹ bầu cần hạn chế lượng cá biển sử dụng đến mức tối thiểu, vì chúng có chứa hàm lượng chất methylmercury, một hợp chất có thể gây chậm phát triển trí não ở thai nhi. Nếu thật sự thèm món cá, bạn nên chọn cá nước ngọt sẽ tốt hơn cho thai nhi vào giai đoạn này.

Thức ăn nhanh đường phố

Là món ăn khoái khẩu khi còn trẻ, thế nhưng khi chứa một sinh linh bé bỏng, mẹ bầu nên tạm dừng những món ăn này nhé! Thức ăn đường phố dễ gây nên ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua đường nước uống như bệnh thương hàn.

Trái cây sấy khô

Lượng trái cây sấy khô vừa đủ rất tốt, nhưng không nên quá lạm dụng hoa quả khô trong tháng thứ 4 của thai kỳ. Do trái cây đã sấy khô chứa nhiều chất gây nóng cho cơ thể. Đối với một số phụ nữ, chúng còn có thể gây ra những cơn co thắt sớm.

Cam thảo

Cam thảo là loại thảo dược có nguy cơ cao làm tổn thương thai kỳ do tác dụng kích thích các cơn co thắt. Do đó mẹ bầu cần tránh các thực phẩm có chiết xuất từ cam thảo hay quả cam thảo.

Tháng thứ 4 trong thời kỳ mang thai là giai đoạn tuyệt vời để mẹ cảm nhận nhiều điều mới mẻ. Mẹ cần lưu ý để tránh những thực phẩm gây hại. Đồng thời bổ sung những chất dinh dưỡng cần thiết để hỗ trợ tốt nhất quá trình phát triển của thai nhi.

Trên đây là lời giải đáp của chúng tôi giúp giải đáp thắc mắc “Bầu 4 tháng uống nước dừa được không?” và những lưu ý trong chế độ dinh dưỡng ở tháng đầu tam cá nguyệt thứ 2 của mẹ bầu. Hi vọng những chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!

Chúc mẹ và bé luôn khỏe mạnh!

Leave a Comment