Bà bầu nên ăn trứng gà như thế nào để tốt cho cả mẹ và bé?

Trứng gà là một món ăn chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, bà bầu nên ăn trứng gà như thế nào là hợp lý để hấp thu được đầy đủ các chất dinh dưỡng, tránh tình trạng ăn quá ít hoặc quá nhiều?

Lợi ích tuyệt vời của trứng gà mẹ bầu không nên bỏ qua

Mọi người vẫn nói trứng gà rất tốt đối với mẹ bầu và thai nhi nên khi mang thai, mẹ bầu thường được khuyên nên ăn trứng gà mỗi ngày. Vậy những lợi ích tuyệt vời ấy là gì, hãy cùng tìm hiểu nhé.

  1. Giúp phát triển thai nhi

Mỗi tế bào của bé được hình thành và phát triển từ protein mà trong trứng gà lại chứa hàm lượng protein tương đối cao nên sẽ giúp thai nhi hoàn thiện và phát triển mỗi ngày. Do đó, sử dụng trứng với lượng vừa đủ thật sự tốt.

  1. Cung cấp năng lượng

Khi mang thai, mẹ bầu cần nạp thêm so với bình thường ít nhất 200 – 300 calories mỗi ngày cho nhu cầu của cả mẹ và thai nhi. Mỗi quả trứng gà cung cấp cho mẹ 70 calories, bằng khoảng ⅓ mức năng lượng tối thiểu mẹ cần nạp thêm cho cơ thể để đảm bảo cả hai mẹ con đều khỏe mạnh.

  1. Hỗ trợ phát triển hệ thống thần kinh và não bộ của thai nhi

Mỗi quả trứng gà đều chứa kẽm, choline, acid béo omega-3 rất cần thiết cho sự phát triển của não bộ cũng như tổng thể các bộ phận trên cơ thể bé. Ngoài ra, những chất này còn giúp ngăn ngừa các khuyết tật ở ống thần kinh của thai nhi.

  1. Hạn chế các bệnh lý do thiếu vitamin D

Vitamin D rất cần thiết đối với sự phát triển của cả mẹ và thai nhi. Trong khi  đó, vitamin D lại không có sẵn trong nhiều thực phẩm nên rất khó để bổ sung, dẫn đến tình trạng thiếu vitamin D và tăng nguy cơ gây nên các bệnh lý nguy hiểm như tiểu đường, tiền sản giật, thở khò khè, bệnh truyền nhiễm ở trẻ sơ sinh… Trong trứng gà lại chứa vitamin D nên việc mẹ ăn trứng gà mỗi ngày là thật sự cần thiết.

  1. Cân bằng chất bẽo bão hòa

Theo các chuyên gia, nếu thai phụ có mức cholesterol bình thường thì nên ăn từ 1 đến 2 quả trứng gà mỗi ngày để giúp cân bằng chất béo bão hòa trong cơ thể. Những thai phụ có mức cholesterol cao thì không nên ăn lòng đỏ trứng.

  1. Hạn chế dị tật bẩm sinh thai nhi

Cũng như omega-3 và choline, hàm lượng folate trong trứng gà giúp làm giảm nguy cơ bị dị tật bẩm sinh ở thai nhi bởi chất này rất quan trọng đối với sự phát triển bình thường của ống thần kinh nên việc bổ sung đủ chất là việc mẹ cần lưu ý. 

  1. Quản lý cân nặng của mẹ bầu

Hàm lượng cao protein trong trứng gà không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn giúp cải thiện cân nặng nhờ việc làm tăng cảm giác hài lòng của mẹ bầu đối với phần ăn của mình và giúp họ không cảm thấy thèm ăn nhiều nữa.

Như vậy, chúng ta có thể khẳng định rằng, trứng gà có rất nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe mẹ bầu và sự phát triển bình thường của thai nhi nên mẹ hãy bổ sung chúng đều đặn trong suốt quá trình mang thai.

Bà bầu nên ăn trứng gà như thế nào để tốt cho cả mẹ và bé?

  1. Nên ăn trứng gà vào bữa sáng: Bà bầu nên ăn trứng gà vào buổi sáng để hấp thu tốt nhất các  chất dinh dưỡng có trong trứng. Một bữa sáng giàu năng lượng sẽ giúp cho bầu có một ngày làm việc hiệu quả, tránh ăn trứng gà ban đêm sẽ khiến bà bầu bị đầy hơi trướng bụng do hệ tiêu hóa phải làm việc quá sức.
  2. Không nên ăn trứng gà sống: Những bà bầu ăn trứng gà lòng đào hay trứng gà sống có thể bị ngộ độc bởi vi khuẩn salmonella. Loại vi khuẩn này ảnh hưởng trực tiếp tới thai nhi gây sinh non, co bóp tử cung, khiến mẹ bầu mất nước do tiêu chảy hoặc ói mửa. Khi ăn trứng gà, bầu nên luộc chín trứng hoàn toàn, không nên ăn trứng bên ngoài hàng quán để tránh ăn phải trứng gà cũ, trứng không được làm chín kỹ.
  3. Không nên ăn quá nhiều: Vậy, bà bầu ăn trứng gà bao nhiêu là đủ? Theo các chuyên gia dinh dưỡng, mỗi tuần, bà bầu chỉ nên ăn từ 3-4 quả trứng gà trong một tuần. Đặc biệt nếu bà bầu tăng cân quá nhanh hoặc có tiền sử bệnh tim mạch chỉ nên ăn mỗi tuần 1 quả trứng gà. Ngoài ra, một quả trứng gà chứa hơn 200mg cholesterol, nếu mẹ bầu có hàm lượng cholesterol trong máu cao thì chỉ nên ăn lòng trắng trứng, hạn chế ăn lòng đỏ.
  4. Không ăn trứng gà đã để quá lâu: Trứng gà được thu hoạch quá lâu sẽ không còn chất dinh dưỡng và có nhiều vi khuẩn đã sinh sôi nảy nở làm hư hại lòng trắng, lòng đỏ và gây hại cho mẹ và thai nhi. Thêm vào đó, bà bầu nên ăn trứng gà ngay sau khi chế biến, tránh ăn trứng gà đã để qua đêm.
  5. Tránh uống nước trà khi ăn trứng gà: Bà bầu ăn trứng gà nên tránh uống trà cùng lúc vì nước trà có axit tannic nếu kết hợp với protein trong trứng gà sẽ gây khó tiêu, đầy hơi cho bà bầu.

Thêm một lưu ý khác cho mẹ, đó là bảo quản trứng gà tốt nhất là trong tủ lạnh ở nhiệt độ dưới 20 độ C. Không nên cất trứng gần các thực phẩm khác, tốt nhất là nên để ở khay đựng trứng riêng.

Gợi ý các món làm từ trứng gà thơm ngon cho mẹ bầu

Bà bầu ăn trứng gà luộc là tốt nhất vì sẽ giữ được 100% chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, nếu cảm thấy ngán có thể dùng trứng gà để làm các món ăn cho bà bầu như chiên, hấp, xào ăn kèm với mỳ hoặc bánh mì.

  1. Bà bầu nên ăn trứng gà như thế nào – Trứng gà sốt nấm

Món ăn này vừa thơm ngon, vừa rất dễ làm, thích hợp khi ăn với các bữa cơm thường ngày của mẹ bầu.

  • Nguyên liệu: 200gr nấm hương hoặc nấm rơm, 2 quả trứng gà, 1 củ hành tím, 30ml nước tương hoặc mắm, dầu ăn, bột bắp, dầu mè.
  • Cách làm: Nấm thái lát trụng sơ với nước sôi và chút muối. Trứng đánh tan cho vào chảo xào mới dầu ăn rồi trút riêng ra bát. Phi thơm hành tím xào với nấm, thêm nước tương hoặc mắm vào. Đổ phần trứng vào chảo đảo chung cùng nấm. Thêm chút bột bắp vào cho sánh, thêm vài giọt dầu mè tạo mùi thơm và dọn ra đĩa.
  1. Trứng xào lá hẹ

Món ăn này có vị béo của trứng, giòn dai của lá hẹ ăn rất ngon lại vừa là món ăn bồi bổ sức khỏe và chất dinh dưỡng cho bà bầu.

  • Nguyên liệu: 2 quả trứng gà, 200gr lá hẹ, củ hành nhỏ, một ít ngò, dầu ăn
  • Cách làm: Phi thơm hành tím với dầu ăn, cho lá hẹ vào xào tái. Đập trứng đã đánh tan vào chảo xào chung với lá hẹ, nêm gia vị vừa ăn. Cho ngò vào bắc ra ăn nóng với cơm. Món ăn này vừa có nhiều chất đạm giàu năng lượng, vừa có chất xơ từ rau giúp bầu tiêu hóa tốt.
  1. Trứng hấp cá hồi cũng là một gợi ý cho bà bầu nên ăn trứng gà như thế nào?

Trứng hấp cá hồi là món ngon từ trứng cho bà bầu mà mẹ nên ăn. Món ăn được hấp chín nên đảm bảo giữ nguyên vẹn dinh dưỡng và vị ngon tự nhiên của các thành phần. Trứng hấp cá hồi có vị béo ngon từ trứng gà tươi và cá hồi, vừa mềm vừa thơm.

  •  Cá hồi hun khói: 300 gram
  •  Trứng gà: 6 quả
  •  Phomai bào: 1/2 chén
  •  Ớt trái: 1 quả
  •  Hành lá thái nhỏ
  •  Hạt nêm hoặc muối tiêu

Cách sơ chế nguyên liệu

  • Cá hồi mua về rửa sạch, thái lát mỏng vừa ăn, rồi để ráo.
  • Đập trứng ra bát, cho pho mát, hẹ và hạt nêm vào, dùng phới đánh thật kỹ.
  • Hành lá mua về rửa sạch, thái nhỏ để riêng ra bát.

Cách làm trứng hấp cá hồi

  • Bước 1: Bật lò lên trước ở 180 độ C
  • Bước 2: Xếp cá hồi xung quanh bát, chỉ xếp bao quanh đáy và đến 2/3 thành khuôn.
  • Bước 3: Đổ hỗn hợp trứng phô mát vào trong khuôn cá hồi. Rót gần đầy khuôn, sát mép miếng cá hồi thì dừng lại.
  • Bước 4: Cho các khuôn nhỏ vào khay nướng, đổ nước nóng ngập nửa khuôn. Cho khay vào lò, nướng 25 phút. Đến khi trứng chín đông lại là được.

Lưu ý bà bầu nên ăn trứng gà như thế nào?

Trứng gà rất tốt cho sức khỏe của mẹ cũng như sự phát triển khỏe mạnh của thai nhi. Tuy nhiên, không phải cứ ăn nhiều trứng là tốt, việc ăn quá nhiều còn có thể đem đến những tác động tiêu cực cho mẹ bầu.

Theo khuyến cáo, mỗi ngày người lớn nên tiêu thụ ít hơn 300 miligam cholesterol. Một lòng đỏ trứng gà chứa khoảng 185 – 213 miligam cholesterol nên nếu ăn 2 quả trứng mỗi ngày sẽ khiến thai phụ thừa lượng cholesterol như khuyến nghị, chưa kể đến những thực phẩm khác cũng chứa hàm lượng cholesterol nhất định. Việc dư thừa này có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm. Do đó, mẹ bầu chỉ nên ăn 3 – 4 lòng đỏ trứng mỗi tuần. Nếu muốn ăn trứng, mẹ hãy chọn lòng trắng.

Bên cạnh đó, việc bà bầu ăn trứng gà không đảm bảo vệ sinh có thể tồn tại nguy cơ nhiễm salmonella, khiến mẹ bị đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn, đau đầu…

Trên đây là tổng hợp của chúng tôi về thắc mắc “Bà bầu nên ăn trứng gà như thế nào để tốt cho cả mẹ và bé?”. Hi vọng những chia sẻ này có thể giúp ích cho bạn. Chúc các mẹ bầu luôn khỏe mạnh!

Leave a Comment