Trong thời kỹ mang thai bà bầu đặc biệt quan tâm đến chế độ dinh dưỡng, trong đó bà bầu có được ăn mía không và các lưu ý khi ăn mía trong thai kỳ sao vừa giúp thai nhi đủ dinh dưỡng mà vẫn đảm bảo sức khỏe cho mẹ. Cùng theo dõi trong bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn vấn đề này nhé.
Mía có chứa nhiều thành phần dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể như cung cấp: đường, chất đạm, chất béo, chất bột, nhiều loại chất khoáng, các vitamin và khoảng gần 30 loại axit hữu cơ… mía có vị ngọt, dễ ăn được nhiều người yêu thích. Mía được cho là tốt cho bà bầu nếu như ăn đúng cách, dưới đây là những lợi ích cụ thể khi bà bầu ăn mía.
Bà bầu có nên ăn mía không?
Nước mía nổi tiếng là loại nước ép có vị ngọt tự nhiên và chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe con người. Đối với phụ nữ mang thai, nước mía sẽ cung cấp nhiều khoáng chất quan trọng như kali, canxi, sắt, vitamin A, B, C… cùng nhiều khoáng chất khác.
Không giống như nước dừa phải kiêng trong 3 tháng đầu, các chuyên gia cho rằng mẹ bầu có thể bổ sung nước mía ngay từ những ngày đầu mang thai, chỉ cần uống đúng liều lượng và đúng cách sẽ đem đến nhiều tác dụng bất ngờ. Nếu thường xuyên bổ sung nước mía thì cả mẹ và con sẽ được nhận những lợi ích tuyệt vời như:
Cung cấp vitamin và khoáng chất cần thiết
Bên cạnh thành phần là 70% nước và các loại đường, mía cũng chứa nhiều loại vitamin, protein, lipit, axit hữu cơ, canxi, sắt…. Thêm vào đó, những loại dưỡng chất này rất có lợi cho sự phát triển của con yêu trong bụng mẹ.
Trị táo bón
Đối với mẹ bầu nỗi ám ảnh lớn nhất đó là cơn táo bón lộng hành, vì vậy bạn đang băn khoăn không biết làm thế nào để xua đuổi chứng táo bón khó ưa này trong thai kỳ thì nước mía là loại nước uống nên có trong thực đơn của bạn. Chất kali có trong nước mía không chỉ trị táo bón hiệu quả mà còn giúp mẹ ngăn ngừa tình trạng khó tiêu nữa đấy.
Giảm các cơn ốm nghén
Vị ngọt của mía có tác dụng giảm các cơn ốm nghén rất hiệu quả, mẹ bầu có thể nhờ người chặt mía thành từng khúc nhỏ. Sau đó, mẹ bầu thoải mái thưởng thức món ăn này như một bữa ăn nhẹ trong ngày.
Nếu thích ép lấy nước, bạn cũng có thể hòa nước mía với một ít gừng để cải thiện tình trạng ốm nghén khi mang thai nhé.
Tăng sức đề kháng
Trong giai đoạn mang thai, mẹ bầu cần giữ gìn sức khỏe thật cẩn thận. Bởi vì nếu mắc bệnh, bạn sẽ gây các tác động xấu cho thai nhi, đặc biệt là khi dùng thuốc. Vì vậy, tăng cường hệ miễn dịch trong thai kỳ là điều vô cùng quan trọng.
Mía được xem là loại thực phẩm tuyệt vời để giúp mẹ bầu tăng sức đề kháng và phòng ngừa cảm cúm, nhờ vào lượng vitamin C dồi dào cùng chất chống oxy hóa.
Hỗ trợ hoạt động của hệ tiêu hóa
Khi thai nhi hình thành và phát triển, hệ tiêu hóa của mẹ bầu càng về cuối thai kỳ lại càng hoạt động kém hiệu quả. Đây là nguyên nhân khiến cho mẹ bầu bị táo bón, thậm chí bị trĩ. Nhưng bạn đừng lo lắng, nếu gặp khó khăn trong vấn đề tiêu hóa, bạn hoàn toàn có thể sử dụng mía. Bởi trong mía có chứa nhiều chất xơ, kali rất tốt cho hoạt động của hệ tiêu hóa và ngăn ngừa viêm nhiễm dạ dày.
Hạn chế bệnh răng miệng
Khi mang thai, nếu bạn quá thèm những đồ ăn ngọt thì không nên bỏ qua mía nhé. Bởi đây sẽ là món ăn không chỉ hấp dẫn mà còn có công dụng bảo vệ răng của mẹ bầu khỏi các vi khuẩn gây hại, thông mát vòm họng và yết hầu.
Hạn chế nhiễm trùng đường tiết niệu
Mía là loại thực phẩm hỗ trợ mẹ bầu hạn chế sự hình thành và phát triển của các loại vi khuẩn có hại. Đầy cũng là biện pháp an toàn và hữu hiệu để phòng tránh tình trạng nhiễm trùng đường tiết niệu trong suốt giai đoạn thai kỳ.
Dưỡng da từ bên trong
Sự thay đổi của nội tiết tố trong giai đoạn mang thai có thể sẽ khiến làn da của mẹ tối màu hay nổi nhiều mụn. Lúc này, ăn mía chính là giải pháp hữu hiệu để chăm sóc làn da từ bên trong, hạn chế các nguyên nhân gây mụn. Do chứa thành phần axit alpha hydroxy nên việc thường xuyên ăn mía sẽ giúp mẹ bầu giải quyết các vấn đề về da vô cùng hiệu quả.
Chữa trị cảm cúm hiệu quả
Vì chứa lượng oxi hóa dồi dào, mía có tác dụng tăng cường đề kháng và phòng chống các loại bệnh do vi rút gây ra, nhất là cảm cúm trong giai đoạn mang thai. Nếu mẹ bầu bị cảm sốt, bạn không nên tự ý sử dụng thuốc chữa trị. Thay vào đó, nếu điều kiện cho phép, bạn hãy uống ngay một cốc nước mía để cải thiện tình trạng nóng sốt do cảm nhé.
Giải nhiệt
Cây mía có chứa lượng đường lên tới 70%, ngoài ra còn có các carbohydrate nhiều acid amin, đặc biệt là nhiều acid amin cần thiết, đóng vai trò quan trọng trong việc bổ sung các chất dinh dưỡng cho cơ thể như: vitamin B1, B2, B6, C, các muối vô cơ như Calci, Phospho, sắt… và nhiều acid tốt cho cơ thể. Do vậy, khi mang thai, phụ nữ uống nước mía thường xuyên không chỉ giúp cung cấp cho cơ thể một lượng nước, năng lượng và nhiều chất dinh dưỡng mà còn giúp cơ thể giải nhiệt và xua tan mệt mỏi.
Ổn định cân nặng
Tăng cân khi mang thai là điều khiến nhiều chị em lo lắng, không chỉ ảnh hưởng đến vóc dáng của mẹ bầu mà còn ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe bên trong. Việc tiêu thụ nước mía sẽ giúp bạn giải quyết được phần nào nỗi lo lắng, các hợp chất polyphenol có trong nước mía giúp tăng cường trao đổi chất và duy trì cân nặng của mẹ bầu.
Ăn mía khi mang thai như thế nào mới đúng?
Ăn mía để hạn chế những tác dụng phụ không mong muốn, bà bầu nên lưu ý những điều sau:
- Không ăn quá nhiều. Trung bình mỗi tuần chỉ nên ăn từ 3 – 4 lần.
- Không ăn mía đã đổi màu hoặc có dấu hiệu bị hư, hỏng dù chỉ một đoạn mía nhỏ. Vì mía hư có thể chứa độc tố ảnh hưởng hệ thần kinh rất nguy hiểm.
- Không ăn mía khi bị tiêu chảy, đau bụng vì có thể làm triệu chứng thêm nghiêm trọng.
- Không tích trữ quá nhiều mía để ăn dần. Mía để lâu có thể bị biến chất, ảnh hưởng xấu cho sức khỏe. Ngoài ra, bầu cũng không nên ăn mía được ướp lạnh vì có thể làm ê răng hoặc lạnh bụng.
- Khi mua mía, lựa mía còn tươi, trên thân mía không có đốm đỏ. Tốt nhất, nên chọn nơi bán hàng uy tín, đảm bảo nguồn gốc.
- Bà bầu không nên uống nước mía vào buổi tối và sáng sớm vì tính chất của loại nước này có thể khiến thai phụ bị lạnh bụng, nôn nao khó chịu.
Ngoài ra, nếu ăn mía sai cách sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe mẹ bầu. Để có một thai kỳ khỏe mạnh, chế độ dinh dưỡng cho bà bầu cần đa dạng và đầy đủ các nhóm chất. Khi ăn quá nhiều một thực phẩm nào cũng có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, với mía cũng vậy.
Mía chứa tới 70% là đường, vì vậy bà bầu ăn nhiều mía sẽ làm tăng lượng đường huyết trong máu, từ đó dẫn đến tiểu đường thai kỳ. Khi đường huyết tăng cao sẽ thúc đẩy quá trình tụ cầu khuẩn trên da, hình thành mụn nhọt. Nguy hiểm hơn, nếu tụ cầu khuẩn xâm nhập vào sâu bên trong còn có thể gây nhiễm khuẩn máu, ảnh hưởng đến thai nhi trong bụng.
>>> Lưu ý: Mía có tính hàn, bà bầu đau bụng do nhiễm lạnh không nên ăn mía, hoặc nếu có cũng chỉ ăn một lượng nhỏ.
Những thông tin bà bầu có được ăn mía không? trên đây có thể thấy mía rất tốt cho sức khỏe bà bầu, vì vậy có thể bổ sung mía vào thực đơn lành mạnh của mình. Đừng ăn quá nhiều và cần ăn đúng cách để có thể phát huy hết công dụng của mía đối với sức khỏe bản thân và thai nhi.