Những tháng đầu của thai kỳ là thời điểm thai nhi cần được chăm sóc và theo dõi kỹ lưỡng. Khi này, cơ thể người mẹ sẽ cảm nhận được những thay đổi từng ngày của thai nhi. Dựa vào điểm này, bạn có thể đánh giá được thai nhi phát triển tốt không để có những thay đổi phù hợp. Vậy dấu hiệu thai phát triển tốt 3 tháng đầu là gì? Cần lưu ý những điều gì trong 3 tháng đầu của thai kỳ? Bài viết dưới đây sẽ cùng bạn khám phá!
Những dấu hiệu thai phát triển tốt 3 tháng đầu
Khi mang thai, đặc biệt là 3 tháng đầu tiên thì cơ thể mẹ có rất nhiều thay đổi và triệu chứng kèm theo. Trong số đó có những dấu hiệu tuy khó chịu nhưng lại báo hiệu là thai nhi đang phát triển tốt.
1. Cảm giác khó tiêu, ợ nóng
Dấu hiệu thai phát triển tốt 3 tháng đầu có thể nhận biết trước tiên là tình trạng hay bị ợ nóng, cảm giác khó tiêu hằng ngày, từ đó dẫn tới chán ăn. Dần dần, chúng sẽ biến thành ốm nghén theo thời gian thai lớn hơn.
Khi mang thai, cơ thể có sự thay đổi nội tiết tố, sản sinh nhiều hormone hơn. Việc này dẫn đến tác dụng phụ là làm mềm, giãn cơ ở hệ tiêu hóa. Cơ chế này lại làm axit dạ dày trào ngược nên xảy ra ợ nóng và khó tiêu.
Để giảm tình trạng này, mẹ bầu có thể sử dụng một chút trà gừng, nước mật ong gừng, nước chanh nóng,… Những thức uống này sẽ giúp giảm cảm giác khó chịu ngay lập tức.
2. Cơ thể đau nhức
Khi mẹ mang thai, kích thước tử cung tăng, thai nhi trong bụng cũng sẽ đè lên các bộ phận trong cơ thể nên bị đau nhức khắp người là dấu hiệu bình thường và không thể tránh khỏi.
Càng ngày, mẹ sẽ càng cảm thấy mệt mỏi, đau nhức ở nhiều bộ phận trên cơ thể như cột sống, toàn lưng, bụng,… Nếu triệu chứng không trở nên đau dữ dội hoặc đột ngột thì bạn có thể yên tâm đây là dấu hiệu thai nhi khỏe mạnh 3 tháng đầu.
Chứng đau nhức này không thể xóa bỏ hoàn toàn mà mẹ bầu chỉ có thể khắc phục bằng cách đi lại, đứng, ngủ đúng tư thế, không đi giày cao gót,… Bạn cũng có thể tìm mua các loại máy massage tốt cho bà bầu để thư giãn, thả lỏng cơ thể mỗi ngày.
3. Cân nặng tăng đều ổn định
Việc tăng cân đều đặn và tăng dần đều (lưu ý là không tăng đột ngột) chứng tỏ em bé đang hấp thu dinh dưỡng từ mẹ tốt và đang từng ngày phát triển cơ thể nên trọng lượng cũng tăng. Đây chính là một trong những dấu hiệu thai phát triển tốt trong 3 tháng đầu điển hình và dễ thấy nhất.
Theo như bình thường, cân nặng của bà bầu trong suốt thời gian mang thai sẽ tăng 10-12kg. Cân nặng tăng lên này bao gồm trọng lượng của cả thai nhi lẫn bánh nhau, nước ối, thể tích máu tăng, sự phát triển của hai bầu ngực.
Mẹ nên theo dõi cân nặng của mình thường xuyên, tầm 1 lần 1 tuần. Bạn hãy tìm biểu đồ tăng trưởng chuẩn theo từng giai đoạn mang thai trên mạng internet hoặc trong sách báo hoặc nhờ bác sĩ khám thai cung cấp. Nếu thấy thông số cân nặng của mình khớp với mức khuyến cáo thì mẹ hoàn toàn có thể yên tâm.
4. Có ốm nghén
Ốm nghén là dấu hiệu thai phát triển tốt 3 tháng đầu mà mẹ cần chú ý nhất. Ốm nghén không chỉ là cảm giác khó tiêu hay thường xuyên ợ nóng. 70% bà bầu sẽ cảm thấy buồn nôn và 50% sẽ nôn mửa thường xuyên.
Nồng độ hCG tăng nhanh là nguyên nhân chính khiến phụ nữ ốm nghén. Lúc này, mũi bạn cũng thính hơn và dễ dàng thấy khó chịu. Hệ tiêu hóa trở nên nhạy cảm hơn cũng là một lý do.
Khi bị ốm nghén, các mẹ nên thư giãn, thả lỏng tinh thần và biết cách tự chăm sóc mình cũng như để những người xung quanh chăm sóc. Ngủ nhiều hơn bình thường cũng sẽ giúp bạn thấy dễ chịu hơn. Các mẹ có thể sử dụng cho mình loại gối ôm chuyên dụng cho bà bầu. Và hãy luôn nhớ phải ăn đủ bữa, cung cấp đầy đủ thực phẩm có dưỡng chất cần thiết khi mang thai nhé.
5. Ngực căng
Đau tức ngực là do sự sản sinh nội tiết tố progesterone và estrogen làm tăng ống tuyến sữa và tiểu thùy. Ngực căng tức tuy khó chịu nhưng lại là dấu hiệu thai phát triển tốt 3 tháng đầu cần có. Hiện tượng này sẽ kéo dài từ khi bạn mang thai cho đến lúc sinh con và cho con bú.
Mẹ nên dùng loại áo lót ngực dành riêng cho bà bầu, dùng kem chăm sóc ngực lành tính, an toàn khi mang thai, massage bầu ngực nhẹ nhàng hay chỉ cần tắm nước ấm với vòi sen thôi là cũng có thể thấy dễ chịu hơn rồi.
6. Thai máy
Từ tầm tuần 18, tức thai trên 4 tháng trở đi, mẹ sẽ bắt đầu cảm nhận được hoạt động của con yêu trong bụng. Ban đầu đó có thể chỉ là những tác động nhỏ, thế nhưng theo thời gian sẽ dần xuất hiện những cú đạp, rướn người, quay người, nhào lộn mạnh hơn. Về sau, đến sau tháng thứ 6 em bé sẽ còn phản ứng cụ thể với các âm thanh bên ngoài. Những chuyển động này chỉ ngừng và giảm sau tháng thứ 9 vì lúc này em bé không còn chỗ để quẫy đạp.
Mẹ hãy học cách đếm số lần cử động thai để biết bé cử động với tần suất bao nhiêu là bình thường. Trung bình, trong 2 tiếng bé sẽ cử động tầm 10 lần. Nếu bé chuyển động nhiều hơn hoặc ít hơn mức thông thường thì đều cần lưu tâm và có thể xin sự tư vấn từ bác sĩ.
7. Thường xuyên đi tiểu
Tần suất phải ghé thăm nhà vệ sinh của mẹ nhiều hơn hẳn so với thông thường. Đôi lúc mẹ sẽ còn cảm thấy khó chịu, bất tiện vì phải thức giấc nhiều lần giữa đêm để đi vệ sinh. Dấu hiệu này sẽ xuất hiện trong suốt cả 9 tháng thai kỳ chứ không chỉ là dấu hiệu thai phát triển tốt 3 tháng đầu.
Khi mang thai, tử cung của mẹ sẽ giãn ra theo sự phát triển của em bé. Từ đó, chúng chèn ép lên bàng quang nên khiến chúng ta thường xuyên mắc tiểu hơn. Thế cho nên khi bé càng lớn thì mẹ sẽ càng đối mặt với vấn đề này nhiều hơn nữa. Đây là triệu chứng bình thường nên không có phương pháp khắc phục mà mẹ chỉ có thể tập làm quen dần với thói quen sinh hoạt mới cần thay đổi.
Lưu ý để thai phát triển đúng hướng 3 tháng đầu
Dù mang thai vào thời điểm nào, điều đầu tiên mà các mẹ làm là tuân thủ tuyệt đối hướng dẫn của bác sĩ. Ngoài ra có một vài lưu ý nhỏ mà nếu thực hiện, các mẹ sẽ giúp giải quyết các vấn đề khi mang thai 3 tháng đầu dễ dàng hơn.
- Thời gian đầu, cuộc sống và thói quen của chị em có thể thay đổi, hãy chú tâm và thích nghi với chúng. Đừng để cảm xúc chi phối khiến chị em bị stress.
- Khi ngực bị đau và căng tức, hãy kĩ càng hơn trong việc chọn áo lót, hãy sử dụng các sản phẩm dành cho bà bầu. Ngoài ra, các mẹ có thể tham khảo các loại kem chăm sóc, massage ngực… tất nhiên là phải đảm bảo sản phẩm an toàn với mẹ bầu.
- Chú ý cách đi đứng và trang phục sao cho thoải mái, tránh làm tình trạng đau nhức nghiêm trọng thêm. Hãy duy trì chế độ tập thể dục nhẹ nhàng để giữ cơ thể được dẻo dai.
- Theo dõi cân nặng thường xuyên để đảm bảo em bé và mẹ bầu tăng cân đều đặn. Hãy tham khảo các biểu đồ cân nặng trên mạng hoặc xin từ bác sĩ để tiện theo dõi.
- Tương tự là theo dõi và kiểm tra huyết áp, đường huyết đều đặn theo lịch của bác sĩ.
- Đảm bảo lượng dinh dưỡng đầy đủ, ăn nhiều rau để bổ sung thêm chất xơ, qua đó hạn chế đầy hơi, táo bón. Ngoài ra, uống trà gừng, nước chanh nóng cũng giúp chị em giảm bớt hiện tượng ợ hơi, khó tiêu.
Trên đây là những lưu ý và dấu hiệu thai phát triển tốt 3 tháng đầu, hy vọng qua những thông tin trên, chị em sẽ có sự chuẩn bị tốt cho chặng đường mang thai sắp tới.
Chúc mẹ và bé luôn khỏe mạnh!