Trứng gà là nguồn thực phẩm rất tốt cho cơ thể trong mọi chế độ ăn uống. Nắm rõ được 1 quả trứng gà bao nhiêu calo sẽ là cách giúp cân đối thực đơn hàng ngày và sử dụng thực phẩm này đúng cách. Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây nhé!
1 quả trứng gà bao nhiêu calo?
1 quả trứng gà bao nhiêu calo phụ thuộc vào kích thước và trọng lượng của quả trứng. Đối với trứng gà có trọng lượng trung bình là 50 gram thì sẽ chưa khoảng 72 calo. Có sự khác biệt khá lớn về lượng calo giữa lòng trắng trứng và lòng đỏ trứng. Lòng đỏ của một quả trứng lớn chứa khoảng 55 calo trong khi phần trắng chỉ chứa 17 calo. Ngoài lượng calo, trong trứng còn chứa nhiều chất dinh dưỡng khác.
Số calo chính xác phụ thuộc vào kích thước của một quả trứng như:
- Trứng nhỏ (38g): 54 calo
- Trứng vừa (44g): 63 calo
- Trứng lớn (50g): 72 calo
- Trứng cực lớn (56g): 80 calo
- Trứng jumbo (63g): 90 calo
Tuy vậy, lượng calo của trứng gà có thể tăng lên đáng kể, tùy vào cách chế biến thành phẩm.
Trứng gà có tốt không?
Là nguồn thực phẩm phổ biến, trứng gà được sử dụng nhiều trong bữa ăn hàng ngày. Trứng gà mang nhiều dinh dưỡng tốt và cần thiết cho cơ thể như:
+ Protein: Protein rất cần thiết cho sự tăng trưởng, cân bằng hormone, enzyme và kháng thể. Trung bình trong mỗi quả trứng lớn sẽ chứa 6,28g protein. Trong khi đó, chế độ dinh dưỡng được khuyến cáo cho protein là 0,8 g protein cho mỗi kg trọng lượng cơ thể.
+ Chất béo: Khoảng một nửa lượng calo trong một quả trứng đến từ chất béo. Một quả trứng lớn có dưới 5g chất béo nhưng tập trung chủ yếu trong lòng đỏ trứng. Khoảng 1,6g là chất béo bão hòa.
Lòng đỏ trứng chứa axit béo omega-3 lành mạnh. Axit béo omega-3 giúp giảm viêm trong cơ thể và làm giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như bệnh tim, ung thư và viêm khớp.
+ Cholesterol: Một quả trứng lớn trung bình chứa 186 miligam (mg) cholesterol. Không phải tất cả cholesterol đều xấu do chất này rất cần thiết cho một số chức năng quan trọng trong cơ thể.
+ Vitamin: Trứng là một nguồn vitamin B tuyệt vời, đặc biệt là vitamin B-2 (riboflavin) và B12 (cobalamin).
Vitamin B-12 được cơ thể sử dụng để tạo ADN, đây là vật liệu di truyền trong tất cả các tế bào của chúng ta. Vitamin B-12 cũng giữ cho các thần kinh và tế bào máu khỏe mạnh, bảo vệ chống lại bệnh tim và ngăn ngừa một loại thiếu máu như thiếu máu hồng cầu khổng lồ.
Trứng cũng chứa một lượng vitamin A, D và E, folate, biotin và choline khá tốt. Hầu hết các vitamin trong một quả trứng đều được tìm thấy trong lòng đỏ, ngoại trừ riboflavin.
+ Chất khoáng: Trứng là một nguồn dinh dưỡng giàu selen, canxi, i-ốt và phốt pho. Chất chống oxy hóa selen giúp bảo vệ cơ thể chống lại các tổn thương do các gốc tự do có trong quá trình lão hóa, bệnh tim và thậm chí một số loại ung thư.
Cách ăn trứng đúng cách, tốt cho sức khỏe
Trứng gà là thực phẩm sử dụng trong bữa ăn hàng ngày của mỗi gia đình. Tuy nhiên, loại thực phẩm này có thể gây hại tới cơ thể nếu như sử dụng không đúng cách. Không ít các trường hợp bị dị ứng với trứng gà hoặc sức khỏe gặp nguy hại khi sử dụng trứng gà quá nhiều và không đúng cách.
Bạn đã biết được hàm lượng dinh dưỡng và calo của trứng gà. Vậy nên ăn trứng gà bao nhiêu quả/tuần để có tỉ lệ dinh dưỡng chuẩn. Mỗi độ tuổi sẽ có mức độ dinh dưỡng khi ăn khác nhau.
- Với trẻ nhỏ ít hơn 6 tháng tuổi: Nên ăn 3 buổi/tuần, mỗi lần một nửa lòng đỏ trứng gà nấu cùng với bột hoặc cháo
- Với trẻ nhỏ trên 7 tháng tuổi: Mỗi bữa ăn nên ăn 1/2 lòng đỏ trứng gà, có thể luộc rồi dầm cho trẻ ăn hoặc nấu cùng cháo
- Với trẻ nhỏ từ 8 – 9 tháng tuổi: Nên ăn mỗi bữa 1 lòng đỏ trứng gà
- Với trẻ từ 10 – 12 tháng tuổi cho ăn cả lòng đỏ và lòng trắng và mỗi bữa ăn 1 quả
- Với trẻ từ 1 – 2 tuổi ăn từ 3 – 4 quả/tuần
- Với người lớn một tuần chỉ nên ăn 3-4 lần trứng gà
- Với người bị cao huyết áp hoặc cholesterol trong máu cao chỉ nên ăn 1-2 lần trong một tuần. Qua các kết quả nghiên cứu từ chuyên gia dinh dưỡng Hoa Kỳ khẳng định là ăn trứng không làm tăng huyết áp và cholesterol máu
Hãy cẩn trọng nếu xuất hiện các triệu chứng dị ứng trứng có thể xuất hiện ngay sau khi ăn như:
- Nổi mề đay trên mặt hoặc quanh miệng
- Nghẹt mũi
- Ho hoặc tức ngực
- Buồn nôn, chuột rút và đôi khi nôn
- Sốc phản vệ
Sai lầm khi ăn trứng gà không tốt cho sức khỏe
Ăn trứng sống
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo không nên ăn trứng gà sống hay hòa tan trứng sống trong cháo nóng, canh nóng mà nên luộc hoặc nấu chín đề phòng nhiễm khuẩn… Nguyên nhân là đường sinh dục của gà có rất nhiều vi khuẩn nên cả trong và ngoài trứng gà đều có thể nhiễm khuẩn, đặc biệt là vi khuẩn salmonella gây ngộ độc thức ăn.
Nếu ăn trứng gà sống, tỷ lệ cơ thể hấp thu và tiêu hóa chỉ được 40%. Ở trứng luộc tỷ lệ hấp thu 100%, trứng rán chín tới 98,5%, trứng rán già 81%, trứng ốp 85%, trứng chưng 87,5%. Do đó, bạn nên ăn trứng luộc chín tới để bảo đảm các chất dinh dưỡng như protein, lipid, khoáng chất, các vitamin… ít bị mất đi.
Ngoài ra, trong lòng trắng trứng sống còn có một chất gây cản trở cơ thể hấp thu biotin (vitamin H). Đây là một dưỡng chất không thể thiếu được trong quá trình sử dụng protein và đường – bột, cần thiết cho sự phát triển bình thường của cơ thể.
Luộc trứng quá lâu
Luộc trứng là cách tốt nhất hấp thụ nhiều chất dinh dưỡng. Song, trứng chỉ cần luộc chín tới và không quá lâu dễ làm protein bị biến chất, ảnh hưởng tới sức khỏe.
Trứng gà rán hoặc ốp dùng thì nên để lửa nhỏ, thời gian lâu một chút cho lòng đỏ vừa chín là tốt. Lửa to dễ khiến bên ngoài cháy, bên trong chưa chín. Lúc đó, lòng trắng trứng bị cháy sẽ khó hấp thu, lại tiêu hủy các vitamin tan trong nước như vitamin B1, B2.
Cách luộc trứng đúng là cho trứng cùng với nước lã vào nồi rồi đun sôi dần. Khi nước sôi, vặn nhỏ lửa đun khoảng 2 phút rồi tắt bếp ngâm trứng khoảng 5 phút. Thời gian lý tưởng để trứng chín hoàn toàn từ 10-12 phút. Như vậy, trứng vừa chín tới, lòng đỏ không bị chín kỹ quá, dễ hấp thu. Lúc luộc trứng, có thể cho thêm một ít muối để giữ cho trứng không bị vỡ.
Chỉ ăn lòng đỏ
Nhiều người thắc mắc ăn lòng đỏ hay lòng trắng trứng sẽ bổ dưỡng hơn. Theo chuyên gia, hàm lượng protein có trong lòng đỏ nhiều hơn trong lòng trắng trứng gà một chút. Tuy nhiên, trong một quả trứng, tỷ lệ lòng trắng lại nhiều hơn lòng đỏ nên nhìn chung lượng protein bằng nhau.
Điều khác biệt là trong lòng đỏ chứa một lượng lớn khoáng chất như phốt pho, sắt, canxi, vitamin như A, D, E, K và vitamin B, trong khi lòng trắng hầu như không có các chất này. Tuy nhiên, lòng trắng trứng phù hợp với người bệnh về tim mạch vì không chứa cholesterol như lòng đỏ.
Hâm lại trứng
Hâm lại trứng chín khiến trứng vừa bị mất protein vừa trở nên độc hại và gây ra các vấn đề tiêu hóa nếu được hâm lại. Đặc biệt bạn không nên hâm nóng trứng luộc và trứng ốp lết.
Chiên ở nhiệt độ cao cũng khiến các vitamin trong trứng mất đi. Chỉ nên chiên trứng để lửa nhỏ và rán đủ lâu để lòng đỏ chín tới.
Trên đây là những thông tin chi tiết về 1 quả trứng gà bao nhiêu calo và nên ăn trứng gà bao nhiêu quả/tuần. Mong rằng thông tin hữu ích đến cho các bạn. Chúc bạn luôn khỏe mạnh!